Note.48✤Book.77✤6/2021: Sự Minh Định Của Địa Lý - Robert D. Kaplan.
(2021) Đọc quyển Sự minh định của Địa lý - The Revenge of Geography: What the Map Tells Us About Coming Conflicts and the Battle...
(2021) Đọc quyển Sự minh định của Địa lý - The Revenge of Geography: What the Map Tells Us About Coming Conflicts and the Battle Against Fate" 🕮 Tổng số sách đã đọc được: 77 quyển
Geopolitik - Thế giới “là sản phẩm chung của các lực lượng gắn liền với bản chất con người.” Và, bản chất con người, như Thucydides đã nêu, có động cơ thúc đẩy là sự sợ hãi (phobos), lợi ích riêng (kerdos), và danh dự (doxa). “Để cải thiện thế giới”, “người ta phải hành động cùng với các lực lượng ấy, chứ không đối lập lại chúng.” Địa lý, là cây cầu bắc qua khoảng trống giữa nghệ thuật và khoa học, kết nối các nghiên cứu lịch sử và văn hóa với những yếu tố môi trường. Bởi vì bản đồ là một lời quở trách đối với chính những khái niệm về bình đẳng và tính thống nhất của nhân loại, vì chúng nhắc nhở người ta về tất cả những môi trường khác nhau của Trái Đất, những thứ khiến cho người ta bị bất bình đẳng sâu sắc, bị chia rẽ và bất hòa theo nhiều cách,
“Thiên nhiên áp đặt; con người sắp đặt”, nhà địa lý người Anh W. Gordon East
Địa lý là yếu tố cơ bản nhất trong chính sách đối ngoại của các quốc gia, bởi vì nó là cố định nhất. nước Nga, cho đến tận ngày nay, là một cường quốc lục địa không an toàn, nằm trải rộng ra tứ phía, là nạn nhân của những cuộc xâm lăng từ thời trước cả những cuộc xâm nhập của các bộ lạc du mục Mông Cổ trong thế kỷ XIII, duy chỉ có thời gian, khoảng cách và thời tiết là những ưu thế địa chính trị vốn có của mình, vẫn luôn thèm khát có nhiều lối vươn ra biển hơn. Và bởi vì không tồn tại một trở ngại địa lý nào đáng kể giữa châu Âu và Ural, nên Đông Âu, bất chấp sự sụp đổ Bức tường Berlin, vẫn đang chịu sự đe dọa từ phía nước Nga, như nó đã từng phải chịu suốt hàng thế kỷ.
Trên thực tế, vị trí địa lý là lời mở đầu cho chính việc phân tích lần theo những sự kiện của con người. Không phải ngẫu nhiên mà nền văn minh châu Âu có cội nguồn cơ bản từ vùng đảo Crete và các đảo Cyclade của Hy Lạp, đó là vì đảo Crete là “một mảng châu Âu trôi dạt” cổ xưa nằm gần nhất với nền văn minh Ai Cập, còn các đảo Cyclade thì nằm sát với vùng Tiểu Á. Cả hai, nhờ có địa thế biển đảo, đã được bảo vệ suốt hàng thế kỷ trước sự tàn phá của những đội quân xâm lược, và nhờ thế phát triển thịnh vượng. Địa lý chính là những bằng chứng nói về các vấn đề quốc tế, có ý nghĩa cơ bản đến mức chúng ta chấp nhận như là lẽ đương nhiên.
Còn có điều gì căn bản hơn trong lịch sử châu Âu so với sự khác biệt về vị trí địa lý giữa nước Đức và nước Anh, nghĩa là một nước biển đảo, còn nước kia là một cường quốc lục địa? Nước Đức với cả hai mặt đông và tây đều không có những dãy núi che chở, một tình trạng dẫn đến những thái độ ít nhiều bệnh hoạn của nó, từ chủnghĩa quân phiệt đến chủ nghĩa hòa bình hiện nay, nghĩa là một cách đối phó với vị trí nguy hiểm của nó. Về phần mình, nước Anh được bảo vệ bởi những đường biên giới biển, với định hướng vươn ra đại dương, và nhờ vậy đã có thể phát triển một hệ thống dân chủ sớm hơn nhiều so với các nước láng giềng và gây dựng mối quan hệ xuyên Đại Tây Dương đặc biệt với Hoa Kỳ, quốc gia sử dụng cùng ngôn ngữ. Alexander Hamilton cho rằng nếu nước Anh không phải là một hòn đảo, thì cơ sở quân sự của nó cũng đã có thể có tính năng tấn công như những cơ sở tương ứng của châu Âu lục địa, và nước Anh đã “hoàn toàn có thể” trở thành “một nạn nhân của sự chuyên quyền của một con người duy nhất”. Và thêm nữa, nước Anh là một hòn đảo nằm gần lục địa châu Âu, nên luôn phải chịu nguy cơ xâm lấn trong phần lớn chiều dài lịch sử của mình, khiến nó trở thành một quốc gia cảnh giác, liên tục phải quan tâm đến những sự cố chính trị của nước Pháp và các quốc gia Vùng Đất Thấp tây bắc châu Âu [Bỉ và Hà Lan] trên bờ đối diện eo biển Manche và Biển Bắc
Tại sao Trung Quốc rốt cuộc lại quan trọng hơn Brazil? Là bởi vị trí địa lý: thậm chí giả như có cùng mức độ tăng trưởng kinh tế như Trung Quốc và cùng cỡ về dân số, Brazil không bao quát những tuyến giao thông chủ chốt trên biển nối các đại dương và các châu lục như Trung Quốc; Brazil cũng không nằm chủ yếu ở ôn đới như Trung Quốc, với một khí hậu ít bệnh tật hơn và có tác dụng tiếp sinh lực hơn. Trung Quốc quay mặt ra tây Thái Bình Dương và ăn sâu trên đất liền tới tận vùng Trung Á giàu có về dầu mỏ và khí tự nhiên. Brazil tạo ra ít lợi thế so sánh hơn. Nó nằm cô lập ở Nam Mỹ, về mặt địa lý bị đẩy xa khỏi những khối lục địa khác, cũng như xa những cường quốc lớn khác.
Tại sao châu Phi lại quá nghèo? Mặc dù châu Phi là lục địa lớn thứ hai, với diện tích gấp năm lần so với châu Âu, bờ biển của nó về phía nam sa mạc Sahara dài hơn 1/4 chiều dài châu lục một chút. Hơn nữa, bờ biển này rất hiếm những cảng tự nhiên tốt, ngoại trừ các hải cảng ở Đông Phi dùng cho những giao dịch thương mại sôi nổi với Arab Saudi và Ấn Độ. Rất ít dòng sông trong số những con sông nhiệt đới châu Phi có thể dùng cho giao thông thủy hướng từ biển vào, vì chúng tạo ra những bậc chênh cao đột ngột dạng thác và ghềnh từ cao nguyên dạng mặt bàn xuống đồng bằng duyên hải, khiến cho phần nội địa châu Phi bị cô lập một cách đặc biệt với vùng duyên hải. Mặt khác, sa mạc Sahara trong suốt nhiều thế kỷ đã gây cản trở cho sự tiếp xúc của con người từ phía Bắc xuống, khiến cho châu Phi ít được tiếp xúc với các nền văn minh Địa Trung Hải tuyệt vời thời cổ đại và cả sau đó nữa. Cuối cùng, lượng mưa lớn và nhiệt độ cao đã tạo ra những khu rừng rậm rộng lớn ở cả hai phía đường xích đạo, từ Vịnh Guinea đến lưu vực sông Congo. Những khu rừng này không thân thiện với nền văn minh, cũng không có lợi cho những đường biên giới tự nhiên, và do đó, các đường biên giới được dựng lên bởi chính quyền thực dân tới từ châu Âu đương nhiên là gượng gạo, nhân tạo. Thế giới tự nhiên đã cho châu Phi nhiều thứ để lao động theo cách ngược dòng trên con đường của nó đi tới hiện đại.
Hãy điểm qua danh sách những nền kinh tế yếu kém nhất thế giới và chú ý rằng tỷ lệ cao thuộc về những đất nước bị đất liền bao bọc. Hãy để ý là các quốc gia nhiệt đới (nằm giữa các vĩ tuyến 23,45 vĩ độ Bắc và Nam) nói chung là nghèo, trong khi hầu hết nhữngnước có thu nhập cao đều nằm ở các vĩ độ trung bình và cao. Chú ý là lục địa Á-Âu trong dải ôn đới định hướng theo chiều đông-tây sung túc hơn hẳn so với châu Phi cận Sahara định hướng theo chiều bắc-nam, bởi vì việc phổ biến công nghệ diễn ra tốt hơn nhiều trên cùng vĩ độ, nơi điều kiện khí hậu tương tự nhau, do đó cho phép lan truyền nhanh chóng những đổi mới trong việc chăm sóc cây trồng, thuần dưỡng động vật. Không phải ngẫu nhiên mà các khu vực nghèo nhất thế giới có xu hướng hiện diện tại những nơi mà điều kiện địa lý nhờ tính thích hợp của thổ nhưỡng có thể chấp nhận được mật độ dân số cao, chứ không phải là vào sự tăng trưởng kinh tế nhờ khoảng cách thuận lợi tới các hải cảng và các đầu mối đường sắt. Vùng trung tâm Ấn Độ và vùng nội địa châu Phi là những ví dụ tuyệt vời thể hiện điều này.
Trong một bản tổng kết gây ấn tượng nhất về Quyết định luận địa lý, nhà Địa lý học cận đại Paul Wheatley đã đưa ra nhận xét rằng “ở độ cao lớn hơn 500 m, người ta không còn nghe thấy ai nói bằng tiếng Phạn nữa”, nghĩa là văn hóa Ấn Độ từng là một hiện tượng đặc sắc chỉ gắn liền với các miền đồng bằng. !!????
Nhà sử học John Keegan giải thích rằng nước Mỹ và nước Anh đã có thể bênh vực cho tự do chỉ vì họ được những đường biên giới biển bảo vệ khỏi “những kẻ thù của tự do từ phía đất liền.” Chủ nghĩa quân phiệt và chủ nghĩa thực dụng của lục địa châu Âu suốt nửa đầu thế kỷ XX, một châu Âu mà người Mỹ luôn cảm thấy mình vượt trội hơn, là kết quả của một hoàn cảnh địa lý, chứ không phải là vì tính cách bẩm sinh. Các quốc gia và các đế chế cạnh tranh nằm liền kề nhau ở một châu lục quá đông người. Các quốc gia châu Âu không bao giờ có thể rút lui qua một đại dương trong trường hợp xảy ra một tính toán sai lầm về quân sự. Do vậy, chính sách đối ngoại của họ sẽ mãi không thể dựa trên một nền luân lý phổ quát, mà họ vẫn sẽ tự vũ trang ở mức cao để chống lại nhau cho đến khi cùng chịu sự thống trị của thế lực bá quyền Hoa Kỳ sau Thế chiến II. Không phải chỉ có hai đại dương là thứ đã cho người Mỹ sự sang trọng của chủ nghĩa Lý tưởng của họ, mà còn vì chính hai đại dương này đã cho nước Mỹ con đường đến trực tiếp với hai tuyến huyết mạch chính của nền chính trị và thương mại thế giới: châu Âu qua Đại Tây Dương và Đông Á qua Thái Bình Dương, cùng với những nguồn tài nguyên giàu có của đại lục châu Mỹ nằm giữa chúng. Và thêm nữa, cũng chính những đại dương này, bằng việc tách biệt châu Mỹ với những châu lục khác tới hàng ngàn dặm, đã tạo cho nước Mỹ một khuynh hướng tai hại của chủ nghĩa biệt lập tồn tại dai dẳng cho đến ngày nay.
Bắc cực, tỏ ra không thân thiện đến mức chúng có thể dẫn đến sự sụp đổ của nền văn minh bản địa, hay ít ra cũng làm cho một nền văn minh ngưng phát triển. ví dụ, khả năng của những người Eskimo thực sự sinh sống được trên băng trong mùa đông và săn hải cẩu. Nhưng khả năng sống sót kỳ diệu này cũng không bao giờ dẫn đến một trình độ làm chủ môi trường đủ để phát triển một nền văn minh đầy đủ.
Tiền và quyền lực hội tụ trong tay của các thương nhân tại các điểm “giao cắt” của những tuyến đường thương mại dài chạy qua Trung Đông, đặc biệt là tại những trục đô thị lớn chạy men theo và gần với luồng giao thông hàng hải của Biển Đỏ, biển Arab và vịnh Ba Tư, giúp cho các thương gia Arab có khả năng tiếp cận đặc biệt với dòng chảy thương mại rất to lớn của Ấn Độ Dương. Và bởi vì đây là một thế giới của thương mại và của những hợp đồng, nên hành vi đạo đức và “sự công minh” có ý nghĩa tuyệt đối quan trọng đối với một đời sống kinh tế ổn định. Vì vậy, khi cả hai đế quốc Byzantine và Sassanid suy yếu ở Anatolia và Ba Tư, Arabia và vùng Lưỡi liềm Phì nhiêu đã đủ độ chín để tiếp nhận một tôn giáo như Hồi giáo, một tôn giáo coi trọng đạo đức và sự công minh hơn là sự tiếp nối nhau của những mùa vụ nông nghiệp, như đã từng thấy trong những hệ thống tín ngưỡng Sassanid cổ xưa. Như vậy, Hồi giáo nổi lên vừa như một tín ngưỡng của những thương gia, vừa như một tín ngưỡng của sa mạc.
Trung tâm thương mại quan trọng nhất ở miền Tây và miền Trung Arabia khi đó là Mecca ở Hejaz, một khu vực nằm gần Biển Đỏ. Nơi đó là giao điểm của hai tuyến đường chính. Một trong số đó chạy theo hướng bắc-nam, với Mecca là trung điểm, kết nối Yemen và các cảng Ấn Độ Dương với Syria và Địa Trung Hải. Tuyến đường kia có hướng đông-tây, nối vùng Sừng châu Phi trên bờ biển gần đó, bên đối diện của Biển Đỏ hướng đến Lưỡng Hà và Iran trên vịnh Ba Tư. Mecca có vị trí khá xa trung tâm quyền lực Sassanid nằm ở Iran ngày nay, đủ xa để được độc lập với nó, và điều đó cho phép Mecca đặt mình vào tầm ảnh hưởng của các dòng triết học và của các tôn giáo đô thị tinh tế tới từ Iran, Iraq và Tiểu Á - Bái hỏa giáo, đạo Mani, văn hóa Hy lạp cổ đại, đạo Đo Thái. Mặc dù Mecca không có ốc đảo lớn, nó cũng đã có đủ nước cho lạc đà, và người ta có được một nơi dừng chân ưa thích. Nó được những ngọn đồi bảo vệ khỏi bọn cướp biển từ Biển Đỏ, và sở hữu một ngôi đền, tức là Kaaba, nơi những kỷ vật thiêng liêng của các thị tộc trong khu vực được gom về, và là đối tượng để khách hành hương đến từ khắp nơi tiếp cận. Đây là một bối cảnh mang tính địa lý rõ rệt, bối cảnh đã làm xuất hiện nhà Tiên tri Muhammad, một thương gia địa phương đáng kính, một nhà buôn mà ở tuổi ngoài 30 đã rất trăn trở về việc xác định xem thế nào là một cuộc sống đúng đắn và trong sạch. Mecca không phải là một trại tập trung đông người lộn xộn giữa sa mạc hẻo lánh, mà là một cực sống động và náo nhiệt, một trung tâm mang tính chủ nghĩa thế giới.
Chiến lược theo định nghĩa của Napoleon là nghệ thuật sử dụng thời gian và không gian theo cách thức ngoại giao và quân sự. Địa chính trị là việc nghiên cứu môi trường bên ngoài mà mọi quốc gia phải đối mặt trong khi xác định chiến lược của riêng mình: môi trường ấy chính là sự hiện diện của những quốc gia khác cũng đang tranh đấu cho sự sống còn và lợi thế của mình. Tóm lại, địa chính trị là sự ảnh hưởng của hoàn cảnh địa lý tới những cuộc đấu tranh của loài người. Như Napoleon đã nói, biết được địa lý của một quốc gia, người ta sẽ biết được tất cả về chính sách đối ngoại của nó.
Khi hành quân đi bộ đã được thay thế bởi chuyển quân bằng xe và ô tô, rồi khi sau này chúng lại nhường chỗ cho đường sắt, thì quy mô về khoảng cách đã được tăng lên, hoặc, nếu bạn muốn, quy mô thời gian giảm xuống: song, các nguyên tắc then chốt ra quyết định về những địa điểm mà quân đội cần tập trung, hướng đi mà nó phải di chuyển, bộ phận trong vị trí địch mà nó phải đánh, việc bảo vệ thông tin liên lạc… chưa từng thay đổi. ➜ Kiểm tra lại các học thuyết về quân sự?!!!
“nếu một quốc gia không có đoạn biên giới đất liền nào để bảo vệ, cũng không có chút ý định về mở rộng lãnh thổ, nó có thể thoải mái tập trung vào việc đảm bảo an ninh cho các vùng biển của mình, một điều đem lại cho nó lợi thế đáng kể.”???
Quân đội từng là một công cụ thuyết phục quần chúng, một trường học khổng lồ với một chương trình giảng dạy lõi về chủ quyền quốc gia.” Trên thực tế, những người lính thường giúp thu hoạch mùa màng nhiều hơn là sử dụng kỹ năng chiến trường của mình.
Sách
/sach
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất