Note.43✤Book.63✤6/2021: Richard Branson
(2021) Đọc 4 quyển sách Richard Branson - Virgin Group 🕮 Tổng số sách đã đọc được: 63 quyển 🕮 ✤1/ Phong Cách Virgin ✤✤2/ Tự Truyện...
(2021) Đọc 4 quyển sách Richard Branson - Virgin Group 🕮 Tổng số sách đã đọc được: 63 quyển 🕮
✤1/ Phong Cách Virgin✤✤2/ Tự Truyện Richard Branson: Đường Ra Biển Lớn✤✤✤3/ Mặc Kệ Nó, Làm Tới Đi!✤✤✤✤4/ Like A Virgin - Kinh Doanh Như Một Cuộc Chơi
Bố mẹ khuyến khích tôi luôn nhìn vào mặt tốt của mọi người chứ không suy đoán những điều tệ nhất rồi cố bới lông tìm vết. Nếu nghe thấy tôi xì xào bêu riếu người khác, bố mẹ sẽ bắt tôi đi ra tự nhìn vào gương trong vòng năm phút, ý của bố mẹ là tôi nên tự nhìn xem một hành vi như thế phản chiếu lên tôi xấu xí như thế nào. Tôi còn được dạy rằng những cơn cáu kỉnh hay mọi hình thức bộc phát tức giận hoặc dữ dằn cũng không nhằm bất cứ mục đích hữu ích nào, nếu không muốn nói là chỉ gây bất lợi cho ta. Đó là một bài học nằm lòng với tôi, và tới tận hôm nay, vẫn hay có người nói với tôi những câu kiểu “Tôi chẳng hiểu làm thế nào anh lại thoải mái nổi với cái hạng người đấy” hay “Nếu tôi mà là anh, chắc tôi đã tức điên vì cái cách cư xử vừa rồi của họ,” trong khi trên thực tế, tôi đang cố kìm nén cảm xúc của mình. ☛ Kiềm chế chỉ mang tính nhất thời..!!!!!!
Lãnh đạo tài giỏi không chỉ là những người đơn giản hóa, mà họ có khả năng đối thoại với toàn bộ thính giả bằng những từ ngữ ai cũng hiểu được. Bạn không thể lúc nào cũng lắng nghe nhân viên của mình, vì đôi khi họ buộc phải lắng nghe bạn. ☛ Tối giản hết mức có thể!!!!
Thật ra, tôi sẽ hoàn toàn thẳng thắn mà thừa nhận rằng mình chưa bao giờ hâm mộ những tuyên bố sứ mệnh doanh nghiệp, nhiều câu tôi thấy hiển nhiên, chả có gì phải bàn cãi, và chẳng có tí ti truyền cảm hứng. Ngoài một vài ngoại lệ rất hiếm hoi, các tuyên bố sứ mệnh này gần như không có chút liên hệ hay ảnh hưởng gì đến công ty hay các nhân viên, và trong nhiều trường hợp, thực ra còn trở thành trò cười không hơn. Suy cho cùng, nếu bạn làm việc cho công ty thiết bị XYZ nào đấy, có thật là bạn cần người ta bảo cho biết rằng “Sứ mệnh của công ty thiết bị XYZ là làm ra những thiết bị tốt nhất thế giới trong khi luôn luôn mang lại dịch vụ khách hàng tuyệt hảo”? Nói thật, nếu đấy là câu hay nhất mà công ty có thể nghĩ ra, thì tốt hơn hết họ cứ nên hoạt động mà không cần tuyên bố sự mệnh còn hơn! Thay vì khích lệ đội ngũ nhân viên, thì những câu tuyên ngôn đao to búa lớn ấy chỉ có thể khơi ra phản ứng kiểu “Sao họ lại phí thì giờ nghĩ ra những thứ thế này nhỉ?”
Thật ra, tôi sẽ hoàn toàn thẳng thắn mà thừa nhận rằng mình chưa bao giờ hâm mộ những tuyên bố sứ mệnh doanh nghiệp, nhiều câu tôi thấy hiển nhiên, chả có gì phải bàn cãi, và chẳng có tí ti truyền cảm hứng. Ngoài một vài ngoại lệ rất hiếm hoi, các tuyên bố sứ mệnh này gần như không có chút liên hệ hay ảnh hưởng gì đến công ty hay các nhân viên, và trong nhiều trường hợp, thực ra còn trở thành trò cười không hơn. Suy cho cùng, nếu bạn làm việc cho công ty thiết bị XYZ nào đấy, có thật là bạn cần người ta bảo cho biết rằng “Sứ mệnh của công ty thiết bị XYZ là làm ra những thiết bị tốt nhất thế giới trong khi luôn luôn mang lại dịch vụ khách hàng tuyệt hảo”? Nói thật, nếu đấy là câu hay nhất mà công ty có thể nghĩ ra, thì tốt hơn hết họ cứ nên hoạt động mà không cần tuyên bố sự mệnh còn hơn! Thay vì khích lệ đội ngũ nhân viên, thì những câu tuyên ngôn đao to búa lớn ấy chỉ có thể khơi ra phản ứng kiểu “Sao họ lại phí thì giờ nghĩ ra những thứ thế này nhỉ?”
Tôi không hề thích thú gì với những sơ đồ tổ chức doanh nghiệp in ấn rạch ròi. Bạn biết đấy, cái kiểu sơ đồ mà giám đốc điều hành hay chủ tịch ngự trong một cái ô nho nhỏ biệt lập đẹp đẽ trên hàng cao nhất, và rồi tỏa dần ra lần lượt từng hàng theo thứ tự ta coi là tầm quan trọng giảm dần. Bạn thực sự cảm thấy những sơ đồ bảng biểu kiểu đó là cần thiết, còn tôi lại ưa biểu đồ kiểu quỹ đạo hơn nhiều. Đó là kiểu biểu đồ mà giám đốc điều hành ngự ở vòng tròn chính giữa, và tất cả những nhân sự báo cáo trực tiếp lên anh ta nằm trong các vòng tròn nhỏ hơn xoay xung quanh giám đốc điều hành – gần như thể anh ta chính là trung tâm trong thái dương hệ nho nhỏ của riêng mình. Nghe hơi lạ nhưng bạn thử mà xem – ít nhất sẽ không ai càm ràm gì về thứ bậc trước sau của mình, vì họ đều nằm trên quỹ đạo cách đều Thần Mặt Trời ở trung tâm.
Những nhà lãnh đạo tài giỏi, mặc dù duy trì tính ổn định, nhưng họ vẫn phải có viễn kiến, óc sáng tạo, và dường như quan trọng nhất, là năng lực gây ảnh hưởng để những người khác đi theo và ủng hộ họ trong những thử thách nhằm đưa một tổ chức dấn thân vào những vùng lãnh thổ chưa có trên bản đồ và thường ẩn chứa nhiều rủi ro. Xét về bản chất, lãnh đạo giỏi chính là liều lĩnh tiến lên và tìm ra những con đường mới mẻ, nơi doanh nghiệp phát triển và thịnh vượng. Ngược lại, lãnh đạo kém có đặc trưng là tĩnh tại, thiên về duy trì thực trạng và, nếu có thành tựu, thì họ sẽ ngủ say trên vinh quang. Cách tiếp cận kiểu “cái gì yên ổn đừng khuấy động” này có thể là một mô hình kinh doanh khả thi chừng hai chục năm về trước, nhưng với tốc độ kinh doanh điên cuồng thời nay, thì đó không còn là một lựa chọn. Đứng im chính là thoái bộ – rất nhanh!
Những nhà lãnh đạo tài giỏi, mặc dù duy trì tính ổn định, nhưng họ vẫn phải có viễn kiến, óc sáng tạo, và dường như quan trọng nhất, là năng lực gây ảnh hưởng để những người khác đi theo và ủng hộ họ trong những thử thách nhằm đưa một tổ chức dấn thân vào những vùng lãnh thổ chưa có trên bản đồ và thường ẩn chứa nhiều rủi ro. Xét về bản chất, lãnh đạo giỏi chính là liều lĩnh tiến lên và tìm ra những con đường mới mẻ, nơi doanh nghiệp phát triển và thịnh vượng. Ngược lại, lãnh đạo kém có đặc trưng là tĩnh tại, thiên về duy trì thực trạng và, nếu có thành tựu, thì họ sẽ ngủ say trên vinh quang. Cách tiếp cận kiểu “cái gì yên ổn đừng khuấy động” này có thể là một mô hình kinh doanh khả thi chừng hai chục năm về trước, nhưng với tốc độ kinh doanh điên cuồng thời nay, thì đó không còn là một lựa chọn. Đứng im chính là thoái bộ – rất nhanh!
Một ví dụ kinh điển minh họa cho tình huống sai hỏng nghiêm trọng khi thiếu vắng sự lãnh đạo cấp tiến sáng suốt chính là những gì đã xảy ra với Kodak. Trong suốt hơn một thế kỷ, Kodak rõ ràng là từ đồng nghĩa với “nhiếp ảnh” trên khắp thế giới. Kodak đã sáng chế ra máy ảnh tự động hơn 100 năm về trước, và “Một Khoảnh khắc Kodak” (A Kodak Moment, nghĩa đen là: cơ hội chớp một tấm hình) trở thành một mục từ mới trong tiếng Anh. Hồi mới mười hai tuổi, tôi vẫn nhớ mình đã phấn khích đến thế nào vào dịp Giáng sinh khi nhận được chiếc máy ảnh đầu tiên trong đời. Đó chính là chiếc máy ảnh ngầu nhất thời bấy giờ, một chiếc Kodak Brownie Box Camera, tôi sướng đến phát điên luôn. Nhưng thời thế thay đổi, và Kodak đáng lẽ ra phải là người thống trị khi nhiếp ảnh số xuất đầu lộ diện, (năm 1975, Kodak đã phát triển một máy ảnh kỹ thuật số, là mẫu đầu tiên của thể loại này), nhưng sản phẩm mau chóng bị loại bỏ do lo ngại nó sẽ đe dọa mảng kinh doanh phim in ảnh hiện có của họ. Thay vì nắm bắt những cơ hội mà thành tựu công nghệ mới mẻ mang lại và khai thác những nguồn lực sẵn có để dẫn đầu thời cuộc, ban lãnh đạo cấp cao của Kodak đã vùi đầu vào cát. Cứ như thể họ tin chắc rằng, với vị thế đầu ngành của mình, nếu họ tảng lờ, thì nhiếp ảnh kỹ thuật số sẽ biến mất một cách thần diệu, nhưng cũng như Canute Đại Đế tưởng rằng mình có phép thần đảo ngược ngọn triều, Kodak cũng đã nhầm to. Cuối cùng, nhận ra sai lầm trong cách thức của mình, Kodak hạ cố thử sức tạo ra những sản phẩm kết hợp như “Photo CD”, thuộc vào khoảng giữa những mặt hàng máy ảnh cơ truyền thống và công nghệ số hóa, nhưng thỏa hiệp mấy khi mang lại hiệu quả đâu. Dù Kodak có cố sống cố chết bám lấy quá khứ cùng biên lợi nhuận khủng là 70% mà họ được hưởng từ mảng phim tráng ảnh truyền thống, nhưng những đấu thủ mới như Sony xuất hiện trong cuộc chơi máy ảnh đã mau chóng vượt mặt Kodak, và nói bóng bẩy, là “cướp miếng ăn” của Kodak. Giá cổ phiếu của Kodak sụt giảm 80% vào năm 2011 và họ phải đệ đơn bảo hộ phá sản. Phải đến tận tháng 9/2013, Kodak mới gượng dậy từ chỗ bảo hộ phá sản, thành một công ty được cắt giảm ghê gớm, và tôi cho rằng, đó là một công ty khôn ngoan hơn nhiều. Chuyện các công ty hình ảnh đình đám của kỷ-nguyên-máy-ảnh-cơ như Canon, Nikon và Leica đều đã chuyển hướng thành công sang kỹ thuật số hóa có vẻ chỉ nói lên rằng, lý do khả dĩ duy nhất cho tình trạng tuột dốc chóng vánh của Kodak chính là thất bại thảm thương ở khả năng lãnh đạo. Và, cũng như chuyện muôn đời vẫn vậy, các lãnh đạo mất quá nhiều thời gian chăm chú vào kính chiếu hậu hiếm khi sẵn sàng chỉnh tay lái cho chặng đường phía trước.
Một chuyện hoang đường khác về tinh thần lãnh đạo, ấy là những doanh nhân thành đạt có đủ năng lực để nắm bắt những ý tưởng và đi đến cùng khi những ý tưởng ấy trở thành hạt nhân của mảng kinh doanh mới mẻ. Bậc thầy quản lý Peter Drucker đã định nghĩa rất khéo về một doanh nhân, đó là: “Một người kiếm tìm thay đổi, phản xạ trước thay đổi,và khai thác những vận hội. Cách tân chính là một công cụ của doanh nhân, mà nhờ đó, một doanh nhân hiệu quả chuyển đổi từ một nguồn khởi phát thành một nguồn lực.”
Thế nhưng, điều mà con mắt doanh nhân có thể đóng góp cho một doanh nghiệp đang hoạt động, chính là tinh thần háo hức tìm tòi để nhận ra những khoảng trống có thể lấp đầy bằng những sản phẩm và dịch vụ mới mẻ, và, thường mở ra những cơ hội lập ra cả một mảng kinh doanh mới từ đó. Đồng thời, phong cách Virgin khi điều hành doanh nghiệp là tập trung vào duy trì và đẩy mạnh mức độ hiếu kỳ gần như là “trẻ con” ở mỗi thành viên, đảm bảo rằng họ không bao giờ chấp nhận thực trạng, mà luôn luôn tìm phương kiếm cách để cải thiện hơn nữa.
Có một lĩnh vực mà mọi lãnh đạo vĩ đại thời xưa và thời nay ứng xử vô cùng khác nhau, đó chính là mức độ tham gia của bản thân khi đối mặt với kẻ thù, hay theo cách nói lịch sự kiểu kinh doanh, thì là “đối thủ cạnh tranh”. Có người ưa bố trí “quân ta” canh chốt hoặc cầm trịch, trong khi những người khác (trong đó có cả tôi) thích nhất là lao thẳng ra tuyến đầu để sống mái thẳng thừng với quân địch. Vâng, chắc tôi đang hơi lạc đề chút, vì thế giới kinh doanh mà so với những hiểm nguy hiện hữu các anh hùng trong sách sử phải đối mặt thì e rằng hơi nhạt nhòa thật, nhưng chúng có rất nhiều điểm chung nếu xét về khía cạnh việc lãnh đạo từ tuyến đầu ảnh hưởng thế nào đến nhuệ khí toàn quân và cả thông điệp mà nó truyền tải đến đối phương
Một chuyện hoang đường khác về tinh thần lãnh đạo, ấy là những doanh nhân thành đạt có đủ năng lực để nắm bắt những ý tưởng và đi đến cùng khi những ý tưởng ấy trở thành hạt nhân của mảng kinh doanh mới mẻ. Bậc thầy quản lý Peter Drucker đã định nghĩa rất khéo về một doanh nhân, đó là: “Một người kiếm tìm thay đổi, phản xạ trước thay đổi,và khai thác những vận hội. Cách tân chính là một công cụ của doanh nhân, mà nhờ đó, một doanh nhân hiệu quả chuyển đổi từ một nguồn khởi phát thành một nguồn lực.”
Thế nhưng, điều mà con mắt doanh nhân có thể đóng góp cho một doanh nghiệp đang hoạt động, chính là tinh thần háo hức tìm tòi để nhận ra những khoảng trống có thể lấp đầy bằng những sản phẩm và dịch vụ mới mẻ, và, thường mở ra những cơ hội lập ra cả một mảng kinh doanh mới từ đó. Đồng thời, phong cách Virgin khi điều hành doanh nghiệp là tập trung vào duy trì và đẩy mạnh mức độ hiếu kỳ gần như là “trẻ con” ở mỗi thành viên, đảm bảo rằng họ không bao giờ chấp nhận thực trạng, mà luôn luôn tìm phương kiếm cách để cải thiện hơn nữa.
Có một lĩnh vực mà mọi lãnh đạo vĩ đại thời xưa và thời nay ứng xử vô cùng khác nhau, đó chính là mức độ tham gia của bản thân khi đối mặt với kẻ thù, hay theo cách nói lịch sự kiểu kinh doanh, thì là “đối thủ cạnh tranh”. Có người ưa bố trí “quân ta” canh chốt hoặc cầm trịch, trong khi những người khác (trong đó có cả tôi) thích nhất là lao thẳng ra tuyến đầu để sống mái thẳng thừng với quân địch. Vâng, chắc tôi đang hơi lạc đề chút, vì thế giới kinh doanh mà so với những hiểm nguy hiện hữu các anh hùng trong sách sử phải đối mặt thì e rằng hơi nhạt nhòa thật, nhưng chúng có rất nhiều điểm chung nếu xét về khía cạnh việc lãnh đạo từ tuyến đầu ảnh hưởng thế nào đến nhuệ khí toàn quân và cả thông điệp mà nó truyền tải đến đối phương
“Đừng dẫn cừu mà hãy chăn mèo.” Chăn cừu thì dễ, nhưng đi phía trước mà lùa chúng theo thì rất khó. Trong khi đó, loài mèo lại rất độc lập và thông minh, và đó chính là kiểu người chúng tôi muốn nhận vào làm ở
Virgin.
Virgin.
Tôi cũng sẽ không để những thứ luật ngu ngốc đó cản trở mình. Tôi sẽ tìm cách lách luật
Tôi tin tưởng vào việc khai thác và sử dụng kiến thức cũng như kinh nghiệm của người khác
Tôi luôn tìm kiếm một điều gì đó khác biệt ở những người như Shawn. Tất cả những người làm việc ở Virgin đều đặc biệt. Họ không phải là những con cừu. Họ biết nghĩ cho bản thân. Họ có các ý tưởng hay và tôi luôn lắng nghe. Tuyển dụng những nhân viên thông minh để làm gì nếu không dùng đến tài năng của họ?
Kinh nghiệm bất bại của Richard Branson, người điều hành hơn 400 công ty trên thế giới: Mặc kệ hết, làm tới đi!
“Mặc kệ nó, làm tới đi”, với Richard Branson mà nói, bất kể bạn có muốn trở thành người ra sao, bất kể bạn có muốn làm gì, tới cuối cùng, bạn đều sẽ có thể làm được. Với Branson, chỉ cần dám bước một bước đầu tiên, là bạn đã có thể làm được mọi thứ rồi.kenh14.vn
“Mặc kệ nó, làm tới đi”, với Richard Branson mà nói, bất kể bạn có muốn trở thành người ra sao, bất kể bạn có muốn làm gì, tới cuối cùng, bạn đều sẽ có thể làm được. Với Branson, chỉ cần dám bước một bước đầu tiên, là bạn đã có thể làm được mọi thứ rồi.kenh14.vn
Đây là cách Elon Musk, Richard Branson sử dụng 24 giờ để làm ra hàng tỷ đô la, còn chúng ta thì không
Rất ít người có khả năng làm việc hiệu suất cao như Elon Musk. Ông chủ của SpaceX và Tesla thường làm việc 85 - 100 giờ mỗi tuần, trong đó 80% thời gian ông làm công việc kỹ thuật và thiết kế.genk.vn
Rất ít người có khả năng làm việc hiệu suất cao như Elon Musk. Ông chủ của SpaceX và Tesla thường làm việc 85 - 100 giờ mỗi tuần, trong đó 80% thời gian ông làm công việc kỹ thuật và thiết kế.genk.vn
Sách
/sach
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất