Jean-Baptiste Tavernier

Trích trong cuốn Muôn kiếp nhân sinh 1 - Nguyên Phong
signet-ring | British Museum
"Đây là loại nhẫn của các Pharaoh Ai Cập, ngày xưa được coi như là vương ấn của triều đình. Tuy bên ngoài nhẫn giống nhau nhưng mỗi Pharaoh lại cho khắc những dòng chữ trên đó tùy theo ý nguyện của họ. Nếu không phải là thợ có chuyên môn sâu thì không mấy ai biết được điều này. Đó là chiếc nhẫn của một Pharaoh thuộc vào thời đại cuối của triều đại các vua chúa Ai Cập, trước khi Ai Cập bị người Assyria xâm lăng vào khoảng hơn sáu trăm năm mươi năm trước Công nguyên. Chiếc nhẫn đó khắc dòng chữ “Xin thần Thái Dương Amun Ra che chở cho tôi”. Phía trong có hình chim ưng Horus, tượng trưng cho công lý. Chiếc nhẫn đó có khảm một viên hồng ngọc. Hồng ngọc tượng trưng cho đức tin, do đó tôi nghĩ vị Pharaoh này phải là người có đức tin tôn giáo mãnh liệt. Mỗi khi lên ngôi, các Pharaoh đều cho giáo sĩ làm nghi thức đặc biệt truyền bùa chú vào đồ trang sức để bảo vệ cho họ. Hiện nay, chiếc nhẫn này được trưng bày trong viện bảo tàng ở Luân Đôn nên không có điều gì nguy hiểm." Tôi ngạc nhiên hỏi: - Tại sao lại nguy hiểm?
Signet Ring with Tutankhamun's Throne Name
Ông lão trả lời: - "Khi Pharaoh qua đời, các vật dụng, trang sức được chôn theo họ. Vì thế các lăng tẩm này thường bị các tay trộm đến đào, khai quật để lấy đồ quý. Nhiều người sưu tầm đồ cổ mua những thứ này mà không biết đến mối nguy hiểm của chúng. Hầu hết các đồ vật chôn theo vua chúa đều được yểm bùa để bảo vệ, hay những xác ướp đã được các giáo sĩ giam giữ một số sinh vật cõi âm vào để giữ mồ....
Scarab ring of Sithathoryunet
..Do đó, người mua đồ cổ thường bị hại bởi các động lực, năng lượng vô hình này. Nếu họ không chết thì cũng tán gia bại sản và con cháu họ cũng khó sống yên ổn. Dĩ nhiên, ngày nay không ai tin vào những chuyện như thế. Một số người cho rằng đó chỉ là những chuyện hoang đường nhằm mục đích dọa nạt mọi người, không cho họ bén mảng đến những nơi chôn cất đó thôi. Tuy nhiên, chắc ông cũng biết đã có nhiều nhà khảo cổ chết bất đắc kỳ tử. Một số triệu phú thích sưu tầm đồ cổ của vua chúa thời xưa cũng gặp phải các tai nạn thương tâm bất ngờ."
Pharaoh Tutankhamun
Ông lão Do Thái thấy vẻ mặt nghi ngờ của tôi nên nói tiếp: - Chắc ông cũng biết về ngôi mộ của Pharaoh Tutankhamun hay “King Tut”. Đây là ngôi mộ tồn tại trong suốt mấy ngàn năm, còn nguyên vẹn, không bị trộm. Năm 1923, nhà khảo cổ Howard Carter và Lord Carnarvon đã tìm ra ngôi mộ này. Sau khi đào mồ, Lord Carnarvon đã chết bất đắc kỳ tử vì một lý do hết sức mơ hồ. Người phụ tá của ông trong việc đào mồ, George Gould cũng chết vì tai nạn vài ngày sau đó. Trong số bốn mươi người hiện diện lúc khai quật mộ “King Tut”, hai mươi lăm người cũng chết trong vòng ba tháng. Nhiều người cho rằng ngôi mộ có rải thuốcđộc nhưng cho đến nay không ai tìm được bằng chứng nào cho thấy có độc trong ngôi mộ.

Tôi bật cười: - Phải chăng đó chỉ là tin đồn được báo chí phóng đại lên mà thôi. Người thợ kim hoàn lắc đầu: - Chúng tôi làm nghề này đã lâu nên biết rõ mọi việc hơn người khác. Đối với chúng tôi, các cổ vật, trang sức lấy được trong mồ mả, nơi thờ phượng là điều cấm kỵ, không ai dám đụng vào. Thấy tôi vẫn lắc đầu có vẻ không tin, ông lão nói tiếp:
- Một trong những món trang sức nổi tiếng là viên kim cương “Hy vọng” ( Hope ) màu xanh được lưu giữ trong viện bảo tàng Smithsonian tại Washington D.C. Nó có xuất xứ từ viên kim cương rất lớn được gắn vào trán của một vị thần trong một ngôi đền cổ tại Ấn Độ. Trong thời nội chiến giữa các tiểu vương, một vị chỉ huy nhóm loạn quân đã gỡ viên kim cương đó xuống để bán. Chỉ vài hôm sau, ông này chết bất ngờ, rồi viên kim cương đó được bí mật mang về châu Âu bởi một lái buôn trang sức người Pháp tên Jean Tavernier.
Marie Antoinette
Theo tài liệu, Tavernier bán viên kim cương này cho triều đình Pháp để gắn lên vương miện của vua Louis 14 và được gọi là viên ngọc xanh của nước Pháp (Le Bleu de France) . Sau khi bán viên kim cương này được ít lâu, Tavernier hộc máu chết trong xưởng làm trang sức của ông ta tại Paris. Sau khi đội vương miện trong lễ đăng quang, vua Louis 14 cũng bị bệnh, da thịt ung thối và chết vì nhiễm độc. Không những thế, những đứa con của ông vua này cũng chết thê thảm. Người chết đuối, kẻ chết cháy, kẻ chết vì ngã ngựa lúc đi săn, chỉ có một người duy nhất sống sót. Vương miện được truyền qua tay vua Louis 16. Ông này cho tháo viên kim cương đó ra để làm vòng đeo cổ cho nữ hoàng Marie Antoinette. Chắc ông cũng biết chỉ vài năm sau, cả hai đều chết thê thảm trên máy chém trong cuộc Cách mạng Pháp 1792. Tài sản triều đình được phân chia cho những người lãnh đạo cuộc cách mạng. 
Theo tài liệu của các thợ kim hoàn thời đó thì viên kim cương được mang qua Anh và lọt vào tay một thợ kim hoàn nổi tiếng là Wilhelm Fals. Tài liệu ghi rõ ông này cắt nó ra thành bốn viên kim cương nhỏ hơn để cho dễ bán vì mấy ai có khả năng mua được một viên kim cương nặng hàng trăm carat như thế. Ít lâu sau, Wilhelm Fals bị chính con trai mình giết để cướp gia tài. Cậu con bị kết án và cũng chết trong nhà ngục. Chuyện gì đã xảy ra cho bốn viên kim cương này không thấy ai lưu truyền nhắc đến trong suốt một thời gian dài.
heart of the ocean
Theo tài liệu của các thợ kim hoàn thì chàng triệu phú Hoa Kỳ trẻ Somerset đã mua được một viên - gọi là viên kim cương "Hope" , có nghĩa là hy vọng (nhưng hậu quả cho những ai sở hữu đều trái ngược, rất bi đát) để làm quà tặng cho người vợ chưa cưới - lúc đó viên kim cương quý tộc lung linh này được mệnh danh là "Trái tim của Đại dương" . Hai vợ chồng hưởng tuần trăng mật sóng gió trên chiếc tàu định mệnh Titanic. Chắc ông cũng biết chuyện gì đã xảy ra cho chiếc tàu Titanic rồi.
Alexandra Feodorovna
Viên thứ hai rơi vào tay Nga Hoàng Nicholas và được chế tác thành vòng ngọc đeo trên cổ hoàng hậu Alexandria. Rồi chuyện gì xảy ra cho gia đình Nga Hoàng trong cuộc Cách mạng Bolshevik 1917 chắc ông cũng biết. Hiện nay chuỗi ngọc đó lọt vào tay ai thì tôi cũng không rõ. 
Viên thứ ba rơi vào tay triệu phú Hy Lạp Simon Maoncharides. Chỉ ít lâu sau khi mua viên kim cương, ông này lái xe rơi xuống vực chết thê thảm. Hiện nay không ai biết viên kim cương này thuộc về ai? Có người nói rằng nó lọt vào tay triệu phú Onassis và được tặng cho bà Jacqueline Kennedy trong hôn lễ. Nếu viên kim cương này được lưu giữ trong gia đình Kennedy thì thật là bất hạnh. Chuyện gì xảy ra cho gia đình này chắc ông cũng biết. Tuy nhiên, đây chỉ là tin đồn, chứ không ai biết rõ sự thật.
Evalyn walsh mclean
Viên thứ tư, lớn nhất và đẹp nhất được bán tại Thụy Sĩ, nhưng giá trị của nó quá lớn nên không ai mua nổi. Nhiều năm sau, Evalyn McLean, con gái triệu phú McLean, sau khi được hưởng gia tài của cha để lại, đã dùng trọn số tiền đó để mua viên kim cương này. Cô thường đeo trong các buổi dạ hội của giới điện ảnh, được báo chí khen là người có món nữ trang đẹp nhất. Ít lâu sau, cô này cũng chết một cách rất lạ lùng mờ ám khi còn rất trẻ.Vì sống trụy lạc tiêu pha phung phí nên Evalyn nợ nần rất nhiều. Để trang trải, viên kim cương lọt vào tay chủ ngân hàng Thomas Hope
Từ khi sở hữu viên kim cương, gia đình ông này gặp rất nhiều rắc rối, vợ chồng ly dị, con cái bất hòa, tranh chấp kiện tụng để giành tài sản, tạo ra rất nhiều tai tiếng trên báo chí. Từ đó, viên kim cương này được biết đến như là một tai ương cho những ai sở hữu nó. Cuối cùng, gia đình tỷ phú Hope cũng phải khánh kiệt tài sản. Người cháu của ông Hope bèn đem tặng viên kim cương này cho viện bảo tàng Smithsonian để triển lãm vì không có bất kỳ một ai dám giữ hay sở hữu nó nữa.
The history of the Hope Diamond
Hope Diamond
Ông lão Do Thái hãnh diện nói: - Công trình làm ra những món trang sức có giá trị lớn đều được ghi vào sổ sách cẩn thận. Tất cả thợ kim hoàn thiết kế những tác phẩm nghệ thuật đều ghi lại công trình của họ vào tài liệu để cho đời sau học hỏi. Đây là truyền thống của nghề kim hoàn đã có từ nhiều trăm năm nay. Ông lão kết luận: - Những bảo vật có giá trị lớn thường đi kèm với những điều không may. Những của cải phi nghĩa do cướp bóc, chiếm đoạt đều mang lại những điều bất hạnh mà không mấy ai biết. Khi một vật có giá trị lớn, nó khiến cho người khác thèm muốn và gây ra phiền toái. Nếu không gặp trộm cắp thì cũng bị chiếm đoạt. Vì lòng tham mà biết bao nhiêu người đã phải bỏ mạng hay tán gia bại sản. Lịch sử đã ghi nhận rõ ràng là những ai lấy của từ người khác một cách phi nghĩa đều phải trả một cái giá rất đắt - không phải lúc này thì ắt cũng vào lúc khác. Càng chiếm đoạt bao nhiêu thì càng gặp những điều không may bấy nhiêu, nếu không nghèo khổ thì cũng gặp tai nạn bất ngờ, và lúc đó có hối hận thì cũng đã quá muộn. Tuy chỉ là người thiết kế trang sức, nhưng tôi nghiên cứu rất kỹ những tài liệu trang sức,kim hoàn từ xưa để lại, vì thế tôi cũng học được ít nhiều. Hôm nay có duyên vui miệng kể ông nghe, mong ông không để tâm đến chuyện đó.

Mughal Shah Jahan 
Koh-i-Noor - Victoria














Trận chiến sông Nile (1789)
Tháng 3 năm 1798, Napoléon Bonaparte đã tiến hành viễn chinh Ai Cập huyền bí, lúc này đang là một tỉnh của Đế quốc Ottoman, nhằm tranh giành ảnh hưởng với đế quốc Anh. Nhiều trận chiến giữa hai đế quốc này đã nổ ra rất dữ dội.
Trong đó, một trận chiến khốc liệt trong đêm tại vịnh Aboukir nằm ở phía Bắc Ai Cập đã khiến nhiều tàu bị đánh chìm cũng như thương vong vô số, trên con tàu HMS Vanguard, đô đốc Horatio Nelson, 29 tuổi đã bị thương nặng ở đầu.
Horatio Nelson
Tưởng chừng tính mạng đã ngàn cân treo sợi tóc, thế nhưng chiến thắng cuối cùng đã thuộc về Anh vào sáng hôm sau (tháng 8 năm 1798) khi chỉ 4 trong tổng số 17 chiến thuyền của đối phương trốn thoát.
Sau này, trận chiến được biết đến với tên trận chiến sông Nile, là một trận hải chiến lớn đã diễn giữa quân đội Anh - Pháp và khiến đội quân viễn chinh của Napoleon Bonaparte vốn "trăm trận trăm thắng" phải thua trận. Từ đó khơi mào nên Liên minh thứ 2 chống lại nước Pháp.
Sau trận chiến, đô đốc Horatio Nelson trở thành vị anh hùng nhận được lòng biết ơn sâu sắc của vị vua Thổ Nhĩ Kỳ của đế chế Ottoman đang cai trị Ai Cập. Phần thưởng danh giá nhất của đế chế Ottoman dành cho ông là một chiếc huân chương danh giá nhất Chelengk đeo ở mũ. Thông thường huân chương này không được gắn đá quý, thế nhưng lần này để tỏ lòng biết ơn và sự đánh giá cao chiến thắng của vị đô đốc, vua Thổ Nhĩ Kỳ đã cho gắn hơn 300 viên kim cương trắngtrên 13 thanh trang trí, mỗi viên đại diện cho 1 tàu chiến Pháp!