Why it matters that we're People of Israel instead of People of Jacob – J.
(2021) Đọc 4 quyển sách viết về Do Thái 🕮 Tổng số sách đã đọc được: 55 quyển 🕮
✤1/ Bí Quyết Kinh Doanh Của Người Do Thái
✤✤2/ Quốc Gia Khởi Nghiệp - Dan Senor
✤✤✤3/ Chủng Tộc Technion (Ammon Frekel - Shlomo Maital - Ilana DeBare)
✤✤✤4/ Trí Tuệ Do Thái - Eran Katz

Vấn đề giữ đúng hợp đồng của các thương nhân Do Thái có thể nói là “chắc như dinh đóng cột”. Dưới ngòi bút của Shakespeare, thương nhân Shylock của thành Venice dường như đã trở thành một con quỷ bủn xỉn, tính toán chi li, xem tiền như mạng sống. Trên thực tế, có thể đó là do thái độ thành kiến hoặc lòng đố kỵ thái quá của Shakespeare đối với người Do Thái mà thôi. Hành động của Shylock là điều luôn được đề xướng trong tinh thần hợp đồng hiện đại, và cũng là một biểu hiện của truyền thống tuân thủ hợp đồng của người Do Thái. Bởi vì, sự tồn tại của họ được bắt nguồn từ việc ký kết một giao ước giữa họ với Thiên Chúa. Nếu không tuân thủ giao ước, là đồng nghĩa với việc phá bỏ giao ước giữa người và Thiên Chúa, tất sẽ mang đến tai họa cho nhân loại, con người sẽ phải gánh chịu sự trừng phạt của Thiên Chúa.

Người Do Thái rất xem trọng hợp đồng, điều này có liên quan với niềm tin mà họ luôn luôn gìn giữ trong hàng ngàn năm qua. Kinh Cựu Ước được xem là giao ước được xác lập giữa Thiên Chúa với dân Israel: “Con người sở dĩ tồn tại, là do đã ký kết với thần linh một giao ước tồn tại”. Người Do Thái tin vào điều này, vì vậy, họ tuyệt đối không bao giờ hủy bỏ giao ước. Tất cả công việc buôn bán, đều tuyệt đối dựa vào hợp đồng. Ai không thi hành hợp đồng, sẽ bị xem là đã vi phạm ý chỉ của Thiên Chúa, không bao giờ được tha thứ, phải nghiêm khắc truy cứu trách nhiệm, đề xuất yêu cầu bồi thường một cách không vị nể.
12 người Do Thái bắt nguồn từ 12 anh em có quan hệ huyết thống với nhau. Cha của họ chính là Jacob. Khi còn trẻ, Jacob từng qua phương Đông làm công cho người cậu của mình, sau đó kết hôn với hai người con gái vốn là hai chị em. Trải qua nhiều năm, theo lời hứa của Đấng tối cao, ông đã đưa vợ con về đất Canaan. Trên đường đi, vào một đêm nọ, một người lạ mặt xuất hiện và đòi đấu vật với Jacob. Hai người giao đấu với nhau đến tận mờ sảng. Người lạ mặt thấy không thể thắng được Jacob, bèn đánh một cú vào đùi Jacob, khiến ông bị sải gân đùi.
Người lạ mặt nói: “Trời sáng rồi, hãy để ta đi!”

Nhưng Jacob không chịu: “Ngài không chúc phúc cho tôi, tôi sẽ không để ngài đi”.

Người kia bền hỏi ông: “Ngươi tên là gì?”

Jacob bền nói tên họ của mình cho người lạ mặt biết.

Người lạ mặt nói: “Tên của ngươi sè không còn là Jacob, mà sẽ đổi là Israel. Vì ngươi đã đấu thắng được cả thần linh”.

Israel là danh xưng sau khi lập quốc của người Do Thái. Nó có ý nghĩa là “người đấu vật với thần linh”.

Thiên Chúa thi đấu với con người, lại sử dụng một động tác không hợp lệ. Nhưng vì sao người Do Thái lại ghi chép tường tận câu chuyện ấy vào “Kinh Cựu Ước” - bộ sách thiêng liêng nhất của dân tộc mình? Phải chăng họ có thái độ không mấy tôn kính đối với Thiên Chúa? Có thể là trong cách thức đấu vật của người Do Thái cổ, không có quy định “thành văn rõ ràng” về việc dùng tay đánh vào đùi của đối thủ. Trong trường hợp đó, Thiên Chúa chỉ đơn thuần là đã lách được kẽ hở của một quy định không mấy chặt chẽ. Còn chuyện con cái Thiên Chúa, tức dân Do Thái ghi chép lại câu chuyện Thiên Chúa lợi dụng khe hở, lý do xác đáng nhất có thể đưa ra là do nhu cầu thần thánh hóa hành động “luồn lách khe hở”, tức khả năng hành động phi pháp trong sự hợp pháp.

Bản lĩnh khéo dùng quốc tịch của người Do Thái có quan hệ mật thiết với cuộc sống phiêu dạt và liên tục bị bức hại trong hơn 2000 năm qua của dân tộc này. Sau khi mất đi quốc gia, người Do Thái phải sống phân tán khắp nơi trên thế giới, tìm kiếm một vùng đất có thể sinh tồn và phát triển. Tại một số quốc gia, người Do Thái đã có thể định cư yên ổn và phát huy tài năng trí tuệ của mình. Nhưng ở một sô" quốc gia khác, họ phải đối mặt với sự kỳ thị, bức hại, thậm chí bị tịch thu tài sản, thảm sát. Một số quốc gia trở thành thiên đường kinh doanh của người Do Thái. Nhưng ở một số quốc gia khác, họ lại gặp phải những vấn đề rắc rối về pháp luật, thuế khóa. Trong cuộc sống sinh nhai phiêu dạt, người Do Thái đã dần dần có được kinh nghiệm trong việc lựa chọn cho mình một nơi dừng chân thích hợp. Đặc biệt là các thương nhân Do Thái, dần dần biết cách lợi dụng quốc tịch, tìm ra con đường thuận lợi cho hoạt động thương nghiệp của mình. Đến nay, lợi dụng quốc tịch đã trở thành một kinh nghiệm hoạt động thương mại của người Do Thái.➜ kiểm chứng!!!

Trong “Talmud” có viết: “Nếu đối phương là người Do Thái, bất luận có hay không có giao ước, chỉ cần nhận lời rồi, là có thể đặt niềm tin. Ngược lại, nếu đối phương không phải là người Do Thái, dù đã ký kết giao ước, cũng không được nhẹ dạ cả tin”.

Một phụ nữ nghèo sống bằng nghề bán táo. Sạp hàng của bà nằm bên cạnh nhà của một vị Giáo sĩ thuộc giáo phái Hasid. Một hôm, bà than thở với vị Giáo sĩ: “Thưa thầy, tôi không có tiền mua những món đồ cần thiết cho ngày Sabbath ”. “Cồng việc bản táo của bà thế nào?”. “Mọi người nói táo của tôi không ngon, nên không ai chịu mua cả”. Vị Giáo sĩ lập tức chạy ra giữa đường hô to: “Ai muốn mua táo ngon?”. Những người đi lại trên đường lập tức vây quanh ông. Rồi dường như chẳng cần lựa cũng chẳng cần đếm, tất cả đều tranh nhau móc tiền ra mua. Một thoáng sau, số táo đã được bán hết sạch với giá cao hơn thực tế đến ba lần. “Bây giờ bà xem”, trên đường quay trở lại nhà, vị Giáo sĩ nói với người phụ nữ bán táo, “Táo của bà là ngon nhất đấy! Tất cả chỉ vì mọi người không biết đó là táo ngon”.

Có một câu nói thường được mọi người nhắc đến khi nói về thành công của thương nhân Do Thái trong thời hiện đại: “Tài sản của người Mỹ nằm trong túi của người Do Thái, tài sản của người Do Thái nằm trong não của họ”. Trong “Talmud” có viết: “Thà chấp nhận bán đi tất cả những gì mình có, cũng phải gả được con gái mình cho một vị học giả. Nếu cha cùng ngồi tù với một vị Giáo sĩ, kẻ làm con trước tiên phải cứu lấy vị Giáo sĩ”.

    Maimonides, nhà triết học Do Thái thế kỷ thứ 12, “Aristoste” của dân tộc Do Thái, con người tinh thông y học, toán học đã nhận định rõ học tập là một nghĩa vụ: “Mỗi người Israel đều phải nghiên cứu “Torah”. Thậm chí đến một kẻ ăn xin sống lang thang đầu đường xó chợ, một người đã già cả lẩm cẩm, cũng phải dành ra một thời gian để nghiên cứu nó”.

Một bà mẹ người Do Thái từng hỏi con trai mình: “Nếu một ngày nào đó, căn phòng của con bị thiêu rụi, tài sản bị cướp sạch, con sẽ mang theo cái gì để chạy'?”. Câu hỏi ấy đã bao hàm cả lịch sử đầy máu và nước mắt của dân tộc Do Thái. Đáp án của hầu hết các đứa trẻ sẽ là “tiền”, “vàng” hoặc “kim cương”. Người mẹ lại hỏi thêm: “Có một thứ không có hình dạng, màu sắc, mùi vị, con có biết đó là vật gì không?” Đứa trẻ trả lời: “Là không khí”. Người mẹ nói: “Không khí đương nhiên quan trọng, nhưng nó không hề thiếu. Con trai, vật mà con phải mang theo không phải là tiền, không phải là kim cương, mà chính là ‘tri thức’. Vì ‘tri thức’ là vật không ai có thể cướp được. Chỉ cần con còn sống, ‘tri thức’ sẽ vĩnh viễn theo con, bất luận đi đến nơi đâu, con cũng sẽ không đánh mất nó”. “Tri thức” chính là trí tuệ, là sự cảm thụ đối với thế giới, sự nhận thức đối với đời sống. Lòng tôn sùng tri thức của người Do Thái có thể nói đã đạt đến một trình độ không thể cao hơn nữa.

“Biến sách vở thành bạn của bạn, biến giá sách thành tòa án của bạn. Bạn phải vui mừng trước vẻ đẹp của sách vở. Hái lấy những quả chín của nó, ngắt lấy những đóa hoa của nó”. Pháp điển Do Thái quy định: Có người đến mượn sách, người nào không cho anh ta mượn sách sẽ bị phạt tiền. Ngoài ra, gia đình Do Thái còn có một truyền thống: tủ sách phải được đặt ở đầu giường chứ không được đặt ở cuối giường. Không tôn trọng sách vở là một thái độ tuyệt đối không được chấp nhận.

Chỉ có học thức uyên bác mới đem đến cho bạn một cái nhìn xa rộng. Mà đối với một thương nhân, điều này sẽ giúp đưa ra một phán đoán chính xác, hành động đạt được hiệu quả. Trong cách nhìn của người Do Thái, một người chỉ có thể quan sát sự vật từ một góc độ hạn hẹp, không những không đủ tư cách làm một thương nhân, mà còn không đáng được xem là một con người đúng nghĩa.

Tiền là do kiếm được chứ không phải do tích góp được

Kalin đứng trước một công ty bách hóa, đảo mắt nhìn quanh các loại sản phẩm. Bên cạnh ông là một người đàn ông ăn mặc hết sức lịch lãm, vừa đứng vừa hút xì gà. Kahn lịch sự bắt chuyện cùng người đàn ông kia:

“Xì gà của ông rất thơm, có lẽ không phải là loại rẻ tiền đâu nhỉ?”

“Một điếu 2 đô la”.

“Ông bạn... ông hút một ngày bao nhiêu điếu?”

“10 điếu”.“Trời ạ! Ông hút bao lâu rồi?”

“Tôi đã hút thuốc 40 năm nay”.

“Cái gì... ông tính kỹ xem, nếu ông không hút thuốc, số tiền mà ông để dành được đã đủ để mua công ty bách hóa này rồi đấy”.

“Nói như vậy, ông cũng hút thuốc à?”

“Tôi chưa bao giờ hút!”

“Thế ông đã mua được công ty bách hóa này rồi chứ?”

“Làm gì có!”

“Vậy tôi xỉn nói với ông, công ty bách hóa này chính là của tôi đấy!”

    Một mặt là do bôi cảnh văn hóa của người Do Thái, vốn không chịu sự bó thúc của chủ nghĩa cấm dục. Nhìn chung, Do Thái giáo xưa nay không hề đặt ra yêu cầu về phương diện này. Cuộc sông của người Do Thái cũng chưa từng phân hóa thành hai bộ phận tôn giáo và thế tục. Người Do Thái có những bài tập khổ tu trong những ngày lễ tôn giáo, nhưng sau khi kết thúc là có ngay những buổi yến tiệc linh dinh. Vì vậy, người Do Thái không bao giờ phải đặt mình vào trong một cuộc sông khổ hạnh, tất nhiên cũng không cảm thấy áy náy khi hút xì gà. Mặt khác, đối với những ngành nghề tập trung khá ; nhiều thương nhân Do Thái như tiền tệ hay những ngành có tốc độ đầu tư và thu hồi vốn nhanh, điều mà họ cần quan tâm là “tiền đẻ ra tiền” chứ không phải là “con người tiết kiệm tiền”. ➜ 

Người Do Thái có một câu chuyện cười, nói lên mối quan hệ giữa trí tuệ và của cải. Hai vị Giáo sĩ ngồi nói chuyện với nhau: “Trí tuệ và của cải, cái nào quan trọng hơn?” “Đương nhiên là trí tuệ quan trọng hơn!” “Nếu đã như vậy, người có trí tuệ tại sao lại phải làm việc cho người giàu có, mà người giàu có không làm việc cho người có trí tuệ? Mọi người đều thấy là các bậc học giả, triết học gia đều tranh nhau lấy lòng người giàu có, mà những người giàu có lại thường tỏ thái độ ngông cuồng đối với những người có trí tuệ...” “Rất đơn giản, vì người có trí tuệ thì biết được giá trị của đồng tiền, còn người có tiền thì lại không hiểu được giá trị của trí tuệ!”

    Cách nói của vị Giáo sĩ không thể nói là không có lý: người trí hiểu được giá trị của tiền bạc, nên mới đi làm việc cho người giàu. Người giàu nếu không biết giá trị của trí tuệ, tất nhiên sẽ có thái độ ngông cuồng trước mặt người trí. Nhưng đâu mới là điểm ý vị nhất trong câu chuyện cười trên đây? Xin thưa, nó được thể hiện trong chính cái sai lầm nội tại của vấn đề, tức sự “vô lý” trong cái được xem là “hữu lý” như đã phân tích ở trên: Người trí tuệ nếu đã biết được giá trị của tiền bạc, tại sao không thể vận dụng trí tuệ của chính mình để tạo ra của cải? Biết được giá trị của tiền bạc, nhưng lại chỉ có thể bán sức cho người giàu để kiếm vài đồng bạc lẻ. Trí tuệ như thế còn dùng được vào đâu, còn đáng gọi là trí tuệ? Vì vậy, trí tuệ của các bậc học giả, triết học gia có thể cũng được gọi là trí tuệ, nhưng không phải là một “trí tuệ chân chính”, bởi họ đã cam tâm biến mình và trí tuệ của mình thành nô bộc cho tiền bạc. Một trí tuệ chỉ biết cúi đầu trước thái độ ngông cuồng của tiền bạc, làm sao có thể nói nó quan trọng hơn tiền bạc? Ngược lại, người giàu không có được trí tuệ như bậc học giả, nhưng lại có thể điều khiển trí tuệ của những học giả thông qua tiền. Đó mới chính là “trí tuệ chân chính”. Có được trí tuệ đó, không có tiền, có thể biến thành có tiền; không có “trí tuệ”, có thể biến thành có “trí tuệ”. Trí tuệ dó chẳng phải so với tiền bạc, so với “trí tuệ” lại càng quan trọng hơn sao? Có điều, nếu chỉ xét trên khía cạnh đó, thì tiền bạc lại trở thành thước đo của trí tuệ, tựa như đã trở thành một nhân tố còn quan trong hơn trí tuệ. Thực ra, điều này không hề mâu thuẫn: đồng tiền “sống” (tức đồng tiền có thể sinh lợi không ngùng) thì quan trọng hơn trí tuệ “chết” (tức trí tuệ không thể tạo ra tiền); nhưng trí tuệ “sống” (tức trí tuệ có thể sinh ra tiền) nhất định phải quan trọng hơn đồng tiền “chết” (tức của cải đơn thuần, hay những đồng tiền không thể sinh thêm lợi nhuận).

Khi đa số các thương nhân còn trong tình trạng mò mẫm, người Do Thái đã tiến hành phân loại thương phẩm. Họ cho rằng, bất kể quá khứ, hiện tại hay tương lai, “phụ nữ” và “cái miệng” luôn là hai nhân tố có thể khai thác để kiếm được nhiều tiền nhất. Kinh nghiệm của người Do Thái là: “Đàn ông làm việc để kiếm tiền, đàn bà sử dụng số tiền đàn ông kiếm được”. Khởi đầu lịch sử nhân loại, nam nữ cùng làm cùng ăn. Sau khi trải qua giai đoạn xã hội nguyên thủy, nhân loại dần dần tiến hóa, công việc trở thành nhiệm vụ chủ yếu của nam giới, phụ nữ dần thoát ly với công việc mà trở thành người trông coi bếp núc gia đình, sử dụng số tiền mà người đàn ông kiếm được. Và như vậy, tiền bạc trên thế giới hầu như đều được tập trung vào tay phụ nữ. Người Do Thái đã sớm nhìn thấu điểm này và không ngần ngai đề xướng khẩu hiệu “nhắm vào phụ nữ”. Nói theo cách của họ là, “nhắm vào phụ nữ, đoạt lấy tiền bạc phụ nữ đang nắm giữ”. Điều này cũng đồng nghĩa với việc trút số tiền mà người đàn ông phải vất vả kiếm được vào hầu bao của mình. “Phụ nữ” không chỉ là đối tượng để kiếm tiền, mà còn là “đối tượng đầu tiên” để kiếm tiền. Nhắm trúng đối tượng “phụ nữ”, tiền của nhất định sẽ ào ào đổ tới. Ngược lại, nếu chỉ nhắm vào đàn ông, công việc buôn bán nhất định sẽ thất bại. Vì nhiệm vụ của nam giới là kiếm tiền, mà kiếm tiền, hoàn toàn không có nghĩa là giữ tiền trong tay. Quyền giữ tiền, xài tiền phần lớn vẫn nằm trong tay của người phụ nữ.

Một nguồn tài nguyên khác được thương nhân Do Thái phát hiện và khai thác hiệu quả chính là cái miệng của con người. Có thể nói, miệng là một “cái động tiêu hóa không đáy”. Trên thế giới hiện nay đã có hơn 6 tỉ cái “động không đáy”, tiềm năng thị trường của nó là vô cùng lớn. Vì vậy, tất cả những gì mà thương nhân Do Thái kinh doanh có liên quan đến cái miệng như cửa hàng thực phẩm, cửa hàng đường, cửa hàng cá, cửa hàng trái cây, cửa hàng rau quả, nhà hàng, quán cà phê, quán bar, câu lạc bộ... đều rất phát đạt. Có thể nói một cách không khoa trương rằng, chỉ cần là thứ có thể cho vào miệng được, thương nhân Do Thái đều có thể kinh doanh, bởi đơn giản những món hàng đó đều có thể giúp họ kiếm tiền.

Một khách du lịch bị hư xe tại một ngôi làng hẻo lảnh. Ông ta không thể sửa chiếc xe của mình. Một nông dân đề nghị ông đến gặp người thợ gò trong làng xem thử. Thợ gò trong làng vốn là một người Do Thải. Ông ta mở nắp đậy của động cơ, thò đầu vào bên trong quan sát, cầm lấy búa gõ một cái nhẹ vào động cơ - xe nổ máy!

“Tổng cộng 20 đô la”, người thợ gò lên tiếng một cách thản nhiên. “Đắt thế!”, chủ xe kinh ngạc. “Gõ một cái, giá một đô la, biết gõ ở chỗ nào, giá 19 đô la, tổng cộng 20 đô la”.

Có điều, theo yêu cầu pháp chế “pháp luật đứng đầu, người người bình đẳng”, đứng trước một khe hở của pháp luật, cũng phải tuân thủ quan điểm người người bình đẳng. Bên cạnh đó, luồn lách khe hở luôn đòi hỏi một trí tuệ và đầu óc nhạy bén (tức phải có một hướng tư duy ngược với nhà lập pháp, hoặc nắm bắt được chìa khóa của vấn đề). Vì vậy, luồn lách khe hở pháp luật là cách nói dành cho những người thông minh, trong khi phần lớn những người còn lại chỉ có thể hành động theo kiểu bịt tai nhắm mắt trước một điều khoản pháp luật nào đó. Đối với những người Do Thái xem việc nghiên cứu pháp luật là một nghĩa vụ trong đời hoặc một nghề cha truyền con nối, bất kỳ pháp luật nào cũng có khe hở. Hom nữa, có nhiều điều khoản mà khe hở của nó cũng to không kém gi cửa chính của tòa án, chỉ cần nắm được phương pháp đúng đắn, hành động gọn gàng là có thể tự do ra vào; đặc biệt là đối với những hệ thống pháp luật được xây dựng dưới cái nhìn kỳ thị đối với người Do Thái, họ nhất định sẽ càng xem xét kỹ, tìm kiếm cho ra những khe hở của nó.

Người Do Thái không ăn thịt heo, vì đó là một điều cấm kỵ được ghi chép rõ ràng trong luật định của người Do Thái. Có điều, chỉ cần có thể kiếm được tiền, người Do Thái vẫn rất hăng hái trong việc... buôn bán thịt heo. Qua đó có thể thấy, luật định liên quan đến thịt heo không hề có sức ràng buộc đối với hoạt động buôn bán thịt heo của người Do Thái. Bởi vì luật pháp chỉ ngăn cấm sự tiếp xúc giữa miệng và hệ thống tiêu hóa của người Do Thái với thịt heo, chứ không hề ngăn cấm một bộ phận nào khác trên thân thể tiếp xúc với heo.

“Talmud” không đánh giá cao vai trò của rượu khi nói rằng: “Khi ma quỷ muốn đến làm quen một người nào đó mà không có cơ hội, nó sẽ phái rượu đi thay cho mình”, cách nói ấy cũng rất phù hợp với danh từ “ma rượu” mà chúng ta vẫn hay sử dụng - người say rượu chẳng khác gì ma quỷ. Vì vậy, “Talmud” dặn dò người Do Thái rằng: “Tiền nên được dùng vào công việc mua bán, chứ không nên dùng vào việc rượu chè”. Vậy “tiền để dùng vào việc mua bán... rượu” thì thế nào? Tất nhiên đó sẽ là một công việc kinh doanh hoàn toàn hợp pháp và kiếm được nhiều tiền. Một mặt phải nghĩ cách không để tiền của mình chui vào thùng rượu của người khác, mặt khác phải tìm cách để tiền của người khác chui vào thùng rượu của mình. ➜ Người Do Thái tư duy dựa vào Luật Trời, chứ không tư duy dựa vào Đạo Đức.!?? Có phải thế?

Đối với những người Do Thái quý trọng thời gian như sinh mệnh, đánh cắp thời gian cũng giống như hành động ăn cắp tài sản của họ vậy. Thương nhân Do Thái thường không hoan nghênh những vị khách lề mề, xem họ như là “kẻ trộm” của thời gian. Đối với người Do Thái, những vị khách chậm trễ, hay không mời mà đến chẳng khác nào tảng đá vướng chân, làm cản trở công việc kinh doanh. Trước khi tiến hành đàm phán thương mại, thương nhân Do Thái nhất định sẽ hẹn trước: Bắt đầu vào giờ nào, ngày nào, hội đàm trong bao nhiêu phút. Họ không bao giờ chấp nhận hành động đến trễ. Một khi đã vào văn phòng, sau một vài câu chào hỏi ngắn gọn, đôi bên sẽ lập tức tiến hành “đàm phán” -đó là tác phong điển hình của người Do Thái. Người Do Thái xem trọng thời gian, theo một nghĩa nào đó là để nắm được quyền chủ động khi cạnh tranh, nắm bắt cơ hội trong kinh doanh. ➜ Có giống với người Nhật!???

“Bạn có thể hiểu được nhiều về bản chất một xã hội thông qua cách người dân gọi tên giới lãnh đạo của họ. Israel là nước duy nhất trên thế giới mà mọi nhân vật nắm quyền - bao gồm cả thủ tướng và các tướng lĩnh trong quân đội - đều được mọi người, kể cả dân chúng gọi bằng biệt hiệu.” ➜ Phạm húy....

Thái độ và sự thân mật của người Israel còn được bắt nguồn từ nền văn hóa khoan dung mà người Israel gọi là “thất bại có tính xây dựng”, hay “thất bại thông minh”. Giới đầu tư Israel tin rằng nếu không thông cảm với một số lượng lớn thất bại của các doanh nghiệp, thì sẽ khó lòng đạt được sự đổi mới thật sự. Trong quân đội Israel, xu hướng xem xét các biểu hiện - dù thất bại hay thành công - trong huấn luyện, những lần tập trận mô phỏng, thậm chí ngay trên chiến trường, đều mang giá trị trung lập. Miễn là các phi vụ mạo hiểm được thực hiện một cách thông minh và không bất cẩn thì người ta luôn học hỏi được điều

Ai mới đến Israel sẽ thấy người bản xứ thật thô lỗ. Người Israel sẽ không ngại ngần hỏi bạn bao nhiêu tuổi, hay khoe căn nhà họ ở và xe họ đi giá bao nhiêu tiền. Thậm chí người Israel còn nhận xét những ông bố bà mẹ xa lạ gặp trên đường hay trong cửa hàng bách hóa rằng họ không cho con cái ăn mặc phù hợp với thời tiết. Những gì được nói về người Do Thái - hai người Do Thái, ba ý kiến - là hoàn toàn chính xác với người Israel. Những người không thích sự thẳng thắn được xem là quá trớn này sẽ không có thiện cảm với người Israel, nhưng người khác thì thấy thoải mái và xem đây là biểu hiện của sự chân thành. ➜ Kiểm chứng lại!?!??

“Sau khi sống ở Mỹ năm năm, tôi có thể khẳng định điều độc đáo nhất của Israel là nền văn hóa. Người dân Israel không có văn hóa quá kỷ luật. Từ thuở sơ khai chúng tôi đã được dạy phải luôn nghi ngờ cái có sẵn, phải luôn đặt câu hỏi, tranh luận về mọi vấn đề và sáng tạo.”Cuối cùng, ông kết luận: “Quản lý năm nhân viên người Israel luôn khó khăn hơn năm mươi người Mỹ. Vì người Israel luôn thử thách bạn mọi lúc - bắt đầu bằng những câu hỏi như - “Tại sao ông là sếp của tôi; tại sao tôi không phải sếp của ông?”

Nói như tác giả người Israel, Amos Oz, đạo Do Thái cùng nước Israel đã nuôi dưỡng “một văn hóa tranh cãi và nghi ngờ, một trò chơi bất tận của diễn giải và phản biện, tái diễn giải và phản biện đối lập. Kể từ ngày đầu tồn tại của nền văn minh Do Thái, nền văn minh này được nhận diện bởi tính ưa tranh cãi của mình”

“Mỗi người Israel đều có ít nhất một người bạn trong lực lượng quân dự bị”, Ông nhận xét thêm: “Việc cùng ngủ trong lều tạm, ăn chung thực phẩm nhà binh, cùng nhau không tắm trong nhiều ngày đã giúp lính dự bị - xuất thân từ những hoàn cảnh xã hội khác nhau - trở nên bình đẳng. Israel là quốc gia có sự phân biệt giai cấp mờ nhạt nhất so với hầu hết các nước khác; mô hình quân dự bị đã góp phần duy trì văn hóa này”. ➜ Có phải việc áp chế 1 nguyên tắc số đông ngay từ còn trẻ tốt hơn việc để tự mỗi cá nhân tự học.!???

Sự mờ nhạt của phân cấp và cấp bậc, hơn nữa, lại không phải là điển hình trong quân đội của các nước khác. Cựu sĩ quan quân đội dự bị Israel kiêm sử gia Micheal Oren - hiện là đại sứ Israel tại Mỹ - đã miêu tả cảnh tượng thường thấy trong doanh trại quân đội Israel như sau: “Các viên tướng và binh lính ngồi quây quần bên nhau, ai ngồi gần bình cà phê nhất sẽ tự động đi pha cà phê cho những người còn lại. Vì thế việc tướng lĩnh pha cà phê cho cấp dưới, hay ngược lại được mặc định là rất bình thường. Không có quy tắc gì cho những việc như vậy. ➜ Tìm hiểu thêm về Quan niệm giai cấp ở người Do Thái!??

Tính thích du lịch của người Israel không chỉ để nhìn ngắm thế giới; ngọn nguồn của nó còn sâu xa hơn nhiều. Đầu tiên, đơn giản là vì nhu cầu được giải tỏa sau nhiều năm phục vụ trong quân đội. Ở độ tuổi ngoài 20, những người Israel không chỉ trải qua các cuộc kiểm tra nhằm phát hiện ra những cơ hội kỳ lạ ở nước ngoài mà họ cũng không ngần ngại dấn thân vào các môi trường xa lạ và đối mặt với những nền văn hóa rất khác biệt. Nhà sử gia quân sự, Edward Luttwak ước tính đến tuổi 35, rất nhiều người Israel đã đi du lịch trên dưới mười nước. ➜ Có phải là do đất nước thiếu phong cảnh đẹp!!!?????

“Ở Israel, quá khứ quân ngũ của một người đôi khi còn quan trọng hơn quá khứ học thuật của họ. Một trong những câu hỏi thường xuất hiện trong buổi phỏng vấn là: “Bạn đã phục vụ ở đơn vị nào trong quân đội”. “Có điều gì đó trong gen sáng tạo của người Israel mà ta không thể giải thích được”, Shamberg nói. Nhưng ông cũng bắt đầu một giả thuyết. “Tôi nghĩ nó đến từ sự trưởng thành. Bởi không đâu trên thế giới, người ta vừa làm việc trong một trung tâm sáng tạo công nghệ, lại vừa tham gia nghĩa vụ quân sự.”

Sự sáng tạo dựa vào việc có quan điểm mới mẻ. Quan điểm lại đến từ kinh nghiệm. Kinh nghiệm thực tế đến với tuổi trưởng thành. Nhưng ở Israel, bạn có được kinh nghiệm, quan điểm và sự trưởng thành ở tuổi còn trẻ, bởi cả xã hội đã chuyển hóa rất nhiều kinh nghiệm vào trong con người Israel khi họ chỉ mới tốt nghiệp trung học. Lên bậc đại học, đầu óc họ đã ở một vị trí rất khác so với người Mỹ cùng tuổi. ➜ Vị trí!???

“Khi đàn ông Israel muốn hẹn hò với một phụ nữ, anh ta sẽ hỏi cô ấy ngay trong buổi tối hôm đó. Khi doanh nhân Israel có một ý tưởng, anh ta sẽ thực hiện nó ngay trong tuần. Quan điểm cho rằng nên tích lũy năng lực kinh nghiệm trước khi mở một doanh nghiệp hoàn toàn không tồn tại. Điều này lại rất tốt trong kinh doanh. Quá nhiều thời gian chỉ cho bạn thấy điều gì sẽ thất bại, chứ không phải cái tạo ra sự thay đổi”. ➜ Tư duy hành động mọi lúc, vì không biết được tương lai có nguy hiểm gì xảy ra!????

“Người Israel ở một phía khác của bức tranh này. Họ không quan tâm đến cái giá xã hội phải trả nếu thất bại, và vẫn phát triển những dự án bất chấp tình hình kinh tế và chính trị”➜ chưa hiểu rõ!!
Phần lớn thành công của Israel có được là nhờ vào mạng lưới Kiều bào hải ngoại (Diaspora) sâu rộng mà các nước khác, từ Ailen, Ấn Độ đến Trung Quốc, cũng đã xây dựng được. Tuy nhiên mối quan hệ chặt chẽ với Diaspora của những người không mang quốc tịch Israel lại không tự dưng mà có, cũng không đóng vai trò chất xúc tác cho sự phát triển của ngành công nghệ Israel.

Là người Israel và người Do Thái, chúng ta là những người con của Quyển Sách. Chúng ta thích tra cứu các văn bản. Chúng ta thích tìm kiếm”

Nếu các công xưởng bị trúng bom, họ sẽ xây một nhà máy khác. Nhà máy không đại diện cho giá trị của công ty. Chính tài năng của nhân viên và ban quản lý, nền tảng quốc tế của các khách hàng trung thành và thương hiệu mới tạo ra giá trị của Iscar. Nên dù tên lửa có thể phá hủy các nhà máy, thì trong mắt Buffett, chúng vẫn không đại diện cho rủi ro thảm họa. ➜ Tư duy lấy tư duy con người làm trọng chứ không phải vật chất, vật chất có thể thay thế, nhưng con người thì không...

Sự gắn kết văn hóa có thể chính là mấu chốt cho thành công của các cụm kinh tế, trong đó ngành công nghiệp công nghệ cao của Israel là một trường hợp điển hình. Tác giả của khái niệm này, giáo sư Michael Porter thuộc trường Kinh doanh Harvard, mô tả cụm là một mô hình độc nhất cho sự phát triển kinh tế vì nó dựa trên “sự tập trung về địa lý” giữa các định chế liên quan đến nhau - các doanh nghiệp, cơ quan chính phủ trường đại học - trong một lĩnh vực cụ thể. Các cụm giúp các cộng đồng phát triển theo cấp số nhân bởi những người sống và làm việc bên trong cụm đều kết nối với nhau theo cách nào đó. Một ví dụ, theo Porter, là “cụm rượu vang” ở miền bắc California, có đến hàng trăm nhà máy rượu và hàng nghìn người trồng nho độc lập. Ở đó cũng có những nhà cung cấp nho, nhà sản xuất thiết bị tưới tiêu và trang thiết bị thu hoạch, nhà sản xuất thùng rượu, nhà thiết kế nhãn chai; chưa kể đến toàn bộ ngành công nghiệp truyền thông ở địa phương, với các công ty quảng cáo và các ấn phẩm thương mại rượu vang. Trường đại học California ở Davis, cũng gần khu vực này, có chương trình đào tạo trồng nho và khoa rượu nho nổi tiếng thế giới. Học viện Rượu nho nằm ở phía nam, tại San Francisco, và cơ quan lập pháp California, tại Saramento gần đó, có những ủy ban đặc biệt liên quan đến ngành rượu vang. Các cấu trúc cộng đồng tương tự cũng hiện diện trên khắp thế giới: Cụm thời trang ở Ý, cụm công nghệ sinh học ở Boston, cụm phim ảnh Hollywood, cụm Phố Wall ở New York, và cụm công nghệ ở miền Bắc California.

Porter lập luận rằng một nơi tập trung đông đúc những người làm trong cùng một ngành, cùng nói về một ngành sẽ cho phép các công ty tiếp cận hiệu quả hơn với nhân viên, nhà cung cấp và những thông tin chuyên biệt. Một cụm không chỉ tồn tại ở môi trường làm việc; nó còn là một phần của đời sống thường ngày, bao gồm sự tương tác giữa bạn bè ở cửa hàng cà phê địa phương, khi họ đón con từ trường, và tại nhà thờ. Các mối quan hệ cộng đồng trở thành mối quan hệ làm ăn và ngược lại. Như Porter nói, thứ “keo xã hội” gắn một cụm lại với nhau cũng tạo điều kiện cho việc tiếp cận nguồn thông tin thiết yếu được dễ dàng. Ông nhận xét, một cụm phải được xây dựng xung quanh “các mối quan hệ cá nhân, gặp gỡ trực tiếp, ý thức về mối quan tâm chung, và vị thế của người trong cuộc”. Điều này giống như Yossi Vardi mô tả: Ở Israel “mọi người đều biết nhau và có mức độ minh bạch rất cao”.

Định dạng PDF và các định dạng hình ảnh khác như GIF và TIF đều dựa trên thuật toán nén dữ liệu có tên Lempel-Ziv, được phát triển bởi các giảng viên Technion là Giáo sư Abraham Lempel (ngành khoa học máy tính), Giáo sư danh dự Jacob Ziv (ngành kỹ thuật điện), và một đồng nghiệp của họ là Giáo sư Terry Welch. Nén dữ liệu là phương pháp tối quan trọng trong thời kỳ phát triển ban đầu của các máy tính cỡ nhỏ, bởi khi đó bộ nhớ của chúng còn quá hạn chế, chưa thể xử lý được lượng dữ liệu lớn. Thuật toán Lempel-Ziv cho phép nén một tệp văn bản bằng tiếng Anh xuống chỉ còn một nửa dung lượng của nó – tức là tăng gấp đôi dung lượng bộ nhớ của máy tính. Khởi đầu với các hệ thống Unix vào năm 1986, thuật toán Lempel-Ziv đó trở thành một yếu tố then chốt của ngành công nghệ máy tính toàn cầu trong gần hai thập kỷ qua.

Eistein từng nói, “Israel chỉ có thể thắng trong cuộc chiến sinh tồn bằng con đường duy nhất là xây dựng cho mình nền tảng tri thức chuyên sâu về khoa học công nghệ.” . Trong suốt những năm 1930 và 1940, hầu như mỗi sinh viên ở Technion đều đóng một vai trò nào đó trong các hoạt động quân sự bí mật. Họ chui xuống các giếng sâu 100 mét trong sân trường để thử vũ khí mà không bị chính quyền Anh phát hiện; họ luyện bắn súng ngắn trong hành lang tầng hầm nơi tiếng súng được ngụy trang bởi tiếng ồn của các máy móc công nghiệp.

Giáo trình và chương trình học của Technion đã được cải tiến đáng kể cùng với nhu cầu phát triển của đất nước Israel. Khi Thủ tướng David Ben-Gurion nói rằng đất nước non trẻ của chúng ta cần có ngành công nghiệp phòng không của riêng mình, Technion đã thành lập khoa Kỹ thuật hàng không (sau được đổi tên thành “Hàng không vũ trụ”. “Một cuộc sống theo tiêu chuẩn cao, một nền văn hóa phong phú, một nền độc lập về kinh tế, chính trị và tinh thần sẽ không thể trở thành hiện thực nếu chúng ta không kiểm soát được bầu trời của mình,” Thủ tướng Ben-Gurion giải thích trong lời yêu cầu của mình gửi tới Technion trong những năm đầu 1950.

Số lượng các công ty Israel niêm yết trên sàn chứng khoán công nghệ NASDAQ lớn hơn tổng số các công ty của Pháp, Đức và Anh cộng lại
 . Israel là đất nước có mật độ các công ty khởi nghiệp dày đặc nhất thế giới ➜ Tìm số liệu kiểm chứng...

Nếu Israel cổ đại được mô tả là “Ánh sáng [của Chúa Trời] soi rọi các dân tộc,” thì Israel hiện đại có thể được mô tả là ánh đèn Led soi sáng nền kinh tế quốc tế – sử dụng những sáng kiến công nghệ cao để tỏa sáng và vươn xa hơn rất nhiều so với kích thước nhỏ bé của mình.

“Tất cả những ai từng học tập tại Technion đều biết rằng năm học đầu tiên sẽ được dành cho những kiến thức nền tảng tổng hợp, những thứ bạn nghĩ mình sẽ chẳng bao giờ dùng đến,” Agassi nói. “Nhưng cơ sở kiến thức rộng lớn về khoa học của tôi cuối cùng lại trở nên vô cùng hữu ích khi tôi chuyển từ lĩnh vực phần mềm sang thế giới của ô tô điện... Giải quyết vấn đề một cách có phương pháp là kỹ năng được Technion rèn luyện cho tất cả sinh viên, và bạn sẽ sử dụng kỹ năng đó trong suốt cuộc đời làm việc của mình. Đến giờ tôi vẫn còn cần đến nó, dù 20 năm đã trôi qua.” Nỗ lực phổ biến xe ô tô vận hành mà “không cần đến một giọt dầu nào” của Agassi đã thất bại; nhưng các chuyên gia tin rằng xe điện, một khi đã được hoàn thiện, sẽ là công nghệ vận tải hứa hẹn nhất của tương lai. “Technion đã dạy tôi phương pháp tiếp cận các vấn đề kỹ thuật – bám sát khoa học cơ bản và các nguyên tắc vật lý ẩn giấu bên trong. Nó luôn chú trọng vào những nguyên tắc cơ bản chứ không phải là phương pháp kỹ thuật hay quy trình.”

Vốn nhân lực: Các Mác và Theodore Schultz. Tại sao một số quốc gia thì giàu có còn một số quốc gia khác lại đói nghèo? Câu hỏi này đã ám ảnh các nhà kinh tế học và chính trị gia suốt nhiều thế kỷ. Các Mác từng đưa ra một câu trả lời. Ông viết, các quốc gia trở nên giàu có nhờ tích lũy được lượng lớn vốn vật chất (máy móc, nhà xưởng, v.v…), cũng chính là các yếu tố thúc đẩy sản xuất công nghiệp. Một câu trả lời trái chiều được các Giáo sư Theodore Schultz, Jacob Mincer và Gary Becker đưa ra. Họ cho rằng các quốc gia trở nên giàu có bởi họ xây dựng được nguồn vốn nhân lực – sự kết hợp của các yếu tố năng lực, hiểu biết và kỹ năng giúp tạo ra giá trị kinh tế. Cả nguồn vốn vật chất và nhân lực đều mang lại nguồn lợi tức có thể đong đếm được cho tương lai (thu nhập hoặc sản phẩm đầu ra). Vì thế tỷ suất lợi tức đầu tư của cả vốn nhân lực và vốn vật chất đều có thể được tính toán và đo lường bằng cách tính tỷ lệ giữa giá trị mà nó tạo ra và giá trị các nguồn lực cần bỏ ra để tạo ra nó.

“Có một điều rất thú vị là những người Do Thái, ít nhất, đã thành công trong việc liên kết những kẻ không ưa họ và những người ủng hộ họ trong một điều: chưa từng có ai nói người Do Thái ngu ngốc. Một khuôn mẫu đã luôn gắn liền với người Do Thái – và mọi đứa trẻ đều lớn lên với khuôn mẫu này – rằng dân tộc Do Thái là một dân tộc thông minh, khôn khéo và có đầu óc nhạy bén.”

“Dân tộc nào chẳng có một vài kiểu khái quát hóa như thế. Hầu như tất cả các dân tộc đều có những nét đặc trưng nhất định gắn liền với mình, cho dù những nét đặc trưng này có thật hay không đi chăng nữa. Người Scotland keo kiệt, người Mexico lười biếng, người Thụy Sĩ nghiêm khắc, người Nhật láu cá, người Đức mô phạm…

“À, người Italia thì sao nhỉ?” - “Người Italia là những người tình tuyệt vời,” Jerome phát biểu.
“Còn người Pháp?” Itamar vẫn tiếp tục. - “Người Pháp cũng là những người tình tuyệt vời,” Jerome thông thái khẳng định.

Trước hết, người Do Thái là những người sống sót. Họ đã trải qua bao nhiêu điều bất công trong lịch sử? Họ đã phải chịu đựng bao nhiêu cuộc tàn sát? Đã bao nhiêu lần họ bị đẩy ra khỏi đất nước, buộc phải lang thang khắp thế giới để tìm một nơi trú chân mới, để rồi lại bị ném đi một lần nữa khi đã ổn định mọi thứ ở nơi mới? Babylon, Tây Ban Nha, châu Âu. Họ đã sống sót qua những Tòa án Dị giáo, những cuộc tàn sát và, qua tất cả những điều này, dân tộc Do Thái vẫn phát triển lớn mạnh. Làm thế nào họ giữ được những điều đó? Những dân tộc khác hùng mạnh hơn dân tộc Do Thái nhiều, với những nền văn hóa ấn tượng kỳ vĩ, đã không làm được điều đó. Người Ai Cập cổ đại, dân tộc đã xây dựng nên những kim tự tháp vĩ đại, nay đâu rồi? Người Hy Lạp phát minh ra nền dân chủ và sản sinh ra cho thế giới những Plato, những Aristoste nay đâu rồi? Người La Mã với thời hoàng kim của công nghệ tiên tiến nay đâu rồi? Tất cả những dân tộc đó đều đã sụp đổ như những tòa tháp xếp bằng những quân domino, chỉ còn lại là những đổ nát và chỉ còn tồn tại trong ký ức…” ➜ Tại sao những tư tưởng của các đế quốc này không đánh bại nổi tư tưởng tôn giáo của người Do thái?????

“Người Do Thái đã sống sót,” Itamar tiếp tục dòng suy nghĩ, “mà không có sự hỗ trợ của bất cứ đội quân hùng mạnh hay thế lực nào, mà họ cũng chưa từng sở hữu sức mạnh nào như thế. Họ thành công trong việc giữ gìn truyền thống của mình trong những điều kiện bất khả thi là bởi vì họ đã học được cách sử dụng trí óc trong những hoàn cảnh thay đổi không ngừng. ‘Bộ óc’ đó cho phép họ không chỉ sống sót mà còn có ảnh hưởng đến môi trường khắc nghiệt quanh mình và phát triển những kỹ năng ghi nhớ để giúp họ truyền miệng toàn bộ bản Torah từ thế hệ này sang thế hệ khác.”

“Điều quan trọng nhất,” Itamar tiếp tục, “là người Do Thái ‘được’ PR tốt hơn và nhận được sự chú ý đặc biệt bởi vì bản chất Do Thái của họ, chứ không phải lúc nào cũng tương xứng với khả năng thực sự của họ trong đám đông. Đây là một trong những lý do làm lan truyền bí ẩn đó.”

"Có một điều rất dễ nhận thấy giữa Chúa của người Do Thái và những vị chúa của người ngoại đạo khác, một điều không thể diễn tả được, một điều không có trong bối cảnh ngày nay, và chắc chắn là cũng không ở thời đó; chúa của người Do Thái là một thể vô hình. Vị chúa đó không mang một hình dạng, một màu sắc hay một mùi hương cụ thể. Người ta không thể nhìn thấy vị chúa đó. Không ai có thể chạm vào Người. Người ta chỉ có thể tưởng tượng ra Người; một nhiệm vụ bản thân nó đã rất khó khăn. Thậm chí đến cả những dân tộc tiên tiến nhất, như là Hy Lạp hay La Mã chẳng hạn, cũng có những vị chúa được xác định rõ ràng. Mang đức tin đặt vào chúa của những dân tộc khác mới dễ dàng làm sao. Những vị chúa đó là những thực thể mang tính vật chất. Cái gì nhìn thấy được là có được. Cái gì không thấy tức là không tồn tại. Đó là quan điểm tâm linh của thời kỳ đó."

“Việc gì ta phải mất công tưởng tượng xem Chúa trông thế nào trong khi chỉ cần ra ngoài và mua một bức tượng Chúa làm sẵn, một bản sao ý tưởng của một nhà điêu khắc về Chúa? Đó là suy nghĩ của những người ngoại đạo, và thậm chí đó cũng là suy nghĩ của hầu hết mọi người thời nay. Người Do Thái cũng biết rằng cầu nguyện trước một bức tượng dễ hơn nhiều nhưng họ lại chọn cách khác. Vì một lý do nào đó, họ cảm thấy rằng một vị chúa mà mũi làm bằng đất sét rồi cuối cùng kiểu gì cũng rơi ra thì không thể nào tượng trưng, chứ chưa nói đến là một quyền lực cao hơn được. Kết luận rất logic này đã dẫn họ đến việc đòi hỏi bản chất thật sự của Chúa. Càng nghĩ nhiều về điều đó, người Do Thái càng đi đến kết luận rằng hình ảnh chân thật duy nhất về Chúa chính là sản phẩm tạo ra từ trí tưởng tượng của chúng ta. Vào ngày đó, họ nhận ra rằng trí tưởng tượng chính là sức mạnh. Nếu bạn có thể hình dung ra Chúa, tin vào Người và cảm thông với những gì bạn nhìn thấy bằng con mắt của lý trí, thì chính cái khả năng tưởng tượng đó sẽ giúp bạn tạo nên những ý tưởng độc nhất mà chưa ai từng nghĩ đến, những ý tưởng có thể làm xoay chuyển thực tại. ‘Hình ảnh tiên tri’ ➜ Hồi giáo có giống như thế, trí tưởng tượng về Thượng Đế!??

“Người Do Thái phát triển một trí tưởng tượng cực kỳ sáng tạo bởi vì họ không còn lựa chọn nào khác nữa. Người Do Thái, hơn bất cứ dân tộc nào khác, biết rằng chỉ có trí tưởng tượng mới có thể cứu được họ thoát khỏi hoàn cảnh của mình. Chỉ với sự hỗ trợ của trí tưởng tượng, họ mới thâm nhập được vào trái tim tàn nhẫn của những kẻ áp bức và thuyết phục chúng đối xử với mình tốt hơn, và chỉ có sự giúp sức của trí tưởng tượng, họ mới có thể vượt qua được những rào cản mà những dân tộc khác đã đặt ra với họ. Và thậm chí nếu tất cả những nỗ lực này không mang lại cho họ thực tế tốt đẹp hơn thì ít nhất trí tuệ của họ sẽ đưa họ từ thực tế hà khắc đến với vương quốc tinh thần vượt xa khỏi thực tế đó.”

“Người Do Thái có khả năng sống trong những ý kiến hoàn toàn mang tính chất tưởng tượng như thể chúng là những sự việc cụ thể,” “Họ, những người Do Thái, có thể để đầu óc mình hoàn toàn chìm trong những sáng kiến không tưởng, và chính vì thế, họ có thể đưa ra những lời hứa đầy sức thuyết phục, cùng với sự chân thành xuất phát từ bên trong, đối với công chúng.”

“Và người Do Thái đã biết điều đó từ rất lâu rồi. Đối với họ, sử dụng trí tưởng tượng là một việc mang tính bản năng. Đó là yêu cầu cơ bản và thiết yếu nhất trong việc phát triển trí tuệ để tìm ra con đường sống sót cho mình.”

“Đó cũng là một phần trong bản năng sinh tồn của người Do Thái chăng?” tôi hỏi. “Khả năng nhận biết và ‘chẩn đoán’ người khác ấy?”“Tôi sinh ra ở Berlin, sau đó khi tôi lên ba, chúng tôi phải trốn đi. Gia đình tôi sống ở Pháp vài năm rồi chuyển đến Antwerp. Ở đó, bố tôi đã mở cửa hàng đồ trang sức. Tôi nhớ thỉnh thoảng tôi thường bỏ học, chạy đến làm việc với bố vào buổi tối. Tôi đứng cạnh bố trong cửa hàng, và mỗi lần có khách bước vào, bố tôi luôn đoán chính xác người đó đến từ đâu, người đó làm nghề gì kiếm sống, và người đó đã lập gia đình hay chưa – và tất cả chỉ cần một cái liếc nhanh. Bố tôi là người đã sáng tạo ra thuật ngữ ‘Bản năng sinh tồn Do Thái.’ Bố tôi nói rằng là một người Do Thái bị ngược đãi, hắt hủi ở mọi nơi ông đi đến nên trong suốt cuộc đời, ông đã phát triển một thứ bản năng là luôn chú ý đến những chi tiết nhỏ nhất và gắn cho chúng tầm quan trọng thật to lớn.”

- “Mối liên hệ giữa người Do Thái và thành thị có 2 ý nghĩa. Thành phố có ảnh hưởng đến trí thông minh, trong khi chính những người Do Thái lại được dẫn dắt tới các đô thị bởi vì điều đó góp phần thúc đẩy mưu cầu về trí tuệ của họ.” ➜ Có phải điều này cũng đúng với những dân nhập cư?!?!

- “Thế ở thành phố có gì giúp cải thiện trí thông minh của con người mà ở nông thôn không có?” tôi băn khoăn. - “Một lối sống đòi hỏi chúng ta luôn phải vận động,”

Cuộc sống thành thị có một mức độ dữ dội đòi hỏi người ta phải phát triển sự khéo léo mang tính chất sống còn. Tôi muốn nói đến yêu cầu phải phản ứng tức thì trong những tình huống căng thẳng, với những hoàn cảnh biến đổi không ngừng của cuộc sống thành thị. Điều này luôn đúng với bất cứ người dân thành thị nào. Đối với người Do Thái thì khả năng suy nghĩ và phản ứng thậm chí còn phải nhanh hơn những người khác bởi vì họ là thiểu số. Những dân tộc thiểu số, dù là ai đi chăng nữa, có một lợi thế dễ dàng nhận thấy so với phần đông dân số còn lại – sự thiếu tiện nghi, cảm giác tạm bợ; một giác quan mà họ phải đấu tranh để đạt được và bảo vệ số mệnh của mình. Những khó khăn trong cuộc sống ở một môi trường khắc nghiệt góp phần phát triển trí thông minh mang tính chất sống còn này. Cũng giống như ví dụ về chiếc taxi ở New York, người ta lúc nào cũng phải nghĩ trước hai bước. Là một dân tộc thiểu số, người Do Thái luôn phải đánh giá đúng vị thế và hiểu rõ những điểm mạnh của mình khi phát triển một chiến lược để cất cánh trong những thời điểm thuận lợi và sống sót trong những giai đoạn cực kỳ cam go. Bí quyết được ẩn giấu trong mức độ tiếp thu cái mới cao và khả năng thích ứng với những hoàn cảnh thay đổi với tốc độ chóng mặt. Những kinh nghiệm cay đắng đã dạy cho họ rằng số mệnh của họ là không bao giờ được tận hưởng sự thoải mái. Không thoải mái và không có gì đảm bảo về tài chính. Bất cứ ai phải thích nghi với những nỗi đau về mặt tình cảm đều trở nên cảnh giác và để ý đến môi trường xung quanh mình hơn. Người Do Thái làm quen với những địa điểm họ đến giống như cách mà một con chuột làm quen với một con mèo nhà.

“Nếu có một điều mà người ta có thể học từ những kinh nghiệm cay đắng trong quá khứ của người Do Thái thì đó chính là nguyên tắc của sự thoải mái. Chung quy lại, nếu muốn phát triển trí thông minh và thành đạt trong cuộc sống thì bạn không bao giờ được cảm thấy hài lòng, thỏa mãn hay đạt đến độ thoải mái và đảm bảo về tài chính! Con người ta phải tiến bộ hàng ngày, lang thang cả về thể xác và tinh thần. Con người mà cảm thấy thoải mái thì bộ óc cũng ngừng làm việc luôn. Khi ta thấy thoải mái, ta sẽ chấp nhận mọi việc như nó vốn có. Ta không nghĩ đến chúng nữa. Ta chỉ là một con người nhỏ bé trong đám đông, chỉ biết đi cùng hướng với mọi thứ và cho rằng nếu mọi người cùng đi một hướng thì chắc chắc đó phải là hướng đi đúng.”

“Freud đã từng giải thích rằng ông cảm thấy chất Do Thái của mình, không phải bởi vì truyền thống hay lòng tự hào dân tộc, mà bởi vì hai đặc điểm mà ông thấy còn quý hơn vàng – tự do khỏi những khuôn mẫu niềm tin xưa cũ, những niềm tin thường ngăn cản con người sử dụng trí tuệ của mình, và đi ngược lại điều mà đa số thường làm.”

“Các giác quan của cậu đã bị cùn hết rồi!” ông quay trở lại với chủ đề đang nói. “Cậu không còn thấy những điều mới mẻ nữa. Cậu không còn khả năng suy nghĩ một cách sáng tạo về những điều mới mẻ nữa. Khi một người ở một nơi quá lâu thì anh ta sẽ tự tạo ra cho mình những hàng rào về nhận thức. Anh ta không có đủ sự khích lệ bởi vì anh ta đã biết mọi thứ; chẳng còn gì mới mẻ dưới bầu trời này nữa nên những giác quan của anh ta bị cùn đi. Anh ta cần phải đi lang thang và thay đổi địa điểm.”

“Những nghiên cứu được thực hiện trong phòng thí nghiệm trên loài chuột cho thấy sự khác biệt rất thú vị giữa những con chuột sống trong một chiếc lồng cả đời và những con thường xuyên di chuyển từ nơi này sang nơi khác.” “Những con chuột ‘lang thang’ thường xuyên gặp được những môi trường ‘béo bở’, những tác nhân kích thích luôn thay đổi – đồ chơi, vật gây tiếng động, ánh sáng, các loại mùi…, những con chuột này thể hiện một trí thông minh vượt trội hơn hẳn. Sau khi những con chuột đó chết, người ta thực hiện một phân tích sâu hơn và phát hiện ra rằng não của chúng phát triển hơn trên nhiều phương diện nhất định. Vỏ não, chẳng hạn, dày hơn và đầy hơn so với những con chuột không có các kích thích, hàm lượng của một số loại enzyme cũng cao hơn,”

“Điều đó hoàn toàn đúng,” ông mỉm cười. “Có một câu nói của người Do Thái, ‘Ở thành phố anh ta sống không có nhà tiên tri.’ Một người không thể thành công trong thành phố mình sống bởi vì ở đó ai cũng biết những sai lầm của anh ta. Chỉ khi đến một nơi khác, nơi anh ta hoàn toàn thoát khỏi những xiềng xích, những ý niệm xã hội được hình thành từ trước hay theo cách nói của cậu, những khả năng thực sự của anh ta. Người Do Thái thành công bởi vì họ là những người ngoài. Là một người ngoài, bạn không phải quan tâm đến hiện trạng, điều này giúp bạn chấp nhận những nguy cơ và thử những điều mới mẻ.” “Có một loại rượu táo tên là ‘Người ngoài,’

Nguyên tắc của người sống sót – Không bao giờ được cảm thấy thoải mái. Hãy tiếp tục lang thang, cả về thể xác và tinh thần, để trải nghiệm những điều mới mẻ.

Trong suốt lịch sử, người Do Thái luôn sống ở những nơi tồi tàn. Mà ngay cả ngày nay cũng vậy, nếu nhìn vào những khu Do Thái chính thống – ngay ở Jerusalem hay Bnei Barak – sẽ thấy rằng hầu hết họ đều sống dưới mức nghèo khổ. Một cậu bé có thể không có nổi một miếng thịt nhưng không thể không có sách vở. Bố mẹ cậu bé có thể chẳng kiếm được đồng nào khi làm giáo viên bán thời gian nhưng đổi lại, họ sẽ nhận được những điều quý giá hơn – sự kính trọng và danh dự. Đề cao việc học hành là một giá trị rất cao đối với người Do Thái. “Vì vậy, những nhà lãnh đạo Do Thái hiểu rằng tương lai của đạo Do Thái dựa vào giáo dục. Giáo dục quan trọng đến nỗi một trong những thầy đạo cấp cao còn thừa nhận rằng ông ta thích học kinh Torah hơn bất cứ bổn phận nào khác, trong đó có việc chăm lo chuyện lễ tế hàng ngày. Sau đó, một triết lý của người Do Thái đã được phát triển ‘Thế giới được chống đỡ bởi ba điều: Torah, công việc và lòng từ thiện.’ Để ý mà xem, giáo dục đứng đầu danh sách đó đấy.”

“Điều mà có thể người Do Thái không biết hay ít nhất là họ không nghĩ sẽ xảy ra đó là việc họ đã đặt nền móng cho sự phát triển của trí thông minh của cả cá nhân và tập thể. Người Do Thái tập trung vào việc sử dụng cái đầu, sau đó mới đến chân tay. Đó là một lý do nữa giải thích tại sao hầu hết người Do Thái đều làm việc trong những ngành ít đòi hỏi vận động mà chủ yếu đòi hỏi trí óc như y khoa, thương mại, luật, v.v… Đó cũng là lý do tại sao có rất ít vận động viên nổi tiếng người Do Thái - Phát triển trí óc luôn đi trước phát triển thân thể.” “Rất nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng sử dụng bộ não, tức là suy nghĩ nhiều, sẽ giúp phát triển trí thông minh. Nếu bạn làm những việc mang tính máy móc như là hái cà chua hay những việc ít đòi hỏi suy nghĩ, sáng tạo thì rất có khả năng sẽ bị teo não.” 

“Cậu có nhớ tôi đã hỏi cậu tại sao người Do Thái luôn trả lời một câu hỏi bằng một câu hỏi khác không?” Samuel quay sang Jerome. “Bởi vì họ được dạy như thế và đó là thói quen đã truyền lại qua nhiều thế hệ.” “Đạo Do Thái có một nguyên tắc là không bao giờ được coi bất cứ điều gì là chuyện đương nhiên, thậm chí cả những mệnh lệnh nghiêm khắc và cơ bản nhất. Cho dù mệnh lệnh có đến từ đâu thì người Do Thái cũng luôn khao khát được hiểu tại sao họ phải hành động như thế và logic đằng sau mỗi mệnh lệnh là gì. Sinh viên trường đạo không phải cứ mù quáng chấp nhận tất cả những điều thầy đạo nói như những lời thánh truyền mà không có gì chứng minh cho những lời đó. Họ được quyền tranh luận với người dạy mình và được khuyến khích đưa ra câu hỏi nếu họ nghĩ rằng hành động của thầy đạo đi ngược lại những điều họ được học. Một giáo viên may mắn là người được dạy những sinh viên có khả năng giúp mình hiểu biết hơn nhờ những câu hỏi của sinh viên và việc trả lời những câu hỏi đó. Đó cũng là lý do vì sao sách Talmud lại đóng một vai trò quan trọng đến vậy trong cuộc sống của người Do Thái. Đó là một tác phẩm không có điểm bắt đầu và cũng không có điểm kết thúc. Không có cái gọi là câu trả lời cuối cùng và ai cũng có thể bắt đầu một cuộc thảo luận tại bất cứ điểm nào trong đó, thậm chí cả những điểm đã được tất cả mọi người ‘chấp nhận.’ Học tập không phải là học thuộc như vẹt những điều về quá khứ mà phải là lời mời gọi thảo luận về tương lai.”

“Không được coi bất cứ điều gì là hiển nhiên,” 

“Cậu có hay nhìn thấy người ta dán băng lên vết thương không?” Samuel hỏi Jerome. “Hàng tỉ lần rồi phải không?” Jerome gật đầu. “Cậu có bao giờ quan sát thật kỹ chiếc băng dán không? Chắc là không rồi bởi vì chả có lý do gì để đi quan tâm tới một thứ đơn giản và rõ ràng đến vậy. Thế giới đã dùng băng dán gần bảy mươi năm nay rồi nhưng chỉ khoảng một thập kỷ trở lại đây mới có một người để ý thấy một điều mà chúng ta cho là hiển nhiên: tất cả các loại băng dán đều cùũng một màu da kem. Trong suốt sáu mươi năm, tất cả mọi người, không cần biết màu da gì, đều sử dụng chiếc băng dán có màu tiêu chuẩn đó và chấp nhận nó như một thực tế. Phải mất sáu mươi năm, người ta mới đặt ra câu hỏi, ‘Sao không làm băng dán màu tối hơn cho những người da tối?’ Và vì thế, chỉ trong một thập kỷ trở lại đây, các công ty mới bắt đầu cải thiện quan niệm về chiếc băng dán và sản xuất những loại băng có nhiều màu sắc hơn. Sáu mươi năm đó! “Phải mất vài trăm năm các nhà sản xuất nước sốt mới tự hỏi chính mình, ‘Sao người dùng cứ phải dốc ngược chai thủy tinh lên chỉ để lấy ra vài giọt nước sốt tí tẹo chứ?’ Và chính vì vậy, trong vài năm qua, một số nhà sản xuất đã bắt đầu sản xuất những chai nước sốt bằng nhựa bóp được và có hình úp xuống. Hàng triệu người giờ đây đã có thể thưởng thức nước sốt mà không phải trầy trụa cả tay vì dốc chai.” Samuel mỉm cười.

Chúng ta đã nói đến việc người Do Thái phát triển một thứ bản năng sinh tồn đòi hỏi họ phải để ý rất kỹ đến sự thay đổi không ngừng của hoàn cảnh xung quanh mình, khả năng thích ứng với những thay đổi này và một nguyên tắc căn bản đó là không được coi bất cứ điều gì là hiển nhiên. Người Do Thái luôn cố gắng giữ một bộ óc cởi mở. Sự cởi mở này cho họ một hiểu biết quan trọng – không việc gì phải phát minh ra một loại bánh xe khác. Cứ sử dụng cái đã có sẵn theo cách phù hợp với nhu cầu của mình nhất. Tất nhiên, nhiều người Do Thái đã có những ý tưởng tác động đến toàn nhân loại nhưng họ cũng đủ khôn ngoan để tiếp thu những tinh hoa của các nền văn hóa và những con người sống quanh họ, để đáp ứng nhu cầu của mình. Ở một khía cạnh nào đó, họ là những người bắt chước sáng tạo.” “Một người bắt chước sáng tạo là người áp dụng có hiệu quả một thứ đã có sẵn để phù hợp với nhu cầu của mình và cải tiến thứ đó. Một tấm đệm chỉ là một chiếc chiếu được cải tiến, một chiếc ô tô chỉ là một chiếc xe ngựa tinh vi…”

Cho dù họ đi đến đâu và trong thời đại nào đi chăng nữa, họ vẫn luôn giữ một đầu óc cởi mở để có thể nhìn ra lợi thế của tất cả những điều họ thấy. Bất cứ điều gì lôi cuốn họ, họ đều tiếp thu, bắt đầu từ những thứ đơn giản, nhỏ nhặt nhất như quần áo, đồ đạc, món ăn, đến những quan điểm về trí tuệ của những nền văn hóa khác.”

“‘Hãy tự biến mình thành một thầy đạo’ có nghĩa là hãy tìm một người nào đó để bắt chước. Các nhà hiền triết đã nói rằng để có được những thông tin cần thiết, hãy thường xuyên tiếp xúc với những người thông thái. Vào thời Mishnah và Talmud, học sinh sẽ quan sát mọi cử động, hành vi, bước đi của thầy đạo. Học sinh sẽ học được cách thầy ăn, uống, thức dậy, đi ngủ, đứng lên, ngồi xuống.”

“Trí tuệ là tài sản vĩ đại nhất của một con người và khả năng giành được tài sản này hoàn toàn nằm trong khả năng của ta, ở bất cứ nơi đâu và từ bất cứ người nào. Học hỏi từ bất cứ ai có thể có ích cho ta là một điều cực kỳ đáng giá.”

“Có một người Do Thái và một kẻ ngoại đạo cùng đi trên một chuyến tàu. Khi kẻ ngoại đạo bỗng nhiên hỏi người Do Thái, ‘Sao mà người Do Thái các anh thông minh thế? Bí quyết là gì vậy?’ Người Do Thái trả lời ngay, ‘Đó là vì chúng tôi ăn đầu cá.’

“‘Thật vậy hả?’ Kẻ ngoại đạo kinh ngạc thốt lên.

‘Thế tôi có thể tìm đầu cá ở đâu được?’

‘Ồ, thật tình cờ là bữa trưa nay tôi lại mang cá đi.’ Người Do Thái lấy một con cá từ trong túi ra và đặt nó lên bàn.

“‘Ông có muốn bán cho tôi nguyên cái đầu thôi không?” kẻ ngoại đạo hỏi.

‘Dĩ nhiên rồi, chỉ cần đưa tôi hai mươi rúp thôi.’

“Kẻ ngoại đạo trả tiền và bắt đầu ăn cái đầu cá. Vài phút sau, khi kẻ ngoại đạo đã xơi xong cái đầu cá và đang liếm ngón tay, anh ta quay qua người Do Thái và nói,

‘Thế quái nào mà tôi phải trả những hai mươi rúp cho cái đầu trong khi cả con cá mới có mười lăm rúp?’”

“Người Do Thái mỉm cười và trả lời, ‘Đấy, anh thấy chưa, đầu cá bắt đầu có tác dụng rồi đấy.’’


“Vậy động lực của người Do Thái trong phát triển trí nhớ là để giữ gìn truyền thống, phải không?” “Từ ‘nhớ’ xuất hiện không dưới 172 lần trong kinh Torah,” cô mỉm cười. “Nói về động lực, các anh có nghĩ đối với một người theo đạo thì còn nguồn động lực nào vĩ đại hơn một mệnh lệnh trực tiếp từ Chúa không? Đó chính là một trong những lý do khiến người Do Thái phát triển một trí nhớ tuyệt vời đến vậy. Nhà sử học nổi tiếng Josephus Flavius đã tổng kết những động cơ phát triển trí nhớ của người Do Thái rất hay như thế này: Chúng ta (người Do Thái) có trách nhiệm dạy Kinh thánh cho con cháu mình để chúng có thể biết được những nguyên tắc và những câu chuyện về tổ tiên, để chúng đi đúng con đường mà tổ tiên ta và ta đã đi… và để chúng không thể nói rằng mình không biết.”

“Một dân tộc Do Thái với ‘một quá khứ’ cần phải tiếp tục được ‘truyền lại’. Tương lai của người Do Thái có nền tảng là quá khứ, một quá khứ mà người Do Thái có nghĩa vụ truyền lại và tiếp tục. Tương lai cần đến quá khứ. Hai điều này luôn song hành trong suốt toàn bộ lịch sử của người Do Thái.” “Lịch sử của người Do Thái chứa đựng đầy nỗi đau. Vậy chẳng phải sẽ tốt hơn nếu ta quên đi quá khứ và bước tiếp sao?” Jerome hỏi. “Một câu hỏi rất hay,” Lisa nói và lấy ra một bản sao cuốn Kinh thánh ra, bắt đầu lật qua các trang sách. “Đợi tôi một chút, tôi sẽ tìm câu trả lời cho câu hỏi anh vừa đặt ra. Cô tìm thấy trang sách và nói. “Ở đây chúng ta có một nghịch lý! Bạn phải xóa những ký ức về nỗi đau khỏi đầu mình nhưng đừng quên chúng. Chúng ta có thể rút ra được gì từ điều nghịch lý này đây? Đó là chúng ta có hai trách nhiệm trái ngược nhau. Ta không được phép quên đi quá khứ cay đắng, đau thương nhưng ta phải xóa đi những vết sẹo của quá khứ đó để sống cuộc sống của mình mà không phải mang trên mình gánh nặng của sự trả thù vô ích. Nhớ và quên để có thể sống một cuộc sống cân bằng và lành mạnh.”

Người Do Thái cho rằng ghi mọi thứ ra giấy chẳng giúp ích gì cho việc ghi nhớ cả. Thật ra, họ cho rằng ghi ra giấy chỉ làm cho người ta không cần phải nhớ nữa. Thay vì lưu trữ thông tin trong đầu thì ta lại lưu trữ thông tin trên một tờ giấy. Máy tính của anh đã bao giờ bị hỏng làm mất hết mọi dữ liệu chưa?” “Vậy sẽ thế nào nếu ta ghi tất cả lịch sử và truyền thống Do Thái ra những cuốn sách và rồi một ngày chúng bị những kẻ thù ghét Do Thái đốt rụi, mà điều này thì đã xảy ra không chỉ một lần? Khi đó, những truyền thống Do Thái sẽ ra sao? Nỗi lo sợ phải phụ thuộc vào những thứ vật chất, như sách chẳng hạn, là rất lớn đối với một dân tộc sống lang thang và luôn bị săn đuổi.” Lisa bắt đầu trở nên kích động. “Đó là lý do vì sao họ biết rằng nếu muốn bảo vệ truyền thống của mình, họ phải dựa vào một thứ mà không sức mạnh nào hủy hoại được – trí nhớ của mỗi người dân Do Thái trong tập hợp trí nhớ của toàn dân tộc. Vì vậy, trong khi các dân tộc khác ghi lại những câu chuyện, lịch sử của mình thì chúng ta, những người Do Thái, lại tin tưởng vào trí nhớ. Điều đó giải thích tại sao họ phát triển những phương pháp ghi nhớ hay chính xác hơn là những ‘kênh’ để gìn giữ trí nhớ của toàn dân tộc

“Người Do Thái cũng như một người mù cố gắng sống sót trong thế giới vậy. Họ cũng không có lựa chọn nào khác ngoài việc phải dựa vào chính mình để hoàn thành nhiệm vụ cao cả nhất – đảm bảo sự tồn tại của dân tộc Do Thái.”

“Ở những trường học thông thường, sinh viên chỉ ngồi im lặng trong lớp và lắng nghe giáo viên giảng bài, hoặc ngồi trong thư viện và tìm tòi qua các sách báo, các đề tài nghiên cứu. Còn trong một trường đạo, sinh viên phải ‘phun trào’ và ‘bùng nổ’ khi nghiên cứu Torah. Họ sẽ phải sử dụng tất cả nguồn năng lượng của mình, để mọi cơ quan tham gia vào sự học đó – và nhất là phải nói thật to! Có người đã từng nói với tôi rằng bằng cách nói to những điều ta học được, ta kích hoạt cả hai bán cầu não và cải thiện khả năng nhận thức, sự tập trung và trí nhớ. “Con người ta thường chỉ dùng thị giác, tức là chủ yếu ghi nhớ mọi điều thông qua việc đọc. Khi ta nói to lên những điều ta học tức là ta bổ sung một giác quan nữa vào việc ghi nhớ – thính giác. Nó cũng giống như xem TV có tiếng hay tắt tiếng vậy. Học bằng cách nói to thực sự giúp in dấu kiến thức vào tâm hồn của một người để kiến thức đó sẽ tồn tại trong trí nhớ lâu hơn.”

“Người ta đã chứng minh được rằng cử động của cơ thể giúp cải thiện khả năng suy nghĩ và học tập. Sẽ tốt hơn nếu đứng học hoặc vừa đi vừa học.” “Cử động đu đưa giúp thiết lập một nhịp điệu làm cho con người tập trung và gia tăng lượng oxy lên não. Nguồn oxy bổ sung này làm tăng khả năng suy nghĩ một cách rõ ràng.”

“Phụ nữ thường nhớ tên và khuôn mặt tốt hơn đàn ông" ➜ Tại sao!???

‘Một cái tên hay còn tốt hơn dầu quý.’ Tên của chúng ta cho thấy ta là ai và chúng ta để lại danh tiếng gì, tốt hay xấu. “Chính vì vậy, chúng ta phải tiếp cận tên của một người với lòng tôn trọng cao nhất! Hầu hết chúng ta đều mắc tội vì thực tế rằng chúng ta không để ý tới những điều đơn giản nhất mà ở đây chính là tên của một người. Con người gặp gỡ nhau hàng ngày và chỉ vài phút sau khi chia tay, ta đã không còn nhớ tên người mình vừa gặp nữa. “Chúng ta cần phải sắp xếp lại những ưu tiên của mình. Trước khi gặp một người, ta phải có mong muốn biết tên người đó. Ta phải cố gắng hết sức để nhớ tên của họ bởi vì cái tên chính là tài sản giá trị nhất của một con người!”“hãy quan tâm đến tên một người, trân trọng nó và hãy nhớ lấy, cho dù cái tên có là do cha mẹ đặt hay không, thì tiếng gọi tên vẫn là âm thanh dễ chịu nhất đối với đôi tai của con người mang cái tên đó. Cho dù họ có thực sự yêu tên mình hay không thì cái tên vẫn là điều đầu tiên mà ta tiếp xúc khi gặp một người.”

“Và đừng quên những đặc điểm của người Do Thái,” - . “Mũi to, tai vểnh…”

“Cơ bản là phải tạo được mối liên kết giữa tên của một người và diện mạo của người đó. Diện mạo thể chất, hay có lẽ quan trọng hơn là diện mạo của tâm hồn, là ý thức về tính cách và ấn tượng nó tạo ra. Các nhà hiền triết đã phân thành bốn nhóm: những người có tên đẹp làm những điều tốt đẹp; những người có tên xấu làm những điều xấu xa; những người tên đẹp nhưng làm những điều xấu xa; những người tên xấu nhưng làm những điều tốt đẹp. Nói cách khác, có hai khả năng xảy ra: Tên có thể hợp hoặc không hợp với người mang tên đó.” “Khi ta gặp một ai đó, điều đầu tiên ta cần chú ý đến chính là tên người đó. Điều thứ hai là nhìn người ta gặp và xem ấn tượng của ta về người đó ra sao. Lần đầu tiên nhìn, trông cô ta hay anh ta thế nào? Hòa nhã, nóng tính, một người hay cười hay một người xảo quyệt… Ta nên luôn tự hỏi mình rằng, ‘Sao người đó lại có tên như thế? Cái tên có phù hợp với ấn tượng người đó tạo nên hay không?’ Quan trọng nhất là cái tên đó phù hợp, hay không phù hợp, với bản thân con người đó ở khía cạnh nào?” ông giải thích. “Khuôn mặt của một con người trả lời rất nhiều câu hỏi về con người đó, trong đó có câu hỏi về việc cái tên có phù hợp với người đó không.”

“Cái trán của một người có thể là dấu hiệu biểu hiện sự dũng cảm, quyết tâm và sức mạnh,” ông nói thêm. “Khuôn mặt mạnh mẽ… cái trán mạnh mẽ. Đức vua David đã miêu tả những người phù hợp với chiến trận là những người có ‘khuôn mặt giống như mặt của những vị chúa sơn lâm.’ Ở đây cũng vậy, nó muốn ám chỉ một khuôn mặt can trường tràn đầy sức mạnh. Cậu đã thấy mình có thể biết được nhiều điều từ khuôn mặt chưa?”

“Đôi mắt có thể cho ta biết con người đó có một trái tim ấm áp và hào phóng hay một trái tim xấu xa, đầy sự khinh bỉ, miệt thị và hằn học.”

‘Một người không bao giờ nên từ biệt bạn mình mà không để lại một câu nói sáng suốt, bởi vì đó là cách mà họ sẽ nhớ đến bạn.’ Tôi nghĩ đến là một cách rất hiệu quả để nhớ người,” Schneiderman nói. “Không được để một người cứ thế mà đi. Khi người đó đi, hãy cho người đó một thứ gì đó để giúp họ nhớ về ta và giúp ta nhớ về họ. Nói cách khác, thay vì câu nói đơn giản, ‘Về nhé, đi cẩn thận,” hãy chia tay bằng một cách khác – một cách độc đáo và gây sự chú ý hơn.” “thay vì chào tạm biệt tất cả mọi người cùng một cách như nhau, ta cần chào mỗi người bằng một cách riêng… một cách thật đặc biệt và đặc trưng đối với người đó

Tìm ra mối liên hệ giữa tên người và ngoại hình, tính cách người đó. Thêm nickname vào tên người. Chuyển tên người thành một từ viết tắt miêu tả những đặc trưng của người đó. Tạm biệt mỗi người bằng một cách độc đáo và đặc biệt riêng