i
-Truyền thuyết nổi tiếng nhất là mèo thần tài (Maneki Neko) đã cứu mạng hai vị samurai khỏi nguy hiểm
-Người Nhật gọi nét dễ thương của mèo là "tsundere". Trong đó, từ "tsun" có nghĩa "kiêu ngạo và quý phái", còn từ "dere" là "nũng nịu".
-Bộ truyện tranh A Man and His Cat… Ngoài ra còn có những địa điểm du lịch nổi tiếng như ngôi đền Gotokuji - quê hương của chú mèo may mắn Maneki Neko - và ngôi đền Nyan Nyan Ji ở Kyoto, nơi có một nhà sư mèo thực thụ mang tên Koyuki.
Nyan Cat

HELLO KITTY

-Tại Nhật có hẳn một chuyến tàu cao tốc Shinkansen mang tên "Hello Kitty"
Mèo trong văn hóa Nhật Bản: Vừa là thần linh vừa là quỷ ăn thịt người - Báo Phụ Nữ
www.phunuonline.com.vn
Khoa học chứng minh người Nhật yêu mèo vì chúng là 1 lũ
lostbird.vn
Mèo Maneki Neko - biểu tượng may mắn của người Nhật | Báo Dân trí
dantri.com.vn
Nhìn lại “thiên tình sử” của Hello Kitty với thời trang | Barcode
barcodemagazine.vn
Hello Kitty và những bí mật của nàng mèo hồng nhan bạc... tỷ
www.brandsvietnam.com
Vì sao
cafebiz.vn
HELLO KITTY - NÀNG MÈO TRỨ DANH TRỞ THÀNH THƯƠNG HIỆU TỶ ĐÔ SUỐT 45 NĂM | ViralWorks
viralworks.com
Chiến lược thương hiệu lạ lùng của Hello Kitty: Trẻ con thích, người lớn cũng mê
genk.vn
Hello Kitty và câu chuyện về thương hiệu nhượng quyền kiếm về 8 tỷ USD mỗi năm
vietnambiz.vn
https://sage.edu.vn/blog/hello-kitty-tu-suc-manh-cua-de-thuong-den-thuong-hieu-ty-do/
sage.edu.vn
- Đảo mèo Aoshima
Nguồn gốc của loài mèo tại Nhật Bản
Mèo có mặt trong mọi ghi chép lịch sử của Nhật Bản nhưng không ai biết chính xác khi nào và bằng cách nào chúng có mặt tại đảo quốc này. Nhận định được ủng hộ nhiều nhất là những chú mèo đầu tiên đã đi theo con đường tơ lụa từ Ai Cập đến Trung Quốc và Hàn Quốc, và sau đó đến Nhật Bản bằng đường thủy. Chúng đến với tư cách là những kẻ canh gác cho các cuốn kinh Phật quý giá được viết trên giấy vellum hoặc như món quà đắt tiền được trao đổi giữa các hoàng đế. Nhiều khả năng là cả hai điều này đã xảy ra vào những thời điểm khác nhau.
Tuy nhiên, nhà nghiên cứu Zac Davission cho rằng chúng ta cần phải quay ngược quá khứ thêm vài trăm năm nữa. Bởi vì Thiên hoàng Uda (khi ấy 17 tuổi) vào năm 889 đã viết rằng ông rất yêu mến con mèo của mình - món quà từ một vị quan tặng cho tiên vương, và dành ra nhiều dòng chữ chỉ để ca ngợi vẻ đẹp của nó.
Ban đầu, mèo được buôn bán như một vật vô giá ở Nhật Bản nhưng khác với vàng bạc, mèo làm được một điều mà những thứ đó không làm được: sinh đẻ. Chỉ trong vài thế kỷ, loài mèo đã nhân giống và lan rộng cho đến thế kỷ 12 khi chúng đã có mặt trên khắp hòn đảo. Đó cũng là lúc chúng bắt đầu biến đổi.
Mèo trong các câu chuyện dân gian Nhật Bản
Mèo không phải động vật bản địa tại Nhật Bản
Từ lâu, dân gian Nhật Bản đã có quan niệm rằng khi mọi vật sống quá lâu, chúng sẽ bắt đầu phát ra sức mạnh kỳ diệu. Nó được thể hiện qua những câu chuyện cổ và áp dụng cho cáo, tanukis, rắn hay thậm chí là ghế. Thế nhưng, loài mèo đặc biệt hơn khi năng lực được gán ghép vào chúng độc đáo và đa dạng hơn. Nguyên nhân có lẽ do mèo không phải là động vật bản địa của Nhật Bản.
Trong khi xã hội Nhật Bản phát triển cùng với cáo và tanukis, mèo sở hữu khí chất đến từ bên ngoài thế giới mà người dân nơi đây đã biết. Điều này kết hợp với bản chất bí ẩn tự nhiên của loài mèo (khả năng co giãn đến mức phi tự nhiên, di chuyển không tiếng động và đôi mắt phát sáng trong đêm) chính là công thức hoàn hảo cho một loài động vật kỳ diệu.
Hình tượng mèo Nekomata
Sự xuất hiện đầu tiên được biết đến của một con mèo siêu nhiên tại Nhật Bản là vào thế kỷ XII. Theo các báo cáo, một con mèo hai đuôi khổng lồ, ăn thịt người được mệnh danh là Nekomata đã rình rập tại một khu rừng (ngày nay là tỉnh Nara, cố đô của Nhật Bản).
Nara được bao quanh bởi núi và rừng. Các thợ săn thường xuyên ra vào những khu rừng xung quanh thành phố này để buôn bán. Họ nhận thức được hiểm nguy nhưng con quỷ mèo này vượt xa mọi trông đợi của họ. Theo báo chí địa phương thời đó, một số thợ săn đã bị Nekomata ăn thịt. To lớn và mạnh mẽ, chúng giống như những con hổ hai đuôi hơn là những vật nuôi được cưng chiều của Thiên hoàng Uda.
Một Nekomata đang tấn công con người - Tranh của họa sĩ Utagawa Kunisada (1847)
Trên thực tế, Nekomata có thể thực sự là một con hổ. Ngày nay, nhiều sử gia suy đoán rằng truyền thuyết về Nekomata xuất phát từ một con hổ trốn thoát được đưa từ Trung Quốc sang.
Bùng nổ mèo ma thuật
Thế kỷ 12 kết thúc, những câu chuyện về Nekomata đã tạm lặng đi trong vài thế kỷ. Thời kỳ Edo bắt đầu và đánh dấu thời kỳ hoàng kim của những con mèo siêu nhiên tại Nhật Bản.
Mèo Bakeneko
Bắt đầu từ đầu thế kỷ 17, thời kỳ Edo đã mang đến cuộc cách mạng về văn hóa và nghệ thuật: sự ra đời của nhà hát kịch Kabuki, sushi, nghệ thuật tạo khối gỗ Ukiyoe, geisha và máy in đầu tiên ở Nhật Bản. Tất cả những điều này đã dẫn đến sự phát triển rực rỡ của ngành công nghiệp in cho mọi tầng lớp - theo nhiều cách, đây chính là tiền thân của manga. Các nhà văn và nghệ sĩ nhanh chóng nhận ra người dân đang thèm khát những câu chuyện về ma thuật và các con quái vật được gọi là Yokai. Bất kỳ tác phẩm nghệ thuật hay vở kịch sân khấu nào nhuốm màu siêu nhiên đều chắc chắn thành công.
Trong thời đại này, một loài mèo siêu nhiên mới đã xuất hiện: Bakeneko.
Tranh vẽ Bakeneko từ thời Edo
Khi Nhật Bản đô thị hóa, quần thể mèo và người cùng tăng lên. Bây giờ, mèo ở khắp mọi nơi. Chúng không chỉ là những con vật nuôi trong nhà mà còn đi lang thang ăn những thứ vụn vặt từ các tiệm mì ramen và sushi trên đường phố. Cứ thế, câu chuyện về những chú mèo có thể biến thành người trở nên phổ biến là lan truyền rộng rãi.
Khi ấy, những ngôi nhà Nhật Bản hầu hết được thắp sáng bằng đèn dầu cá. Mèo thích liếm dầu và vào ban đêm, dưới ánh đèn rực rỡ, chúng đổ bóng lớn lên các bức tường và trông như những sinh vật to lớn đứng bằng hai chân sau khi duỗi thẳng người. Theo truyền thuyết, những con mèo sống lâu ngày một cách bất thường đã tiến hóa thành Bakeneko. Chúng giết chủ nhân của mình và thay thế họ.
Mặc dù vậy, không phải Bakeneko nào cũng ăn thịt người.
Mèo Bakeneko hóa thành kỹ nữ
Một buổi tiệc của các con mèo Bakeneko
Vào khoảng năm 1781, tin đồn lan truyền rằng một số cung nữ của các biệt phủ kín cổng cao tường ở thủ đô Edo hoàn toàn không phải con người, mà là những Bakeneko biến hình. Từ từ, nó lan rộng ra khỏi phạm vi hoàng cung và bao gồm cả những diễn viên kịch kabuki, ca kỹ, diễn viên hài và nhiều nhóm người khác. Khi những con mèo này rời nhà vào ban đêm, chúng mặc kimono, uống rượu sake và tổ chức các bữa tiệc hoang dã trước khi trở về nhà vào lúc bình minh.
Mặc dù Bakeneko là loài mèo ma thuật phổ biến nhất ở Nhật Bản và chắc chắn là loài hấp dẫn nhất về mặt nghệ thuật nhưng những con mèo ma thuật khác ẩn mình trong các góc tối hơn cũng thú vị không kém.
Kasha - kẻ chuyên ăn xác chết-Kasha là một con quỷ từ địa ngục chuyên ăn xác chết. Giống như Nekomata và Bakeneko, Kasha đã từng là những con mèo nhà bình thường. Tuy nhiên, mùi tử khí nồng nặc đã biến chúng thành những con quỷ rực lửa.
Kasha có thể điều khiển xác chết như những con rối, khiến chúng đứng dậy và nhảy múa. Câu chuyện về Kasha vẫn là một phần của văn hóa về dịch vụ tang lễ. Ở Nhật Bản, theo phong tục, sau khi một người thân qua đời, họ sẽ tổ chức một buổi đánh thức để đưa thi thể về nhà. Và mèo tuyệt đối không được có mặt trong buổi lễ đó.
Neko musume lai giữa mèo và người. Chúng được sinh ra từ lời nguyền của mèo đối với những người chế tạo shamisen (đàn tam) - một nhạc cụ truyền thống sử dụng da mèo để làm da đàn. Một nhà sản xuất shamisen quá tham lam có thể bị nguyền rủa với một đứa con gái Neko musume như một sự trả thù. Thay vì một cô con gái yêu quý bình thường, họ sẽ nhận được một con mèo trong hình dạng con người không có khả năng nói chuyện, ăn thịt chuột và luôn cào móng vuốt lên mặt gỗ.
Trong thời kỳ Edo, mèo không chỉ mang đến xui xẻo mà ngược lại, hình tượng con mèo Nhật Bản nổi tiếng nhất trên thế giới chính là Maneki Neko - con vật đem lại may mắn và thịnh vượng. Loài mèo vẫy tay này có nguồn gốc từ dân gian với 2 dị bản phổ biến.
Khi một lãnh chúa samurai đứng trú dưới tán cây bên ngoài đền Gotokuji, một chú mèo đã vẫy ông vào đền và ngay sau đó là sét đánh gẫy cái cây. Để trả ơn, vị lãnh chúa đã trao quyền bảo trợ của mình cho ngôi đền, giúp nó tồn tại đến ngày nay đồng thời bán hàng nghìn con mèo bằng đủ mọi chất liệu cho những du khách hiếu kỳ.
Dị bản còn lại kể về một bà lão nghèo nằm mơ nhìn thấy một con mèo. Nó bảo bà tạc một con mèo bằng đất sét để bán ở chợ. Không chỉ làm theo, bà lão còn sử dụng giấc mơ kia như chiêu trò tiếp thị để bán được rất nhiều mèo đất sét và về hưu trong giàu có, hạnh phúc.