Thủ Đức là vùng đất thuộc huyện Ngãi An, tỉnh Biên Hòa (Đồng Nai ngày nay). Theo dòng lịch sử, nơi này được cắt ra, sáp nhập vào tỉnh Gia Định (một phần TP HCM ngày nay). Theo một số tài liệu được ghi chép lại, tên gọi Thủ Đức bắt nguồn từ tên hiệu Thủ Đức của ông Tạ Dương Minh (Tạ Huy) – người có công lao với vùng đất này từ năm 1679 đến 1725.
Văn tự Hán Nôm trên bia mộ ông Tạ Dương Minh có ghi "Mộ ông Tạ Huy, hiệu Thủ Đức tiền hiền thôn Linh Chiểu Đông nước Đại Nam. Ông mất ngày 19 tháng 6. Hương chức trong thôn lập mộ bia vào ngày lành tháng 2 năm 1890". Theo đó, ông mất ngày 19/6 (chưa rõ năm), mộ bị thất lạc một thời gian, đến năm Canh Dần (1890), làng Linh Chiểu Đông mới tìm được rồi trùng tu như hiện nay.
Ông Tạ Dương Minh là người Hoa nằm trong phong trào "phản Thanh phục Minh", bị truy đuổi phải di cư sang Việt Nam thần phục nhà Nguyễn. Ông được thu nhận và phân đi vùng Linh Chiểu Đông để khai khẩn đất hoang, chiêu dân lập ấp. Tại đây ông cùng nhiều người miền Trung và người bản địa mở rộng canh tác, lập làng mở mang cơ nghiệp.
Để thuận tiện cho người dân buôn bán, ông cho xây ngôi chợ lớn nằm ở vị trí đẹp, thuận tiện buôn bán ở khu vực này, được gọi là chợ Thủ Đức – một trong những ngôi chợ lớn, sầm uất của vùng thời bấy giờ.
Một khía cạnh nữa là sự kiện từ lâu vùng Thủ Đức đã là “sân sau” của người Sài Gòn. Trong thời Pháp thuộc, Thủ Đức đã là một khu ăn chơi nổI tiếng qua câu nói “Chợ Thủ Đức năm canh thức đủ” (xin lưu ý về cách chơi chữ, nói lái, trong câu nói). Tài tử giai nhân Sài Gòn thời “thái bình” (từ ngữ của thế hệ cha ông chúng ta để mô tả giai đoạn cực thịnh của thực dân Pháp), sau một chầu hát bội hay “ca ra bộ” ở Sài Gòn, có thể đi “xe kiếng” hay “xe song mã” lên Thủ Đức nhậu nhẹt và ăn nem (lúc bấy giờ nem Thủ Đức là nổi tiếng nhất Nam Kỳ; sang thời Cộng Hòa thì nem Thủ Đức đã xuống dốc nhiều và nhường địa vị lại cho nem Lái Thiêu) cho đến sáng mới trở về Sài Gòn, và vì thế mớI tạo ra câu nói kể trên. Người ta cũng rủ nhau đi tắm suối Xuân Trường, một Bắc, vẩn còn bâng khuâng tưởng nhớ đến nem Thủ Đức và suối Xuân Trường qua câu thơ:
Thủ Đức, Xuân Trường, khách vắng đông?
Trong thời Cộng Hòa thì dân Sài Gòn vẩn tiếp tục truyền thống nầy. MổI cuối tuần, nếu không đi chơi xa như Vũng Tàu, Long Hải để tắm biển, hay không lên Lái Thiêu, Bình Dương hái và mua trái cây, thì ngườI ta lên Thủ Đức tắm “piscine”. Hồ bơi Hoàn Cung, ngó ngang qua quán Con Gà Quay, đã một thờI làm ăn phát đạt. Về sau thì lại có thêm một hồ bơi nữa là Ngọc Thủy. Chính vì sự hiện diện của các hồ bơi nầy mà suối Xuân Trường đã dần dà bị rơi vào quên lảng. Khoảng cuối thập niên 60 và đầu thập niên 70 thì Thủ Đức lại có thêm một trung tâm giải trí lớn nữa là khu Đường Sơn Quán bên phía Xa lộ Đại Hàn với sân trượt (patin) nổi tiếng và thu hút rất đông dân Sài Gòn vào mổi cuối tuần.
Phần mộ tiền hiền Tạ Dương Minh hình voi phục
Là một vùng nửa chợ nửa quê hấp dẫn đối với người dân Sài Gòn, có những chỗ vui chơi giải trí thơ mộng, không ồn ào náo nhiệt. Cuối tuần nếu dân Sài Gòn không đi tắm biển Vũng Tàu thường đến Thủ Đức tắm hồ, tắm suối, ăn nem nướng gói lá vông là một đặc sản nổi tiếng qua nhiều thập niên. Dọc các quán ăn, cửa hiệu ven đường, những chùm nem xanh tròn đầy treo lủng lẳng trông thật hấp dẫn, qua ca dao. “tay cầm bầu rượu nắm nem, mải vui quên hết lời em dặn dò“.