Nỗi sợ từng ám ảnh cả những tỷ phú nổi tiếng nhất thế giới
Sự thật mà hai năm qua chưa ai nói cho bạn biết: ngay cả tỷ phú Elon Musk hay thủ tướng Anh Winston Churchill cũng đều từng có cùng nỗi sợ hãi…
Nỗi sợ nói trước công xuất hiện trong hầu hết chúng ta, dù không thường trực nhưng lại tạo ra những rào cản tâm lý rất lớn mỗi khi thuyết trình. Ngay đến cả những người có tiếng tăm lẫy lừng như Thủ tướng Winston Churchill hay tỷ phú Elon Musk cũng đã từng rất sợ hãi khi phải đối diện với tình huống nói trước đám đông.
Vậy họ đã trải qua nỗi sợ ấy như thế nào, bằng cách gì mà họ lại trở thành những diễn giả nổi tiếng thế giới?
Winston Churchill bẩm sinh không có tài diễn thuyết
Phần đông chúng ta đều mặc định rằng Winston Churchill là một trong những diễn giả có tài hùng biện thiên phú vĩ đại nhất thế giới. Tuy nhiên Boris Johnson, Thị trưởng thành phố London đồng thời là tác giả cuốn sách “The Churchill Factor” khẳng định rằng: “Churchill không phải bẩm sinh đã có tài diễn thuyết”.
Bằng chứng là khi vị Thủ tướng này 29 tuổi, ông từng có một bài phát biểu trước công chúng với vai trò là người đại diện mới, Churchill đã lo sợ đến mức gần như đông cứng mất hàng phút và chỉ nói được vài câu trước sân khấu. Churchill trở về chỗ ngồi trong nỗi thất vọng to lớn và lấy hai tay ôm đầu.
Sự kiện ấy đã để lại những tổn thương rất lớn trong lòng Churchill. Trước đó, trong suy nghĩ của ông, việc phát biểu hay thuyết trình trước công chúng chỉ đơn giản là kể một câu chuyện và dẫn dắt người nghe đến với vấn đề của mình. Tuy nhiên, có một điều ông không lường trước được, chính là cảm giác sợ hãi khiến ông mất hết sự tự tin vốn có.
Từ đó, Churchill quyết tâm rèn luyện kỹ năng thuyết trình ngay từ những bài học nhỏ nhất. Ông đã bỏ ra nhiều năm liền để luyện tập các bài diễn thuyết, tập cách nói và tỉ mỉ lựa chọn từng từ ngữ, liên tục thay đổi tông giọng và nhịp điệu để tạo nên không khí tự nhiên nhất cho phát biểu của mình.
Đến khi đảm nhận chức vụ Thủ tướng Anh ở tuổi 65, Churchill đã trở thành một nhà hùng biện bậc thầy, một trong những diễn giả tuyệt vời nhất thế giới. Ông truyền cảm hứng cho nhiều thế hệ và thuyết phục được cả trái tim và lý trí của hàng triệu công dân nước Anh trong nhiều năm liền đương nhiệm. "Bí quyết để trở thành một diễn giả xuất sắc của Churchill là chuẩn bị kỹ lưỡng. Ông ấy là tấm gương cho sự nỗ lực học hỏi về kỹ năng thuyết trình” - Boris Johnson nhận định.
Steve Jobs chỉ biết ôm ghì lấy bục phát biểu vì lo sợ
Steve Jobs, một trong những doanh nhân kiêm diễn giả vĩ đại nhất, không phải bắt đầu đã có được kỹ năng thuyết trình đỉnh cao như thế. Ông cũng từng bị hồi hộp và lo lắng như bất kỳ ai trong chúng ta.
Năm 1984, Steve Jobs đã có một buổi diễn thuyết cứng nhắc và ông cứ ôm ghì lấy bục phát biểu nhằm chế ngự nỗi sợ hãi đang trào dâng trong mình. Ông còn phải đọc ghi chú trên giấy để tránh cảm giác bối rối do quên các ý cần trình bày dù đã được chuẩn bị kỹ lưỡng từ trước.
Đến năm 2007, khi xuất hiện cùng chiếc Iphone đầu tiên, Steve Jobs đã nhanh chóng cuốn hút cả thế giới bởi phong cách chia sẻ vừa hấp dẫn vừa sâu sắc của mình. Bài phát biểu ấy kéo dài hơn hai giờ đồng hồ nhưng lại không có một phút giây nào khiến người nghe chán ngán. Nhiều người gọi đây là một trong những bài thuyết trình hay nhất thuộc lĩnh vực kinh doanh và công nghệ. Và dĩ nhiên, để có được kỹ năng diễn thuyết đỉnh cao ấy, Steve Jobs đã phải dành rất nhiều năm liền để học hỏi, rèn luyện và áp dụng kỹ năng nói vào thực tế đời sống một cách thuần thục nhất.
Warren Buffet và điều tự hào nhất trong cuộc đời ông: Kỹ năng Thuyết trình
Tỷ phú Warren Buffett, Giám đốc điều hành Berkshire Hathaway tiết lộ ngày đi học, ông luôn cố tình chọn các khóa học ở trường - nơi ông không phải đứng thuyết trình trước lớp và luôn sắp xếp cuộc sống tránh những nơi đông người. Trong trường hợp bắt buộc phải đứng trước đám đông, ông thừa nhận rằng bản thân thậm chí không thể nói rõ ràng về tên mình: “Bạn không thể tin được tôi cảm thấy như thế nào mỗi lần phải nói chuyện trước đám đông đâu, cảm giác như muốn… nôn mửa vậy” - Buffett nhớ lại.
Sau khi tốt nghiệp, Buffett trở lại Omaha, phụ trách công việc bán hàng. Thời gian gắn liền với quá trình gặp gỡ và chia sẻ cùng nhiều người khiến ông nhận ra mình phải có khả năng nói trước công chúng nếu muốn có được sự thăng tiến tốt hơn. Vì vậy ông đã quyết định đăng ký khóa học Giao tiếp - Thuyết trình thêm một lần nữa.
Tỷ phú Warren Buffett từng chia sẻ một cách thú vị: “Tôi không có bằng tốt nghiệp Đại học Nebraska treo trên tường, tôi cũng không có bằng tốt nghiệp từ Columbia nhưng tôi có bằng chứng nhận khóa học Giao tiếp Dale Carnegie một cách tự hào. Khóa học 100 đô la đó đã cho tôi tấm bằng quan trọng nhất mà tôi có. Nó chắc chắn có tác động mạnh mẽ tới những thành công tiếp theo của tôi”.
Đôi khi chỉ với một khóa học đúng lúc, một kỹ năng đúng yêu cầu cũng đủ để thay đổi cuộc đời của mỗi con người. Đó là lý do mà Học viện Kỹ năng VTALK - cơ sở đào tạo thuyết trình hàng đầu tại thành phố Hồ Chí Minh luôn đặt tâm huyết trong từng bài giảng, chỉnh chu trong mỗi chương trình. Vì những trang giáo án ấy sẽ tạo ra sự khác biệt lớn lao cho các bạn học viên trong tương lai giống như cách mà Buffett đã làm được.
Tỷ phú Elon Musk từng là người cực kỳ nhút nhát trong giao tiếp
Cũng giống như nhiều người nổi tiếng khác, Elon Musk cũng từng cuộn mình trong nỗi sợ hãi khi giao tiếp. Mẹ của CEO Tesla cho biết, ban đầu ông rất nhút nhát trong việc gặp gỡ và chia sẻ với mọi người xung quanh, thậm chí chỉ có thể trò chuyện thoải mái với duy nhất mình mẹ. Cảm giác lo lắng và sợ hãi ấy còn theo ông đến tận những năm tháng Elon Musk ở tuổi trưởng thành.
Thậm chí, khi khởi nghiệp cùng người em trai Kimbal, Elon Musk vẫn thường xuyên né tránh những buổi trao đổi với nhiều người tham dự. Nhiều nhân viên kỳ cựu cho biết, việc Kimbal làm cùng Musk là để giúp ông giải thích và truyền tải được những ý tưởng của mình với mọi người. Nhờ có Kimbal, Elon Musk không cần phải xuất hiện hay giao tiếp quá nhiều. Thậm chí ngay cả khi tiếp tục khởi động công việc kinh doanh mới của mình, X.com - một dịch vụ tài chính trực tuyến sau này trở thành PayPal, Elon Musk cũng từ chối xuất hiện.
Mãi sau này, khi bắt đầu dấn thân vào các dự án công nghệ, vũ trụ tầm cỡ thế giới thì Elon Musk mới xuất hiện nhiều hơn trước công chúng. Ông dần có được phong thái tự tin, khả năng thuyết phục và cuốn hút hàng triệu người theo dõi. Chắc hẳn Elon Musk đã phải trải qua một quá trình rèn luyện và nỗ lực hết mình để có được thành quả đáng ngưỡng mộ như vậy.
Nỗi sợ nói nói trước đám đông không phải là câu chuyện riêng của bất cứ ai. Vì thế, nó không thể là lý do để từ chối việc thuyết trình hay chia sẻ trước nhiều người. Thuyết trình là kỹ năng, là sự nỗ lực riêng mà mọi người đều phải rèn luyện nếu muốn phát triển bản thân một cách toàn diện nhất. Suy cho cùng, thuyết trình chính là kết quả của sự nỗ lực phá bỏ những giới hạn tâm lý của bản thân.
Quan điểm - Tranh luận
/quan-diem-tranh-luan
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất