Tác giả: DANIEL S. LEVY đăng trên tờ Nationalgeographic, số ra 11/05/2022
<i>Trong hình là Jeanne xứ Arc. Người Anh buộc tội cô là phù thủy và hành quyết cô vào ngày 30 tháng 5 năm 1431. chưa hết, chúng còn thiêu xác cô tận ba lần.</i>
Trong hình là Jeanne xứ Arc. Người Anh buộc tội cô là phù thủy và hành quyết cô vào ngày 30 tháng 5 năm 1431. chưa hết, chúng còn thiêu xác cô tận ba lần.
Săn phù thủy được biết đến là một trong những sự kiện khét tiếng nhất lịch sử với các phiên tòa xét xử dẫn đến việc hàng chục nghìn người bị tra tấn và xử tử, hầu hết trong số đó là phụ nữ. Công cuộc săn lùng gắt gao nhất diễn ra ở Pháp thế kỷ 15, Scotland thế kỷ 16 và Massachusetts thế kỷ 17 nhưng dù có ở quốc gia hay thế kỷ nào đi chăng nữa thì kết cục cho những nạn nhân bị kết án phù thủy cũng chỉ có một: Chịu sự tra tấn dã man và sau đó bị hành quyết theo những cách tàn độc nhất.

Thầy thuốc và phù thủy thời cổ đại

Các ghi chép về phù thủy — Những kẻ sử dụng ma thuật và thần chú để thao túng các sự kiện đã có từ thời cổ đại. Thế kỷ 18 trước Công nguyên, Bộ luật Hammurabi đã quy định những hình phạt dành cho các hành vi của phù thủy. Nói chung, phù thủy có thể tốt hoặc xấu và họ cũng được phân loại theo ma thuật mà họ sử dụng. Các bạch pháp sư và Wicca sử dụng quang ma pháp - một loại sức mạnh được nhận từ thiên nhiên và các nguồn năng lượng tích cực để giúp đỡ, chữa bệnh và ban phước lành cho người khác trong khi các hắc pháp sư thì ngược lại, họ dùng tà thuật để vụ lợi cá nhân và thực hiện tội ác.
<i>Một phần của Bộ luật Hammurabi, với danh sách các luật, hình phạt cho người trần mắt thịt và các hình phạt dành cho phù thủy. Ảnh của  DIORITE STELA WITH CODE OF HAMMURABI / DE AGOSTINI PICTURE LIBRARY / G. DAGLI ORTI / BRIDGEMAN IMAGE</i>
Một phần của Bộ luật Hammurabi, với danh sách các luật, hình phạt cho người trần mắt thịt và các hình phạt dành cho phù thủy. Ảnh của DIORITE STELA WITH CODE OF HAMMURABI / DE AGOSTINI PICTURE LIBRARY / G. DAGLI ORTI / BRIDGEMAN IMAGE
Không khó để bắt gặp một người phụ nữ hành nghề phù thủy ở thời cổ đại, người dân địa phương thường sẽ nhờ họ chữa bệnh, hộ sinh cho sản phụ và tìm những đồ vật bị thất lạc. Dù vậy, những phụ nữ như thế cũng có thể bị cho là nguyên nhân của những thiên tai như bệnh tật, động đất hoặc hạn hán và lũ lụt.
Trong một số nền văn hóa, những người nắm giữ những quyền năng như vậy thậm chí còn được tôn thờ như một vị thần. Ở Hy Lạp cổ đại, Hecate - nữ thần ma thuật và bùa chú chính sở hữu quyền kiểm soát trái đất, bầu trời và biển cả. Nữ tư tế của Hecate là Medea - người đã giúp Jason và Argonauts có được Golden Fleece cũng được ca tụng và tôn thờ như một á thần trong các tác phẩm của Euripides.
<i>Một nghệ nhân người Hy Lạp vào thế kỷ thứ năm trước Công nguyên đã tạo ra nó. Chiếc bình khắc họa Circe, người đã mê hoặc những người đàn ông của Odysseus trên đảo Aeaea. Ảnh của VASE PORTRAYING CIRCE / DE AGOSTINI PICTURE LIBRARY / G. DAGLI ORTI / BRIDGEMAN IMAGES</i>
Một nghệ nhân người Hy Lạp vào thế kỷ thứ năm trước Công nguyên đã tạo ra nó. Chiếc bình khắc họa Circe, người đã mê hoặc những người đàn ông của Odysseus trên đảo Aeaea. Ảnh của VASE PORTRAYING CIRCE / DE AGOSTINI PICTURE LIBRARY / G. DAGLI ORTI / BRIDGEMAN IMAGES
Trái ngược với những vinh quang phía trên, những kẻ bị nghi ngờ sử dụng tà thuật, hóa thú hay thay đổi nhân dạng bị cho là báng bổ thánh thần và chống lại thiên lý. Kinh thánh cũng cảnh báo và răn dạy tín đồ chống lại những điều xấu xa như vậy:
“Con không được để phù thủy sống” - trích từ Sách Xuất Hành.
“Không quan trọng đàn ông hay đàn bà đàn bà, bất kì ai hành nghề thầy đồng hoặc là có thể giao tiếp với linh hồn chắc chắn nhận án tử; chúng sẽ bị ném đá và thanh tẩy bằng chính máu của mình" - trích từ kinh LEVITICUS

Kỷ nguyên loạn lạc ở Châu Âu Trung cổ

Mọi thứ không trở nên khá khẩm hay dễ thở hơn đối với các phù thủy trong thời Trung cổ. Cái chết đen và những cuộc Thánh Chiến tàn phá Châu Âu trong một thời gian dài đã khiến mọi người tin vào những thế lực siêu nhiên ác độc - chẳng hạn như phù thủy hay người sói - đang chơi trò phá hoại xã hội.
Do đó, các phù thủy dễ dàng trở thành vật tế thần cho nhiều giáo hoàng, đặc biệt là Innocent VIII. Ông ta tin rằng Eve là khởi nguồn của tội lỗi trong Vườn Địa đàng và ban hành sắc lệnh "Summis desiderantes affbus". Sau đó, toàn án dị giáo và bọn thợ săn phù thủy chủ yếu nhắm vào những đối tượng là phụ nữ. Ghê tởm hơn, người ta có thể dễ dàng bị cáo buộc là phù thủy và bị ''vạch tội'' chỉ vì những sự kiện bình thường như tranh cãi hay bất bình vụn vặt. Các nạn nhân sẽ chịu sự tra tấn khủng khiếp đến khi phải ''thú tội'', chưa dừng lại ở đó, khi tinh thần của họ nát vụn, tòa án buộc họ phải kể tên những "đồng nghiệp". Sau cùng, tất cả đều bị treo cổ hoặc thiêu sống.
Malleus maleficarum — The Hammer of Witches — sách hướng dẫn thế kỷ 15 để tìm và trừng phạt những kẻ bị coi là báng bổ thánh thần. Ảnh:  INTERFOTO/ALAMY STOCK PHOTO
Malleus maleficarum — The Hammer of Witches — sách hướng dẫn thế kỷ 15 để tìm và trừng phạt những kẻ bị coi là báng bổ thánh thần. Ảnh: INTERFOTO/ALAMY STOCK PHOTO
Tuy vậy, vẫn có một số ngoại lệ như Jeanne d'Arc ( Joan xứ Arc ) - một cô gái nông dân sống ở Pháp thời Trung cổ. Trong cuộc Chiến tranh Trăm năm, Jeanne tuyên bố mình đã nhận được thiên khải từ Michael rằng cô hãy chiến đấu với người Anh. Trong trang phục một chiến binh, cô đã giúp giải phóng thành phố Orleans, tiếp thêm sĩ khí cho quân đội Pháp. Khi người Anh bắt được Jeanne, họ kết tội cô là phù thủy và thiêu sống cô trên cọc vào ngày 30 tháng 5 năm 1431. Khi ấy, cô mới chỉ 19 tuổi. Năm 1920, Giáo hoàng Benedict XV phong thánh cho Jeanne khiến cô trở thành người duy nhất bị kết án dị giáo và sau đó được công nhận là một vị thánh.

Ma thuật ở Xứ sở sương mù.

Các phù thủy ở Anh thậm chí còn vươn đến những tầng lớp cao nhất trong giới tinh hoa. Hoàng hậu Anne Boleyn đã khiến vua Henry VIII phải đoạn tuyệt với Nhà thờ Công giáo vào năm 1533.Đáng buồn thay, bà lại không thể sinh cho nhà một người thừa kế nam giới như ông mong muốn. Năm 1536,Anne Boleyn bị kết tội ngoại tình và phản quốc , sau đó bị chặt đầu tại Tháp Luân Đôn. Chưa dừng lại ở đó, dù đã bị xử tử nhưng Anne vẫn bị buộc tội là phù thủy vì có 11 ngón tay. Khi hài cốt của bà được khai quật vào thế kỷ 19, các nhà khảo cổ không phát hiện được thứ gì trông có vẻ là ngón thứ 11 cả. Sau cái chết của Anne, Henry VIII đã ban hành ''Đạo luật Phù thủy'' năm 1542 và đó là đạo luật đầu tiên của nước Anh cấm tuyệt đối hắc thuật.
Anne Boleyn bị buộc tội âm mưu ám  vua Henry VIII và sau đó bị buộc tội là phù thủy. Ảnh: IAN DAGNALL COMPUTING/ALAMY STOCK PHOTO
Anne Boleyn bị buộc tội âm mưu ám vua Henry VIII và sau đó bị buộc tội là phù thủy. Ảnh: IAN DAGNALL COMPUTING/ALAMY STOCK PHOTO
Tại Scotland, cái chết là hình phạt cho tội danh ''phù thủy''. Năm 1563, nhiều thập kỷ sau khi ''Đạo luật Phù thủy''được thông qua, Vua James VI - với lòng căm thù hắc thuật tột cùng đã tiến hành một cuộc truy lùng phù thủy gắt gao và kinh khủng nhất trên toàn cõi nước Anh. Nguyên nhân của sự kiện trên là việc hôn thê của ông - công chúa Anne trên đường đến Scotland đã gặp bão to khi đến bờ biển của Na Uy khiến tàu bị chìm. Nhà vua đổ lỗi cho các phù thủy và vây bắt người dân ở Bắc Berwick, Scotland. Ở đó, các tòa án dị giáo mọc lên như nấm và sử dụng tra tấn để "rửa tội".
Trong số những người không may bị bắt có nữ hộ sinh Agnes Sampson. Các giám ngục nhét vào miệng cô một sợi dây cương có bốn ngạnh sắc nhọn và buộc cô thừa nhận đã cố gắng ám nhà vua. Agnes Sampson được đưa lên đoạn đầu đài trên Castlehill, nơi cô bị tra tấn và sau đó là thiêu sống vào ngày 28 tháng 1 năm 1591. Nhân vật này đã truyền cảm hứng cho ba phù thủy trong vở Macbeth của Shakespeare.
<i>Trái: Đạo luật Phù thủy năm 1542 được ban hành dưới triều đại của vua Henry VIII và quy định phù thủy sẽ bị trừng phạt bằng cái chết. Ảnh: THE PRINT COLLECTOR/GETTY IMAGES. Phải: Dây cương sử dụng để tra tấn những người bị coi là phù thủy. Ảnh:  CHRONICLE/ALAMY STOCK PHOTO</i>
Trái: Đạo luật Phù thủy năm 1542 được ban hành dưới triều đại của vua Henry VIII và quy định phù thủy sẽ bị trừng phạt bằng cái chết. Ảnh: THE PRINT COLLECTOR/GETTY IMAGES. Phải: Dây cương sử dụng để tra tấn những người bị coi là phù thủy. Ảnh: CHRONICLE/ALAMY STOCK PHOTO

Phán quyết ở các thuộc địa thời kỳ Thực dân

Ở Bắc Mỹ hay các thuộc địa khác của Anh cũng tổ chức các phiên tòa xét xử phù thủy của riêng họ nhưng nổi tiếng nhất là ở Salem, Massachusetts. Năm 1692, một số cô gái ở đó bắt đầu vướng vào những vụ ẩu đả và bạo lực. Bác sĩ địa phương chẩn đoán họ bị mê hoặc và đưa ra tòa xét xử. Nhưng sự việc sau đó thậm chí còn điên rồ hơn nữa khi những người hàng xóm (chủ yếu là phụ nữ trẻ từ 11 đến 20 tuổi) đã nghi ngờ và cáo buộc lẫn nhau là phù thủy - dẫn đến việc xét xử ít nhất 150 người, trong đó có cả một bé gái bốn tuổi.
<i>Margaret Jacobs buộc tội ông nội của mình: George Jacobs là phù thủy, Tòa án ở Salem đã xử tử ông vào năm 1692. Ảnh : BRIDGEMAN IMAGES</i>
Margaret Jacobs buộc tội ông nội của mình: George Jacobs là phù thủy, Tòa án ở Salem đã xử tử ông vào năm 1692. Ảnh : BRIDGEMAN IMAGES
Nhiều người bị buộc phải nộp phạt và xin lỗi công khai, trong khi số khác phải tù hàng tháng trời và bị tra tấn. Kết cục của sự kiện này là mười chín người bị treo cổ, một người chết khi chịu tra tấn. Tòa án Massachusetts sau đó đã tuyên hủy các bản án có tội nhưng điều đó chẳng thể xoa dịu được các gia đình bị hại, sự phẫn uất và cay đắng này đã kéo dài trong suốt nhiều thế kỷ.

Phù thủy cuối cùng ở Châu Âu

Anna Göldi làm giúp việc gia cho một gia đình ở Glarus, Thụy Sĩ. Họ cáo buộc cô khiến con gái của họ nôn ra các vật bằng kim loại. Göldi bị hành quyết vào năm 1782 và là người cuối cùng bị giết vì tội phù thủy ở châu Âu. Chính quyền địa phương đã xóa bỏ mọi cáo buộc của bà vào năm 2008, sau đó, vào năm 2017, thị trấn đã mở một bảo tàng dành riêng cho bà và thời kỳ tăm tối của phù thủy.
<i>Một cảnh trong phim "Anna Göldi, Last Witch". Ảnh: ALPHA FILM / ALAMY</i>
Một cảnh trong phim "Anna Göldi, Last Witch". Ảnh: ALPHA FILM / ALAMY

Khi sự điên rồ lắng xuống.

Các phiên tòa xét xử phù thủy ở cả hai bên bờ Đại Tây Dương phần lớn bắt đầu kết thúc sau thế kỷ 18 - mặc dù phiên tòa thứ hai được coi là phiên tòa phù thủy xứ Salem diễn ra vào cuối ngày 14 tháng 5 năm 1878, khi một nhà Khoa học Cơ đốc bị buộc tội dùng thuật thôi miên.
Là một tín đồ của Mary Baker Eddy và là một bác sĩ, Daniel Spofford đã chữa lành cho một người tàn tật 50 tuổi tên Lucretia Brown, người bị thương cột sống khi còn nhỏ. Lúc đầu, Brown khẳng định Khoa học Cơ đốc đã chữa lành cho cô, nhưng khi cô tái phát, cô cáo buộc Spofford sử dụng thuật thôi miên khiến sức khỏe của cô tồi tệ hơn. Phiên tòa đã trở thành phiên tòa xét xử phù thủy cuối cùng của xứ Salem diễn ra vào ngày 14 tháng 5 năm 1878, gần hai thế kỷ kể từ khi những cuộc săn phù thủy bắt đầu. Thẩm phán đã bác bỏ vụ kiện này với lý do "khiếu nại quá mơ hồ và được gửi trong khi không có một chút kiến thức về luật pháp'' Tòa đã phán quyết rằng không rõ bằng cách nào có thể ngăn chặn sự kiểm soát tinh thần như vậy, ngay cả khi nó đã bỏ tù Spofford. Brown kháng cáo phán quyết của tòa án, nhưng đơn kháng cáo đã bị bác bỏ vào tháng 11 năm 1878.
<i>Gerald Gardner, người sáng lập Wicca hiện đại, trong văn  Pháp sư tại Trụ sở pháp sư trên Đảo Man ở Biển Ailen. Ảnh: GERALDGARDNER.COM</i>
Gerald Gardner, người sáng lập Wicca hiện đại, trong văn Pháp sư tại Trụ sở pháp sư trên Đảo Man ở Biển Ailen. Ảnh: GERALDGARDNER.COM
Niềm tin vào ma thuật và phù thủy vẫn tồn tại cho đến tận thế kỷ 20. Trong Chiến tranh thế giới thứ hai, New Forest Coven, một nhóm các phù thủy được cho là đã tập hợp tại Highcliffe-by-the-Sea, Anh, để nguyền rủa Adolf Hitler vào ngày 1 tháng 8 năm 1940. Người sáng lập Wicca hiện đại, Gerald Gardner đã viết cuốn sách Witchcraft Today năm 1954 của mình với mục tiêu của nhóm là nghiên cứu ra bùa chú để bảo vệ Anh khỏi sự xâm lược của quân Đức. Nghi lễ của họ, được kể lại bởi Gardner được biết đến là Kế hoạch chiếm lấy đỉnh cao sức mạnh.
Ngày nay, trên toàn thế giới , nỗi sợ về ma thuật, phù thủy và sức mạnh siêu nhiên vẫn chưa hoàn toàn phai nhạt. "Nỗi sợ về những kẻ phục vụ Satan" trong những năm 1980 và 1990 đã khuấy động các thuyết âm mưu vô căn cứ và những cáo buộc lạm dụng nghi lễ tà thuật trên khắp đất nước. Vào đầu những năm 2000, nỗi lo sợ về thuật phù thủy đã kích động bạo lực và khủng bố ở các quốc gia như Papua New Guinea và Nigeria. Khi khoa học tiếp tục phát triển và mê tín dị đoan không còn nữa, có lẽ nỗi sợ hãi về các phù thủy sẽ thực sự trở thành dĩ vãng.
Cảm nghĩ : Bài này mình thấy không có vấn đề gì về độ chính xác của thông tin nhưng phải nỗi nhiều từ đồng âm khác nghĩa quá, các bạn nếu thấy sai sót hoặc khó hiểu hãy báo lại cho mình để mình chau chuốt hơn.
Link bài viết gốc: