Phụ nữ luôn cần được tôn trọng. Thậm chí, cá nhân tôi còn cho rằng phụ nữ nên được ưu ái hơn trong một số lĩnh vực, bởi vì họ đã phải chịu không ít thiệt thòi trong đời sống hàng ngày, do ảnh hưởng nhiều năm bởi định kiến từ xã hội cũ.Ở nhiều nơi trên thế giới này, phụ nữ vẫn đang phải chịu đối xử bất công, rào cản văn hóa, quan điểm cổ hũ vô hình kìm hãm sự vươn lên của phụ nữ, thậm chí nhiều phụ nữ còn đang là nạn nhân của tư duy trọng nam khinh nữ, bị tổn thương sâu sắc.Vì thế, thực sự cần có phong trào nữ quyền. Vâng, phụ nữ cần được đối xử bình đẳng như nam giới, được tự do phát triển, tự do quyết định vận mệnh của đời mình.1. Cần phân biệt 2 khái niệm: “bình đẳng”, “công bằng” và cào bằng Đầu tiên, mục đích ban đầu của phong trào nữ quyền là tốt đẹp, và thời gian đầu phong trào nữ quyền đã tạo ra được tiếng vang, tạo ra nhiều ảnh hưởng tích cực.Tuy nhiên ngày nay, các phong trào nữ quyền hiện giờ đang bị thiên nhiều quá về việc bảo vệ cảm xúc cho phái yếu chứ chưa có một sự tiến bộ rõ rệt nào. Thậm chí, cùng với đó là sự biến tướng của nhiều phong trào đấu tranh khiến nó dần trở nên rất hãm. Sự giật dây của nhiều kẻ đứng sau với động cơ đen tối, thế là nó đã định hướng nhiều người có suy nghĩ lệch lạc về bình đẳng giới. Và họ đấu tranh nữ quyền đòi "thượng đẳng giới".Thượng đẳng giới là sao? Tức là họ muốn phụ nữ phải được ưu ái ở nhiều lĩnh vực, đơn giản "tôi là phụ nữ", và đòi quyền hưởng ngang quyền lợi tương tự cánh đàn ông trong khi năng suất lao động lại thường thua kém hơn. Họ luôn đòi quyền lợi mà lờ đi trách nhiệm, phủ nhận sạch trơn thiên chức của người phụ nữ, xô đổ các giá trị truyền thống tốt đẹp. Tôi xin thưa, ấy là đang nhầm lẫn giữa hai khái niệm “bình đẳng” và “công bằng”, giữa “công bằng và cào bằng”.Sự giống nhau trong cách thức đối xử với các cá nhân – không phân biệt con người mà phụ thuộc vào giá trị mang lại, thì quá trình này gọi là công bằng. Bình đẳng là cách người ta gọi một khi sự công bằng được xác lập. Ngược lại, cào bằng đó chính là áp đặt một kết quả chung cho tất cả mọi người, không phân biệt vào giá trị mang lại. Cào bằng là sự không công bằng.Lấy ví dụ, khi tuyển lao động, bất kể là ai làm ra được 10 sản phẩm 1 ngày sẽ được 10 đồng, da trắng cũng như da đen, nam cũng thế mà nữ cũng vậy. Một khi bạn làm có được 9 sản phẩm 1 ngày, thì bạn sẽ chỉ nhận được 9 đồng. Quá trình đó là công bằng, vì mọi người đều có quyền bình đẳng như nhau.Nhưng, giá như bạn làm được 11 sản phẩm một ngày nhưng cũng chỉ được nhận thù lao cùng với người làm được 9 sản phẩm một ngày, đó là sự cào bằng – và nó là bất công.(Nói nôm na thế này cho dễ hiểu. Một nam công nhân một ngày làm ra 10 sản phẩm, anh ta hưởng lương 10tr/tháng. Một nữ công nhân làm ra 7 sản phẩm một tháng (sức khỏe và sự tập trung của nữ giới thường thua kém nam giới) , vẫn được hưởng thêm chế độ thai sản, nhưng không chấp nhận mức lương 7tr/tháng vì cho rằng đó là đối xử bất công, là kỳ thị nam nữ)Nghe rất vô lý đúng không? Nhưng trên thế giới này, hàng ngày vẫn có nhiều tổ chức hay cá nhân đang đấu tranh để đòi những đãi ngộ như thế này đấy. Những người mang tư tưởng cổ vũ phong trào kiểu này trong vô thức luôn cho rằng phụ nữ luôn cần được đối xử đặc biệt và ưu ái hơn cánh đàn ông.Nếu đấu tranh vì nữ quyền, chúng ta cần nên hiểu đúng khái niệm bình đẳng giới, ấy tức là việc nam và nữ có vị trí, vai trò ngang nhau, được tạo điều kiện và cơ hội phát huy năng lực của mình cho sự phát triển của gia đình, xã hội; và thụ hưởng như nhau về thành quả của sự phát triển đó.Tuy nhiên, có nhiều chị em lại không nghĩ được thế, họ muốn mình phải nhận được thu nhập ngang với nam giới, trong khi giá trị mang lại thua kém nam giới. Họ cứ nghĩ đấy là công bằng, nhưng không, đấy là cào bằng. Họ gọi quá trình đấu tranh ấy là đòi bình đẳng giới, là nữ quyền, nhưng không, đó là quyền thượng đẳng.2. Nam nữ hữu biệt, làm ơn đừng cào bằng nam và nữ. Hiện nay nền văn minh nhân loại đang hướng tới bình đẳng nam nữ với sự đề cao quyền bình đẳng trong xã hội của nữ giới tương đương nam giới. Và như ta đã thấy, nam giới được làm gì thì nữ giới cũng được làm điều ấy, có nhiều nhóm ngành nghề dành riêng cho phụ nữ, thậm chí phái nữ đã chứng minh cho cả thế giới thấy được rằng: Hầu như những gì cánh đàn ông làm được thì chúng tôi cũng có thể.Nhưng điều này chỉ đúng cho bộ phận chứ nó không đúng cho đa số. Mà thứ xã hội hướng tới để định vị suy nghĩ, nó lại phải là thứ đúng cho đại đa số để có thể áp dụng đại trà trên diện rộng.Lấy ví dụ, phụ nữ cũng có thể gia nhập quân đội, xung phong tham gia chiến đấu trên tiền tuyến. Tuy nhiên, cũng chỉ là nhóm thiểu số rất ít, bởi việc “mang gươm mở cõi, chiến đấu chống kẻ thù” đó là thiên chức của cánh đàn ông. Thiên chức, hiểu đơn giản đó là những công việc vị thế phù hợp, đặc trưng với từng giới được hình thành qua hàng triệu năm tiến hóa. Các bạn nhớ này, bình đẳng thì bình đẳng nhưng nam nữ luôn là hữu biệt. Thế nên thường có những lĩnh vực phụ nữ khó lòng đạt được thành tựu như cánh đàn ông, và ngược lại, có những thứ mà đàn ông không bao giờ đạt đến tầm của phụ nữ.  Thời nguyên thủy, do cuộc sống vốn chỉ nương tựa vào săn bắt và nông nghiệp. Mà bản chất của công việc này là nặng nhọc, đòi hỏi thể lực khỏe, dẻo dai, chỉ có phái nam mới có thể đáp ứng được. Ngoài ra, công việc chống thú dữ, thiên tai gắn liền với hình thái xa hội. Dần dà, nam giới ngày càng phát triển theo hướng có thể lực vượt trội hơn so với phụ nữ. Tuy nhiên vì là thời nguyên thủy, mọi người cứ thế an an ổn ổn mà sống, chẳng có khái niệm quyền lợi gì đâu.Qua thời công xã nguyên thủy, khi xã hội dần định hình sẽ xuất hiện các tầng lớp xã hội, khi xung đột về lợi ích cũng là lúc chiến tranh nổ ra. Và nhất là từ khi xuất hiện đấu tranh giai cấp hay chiến tranh, đó cũng là lúc giá trị người đàn ông ngày được nâng cao. Trong các cuộc chinh chiến, đàn ông cũng là người xông pha. Gọi tiêu cực thì là xâm lược mở mang bờ cõi, cướp bóc - còn tích cực thì là chiến đấu bảo vệ đất nước. Các bạn có thể thấy rằng hễ vào thời chiến thì đàn ông con trai “luôn có giá” hơn phụ nữ, bởi vì họ ít hơn hẳn về số lượng và họ mang lại giá trị hơn.Tuy nhiên, vẫn tồn tại những bộ lạc, đất nước vẫn sống theo chế độ mẫu hệ, đó là xã hội mà “phụ nữ có giá hơn hẳn đàn ông”. Hẳn các bạn còn nhớ đến chiến công thứ 9 của dũng sĩ Hercules, chàng phải đến Amazons, để đem về chiếc đai lưng của nữ hoàng Hippolyte của vùng này cho con gái của Eurystheus. Khi ấy Amazons đang theo chế độ “mẫu hệ”, đây là là vùng đất của các nữ chiến binh, những bậc xạ thủ vĩ đại đã phát minh ra nghệ thuật chiến đấu trên lưng ngựa.(Nhưng cái giá phải trả là gì các bạn biết không, có nhiều nữ chiến binh buộc phải cắt bỏ một nửa ngực của mình để thuận tiện cho việc đeo cung tên và săn bắn trên lưng ngựa. Lịch sử thì có chuyện này, nhưng thần thoại Hy Lạp thì không nhắc tới mà thôi.)Lưu ý thêm, xã hội ngày nay đã khác, văn minh hiện đại hơn và chiến tranh không còn là cơm bữa nữa, đã có máy móc tự động hóa thay cho sức người - rõ ràng luồng quan điểm “đàn ông quan trọng hơn phụ nữ” đã không còn phù hợp. Một khi đã không còn phù hợp, tức là đã lạc hậu và cần thay đổi. Tức là, chúng ta cần đẩy mạnh đấu tranh bình đẳng giới, nhưng phải là bình đẳng giới đúng nghĩa.3. Định nghĩa đúng Thiên chức và Nghĩa vụ. Quyền lợi và Đặc ânCác bạn cần phân biệt rõ ngữ nghĩa của cặp từ: Nên và Phải, Thiên chức và Nghĩa vụ. Hiểu được đúng ngữ nghĩa của nó, chúng ta sẽ phân biệt ra được đâu là phong trào nữ quyền đấu tranh vì bình đẳng giới với phong trào nữ quyền biến tướng – con gái thượng đẳng.Thiên chức của nữ giới, đó là công việc NÊN làm và phù hợp làm đối với phái nữ - nó khác hẳn với nghĩa vụ, những công việc PHẢI làm.Đàn ông gia trưởng, thậm chí kể cả nhiều phụ nữ bảo thủ luôn cho rằng phụ nữ phải làm thế nọ phải làm thế kia, bất chấp tình hình thực tế và hoàn cảnh. Tức là  họ định vị việc nội trợ, chăm con … mặc định là việc của phụ nữ và chỉ của phụ nữ mà thôi. Còn nữ quyền thượng đẳng thì ngược lại, họ xem việc nuôi con, nội trợ … là ám ảnh là gánh nặng đè lên vai người phụ nữ. Trong một số trường hợp cần lao động chân tay, họ đòi hỏi ưu tiên vì xem đó là đặc ân của phái đẹp - nhưng họ từ chối làm những công việc đặc thù của phụ nữ, vì họ xem đấy là cực hình!Đó là sai lầm, cực kỳ sai lầm.Nữ quyền, nên là phong trào đấu tranh đòi sự công bằng, bình đẳng giữa nam giới và nữ giới, phụ nữ xứng đáng được thử sức, làm những điều mình thích mà không bị rào cản, định kiến về mặt giới tính. Nó là “bình đẳng giới” thực sự, chứ không phải là chủ nghĩa bình đẳng giới.Sự thật, chúng ta cần thúc đẩy đấu tranh bình đẳng giới, bởi vì tại nhiều quốc gia trên thế giới đang còn nạn bất bình đẳng nam nữ, sinh ra là thân con gái đã phải chịu rất nhiều thiệt thòi vì định kiến xã hội. Ngay như nhiều vùng quê ở Việt Nam chúng ta còn tồn đọng. Các quan điểm truyền thống luôn bắt phụ nữ phải hi sinh vì gia đình, buộc phải từ bỏ đam mê sở thích … vì chồng vì con vì cái, như thế là không đúng.Tuy nhiên, có một biến tướng đó chính là nhiều cô gái ở chốn thành thị vừa muốn đòi nữ quyền ở nhiều lĩnh vực, vừa không muốn xóa bỏ các đặc ân sẵn có. Với những cô gái dạng này, không biết bao nhiêu quyền mới đủ.Đồng ý là xã hội này còn rất nhiều nơi thiếu bình đẳng nam nữ, có nhiều gã đàn ông gia trưởng, hoặc vũ phu hoặc vô trách nhiệm. Nhưng cũng có nhiều cô gái ngày nay lười biếng, đổ hết trách nhiệm chăm lo gia đình cho đàn ông. Họ lấy nữ quyền và con cái để làm bình phong cho sự lười nhác của mình. Vậy hướng đi nào cho nữ quyền!?Nhà triết học, anh hùng dân tộc của Ấn Độ Mahatma Gandhi đã từng phát biểu rằng: "Hãy tự trở thành cuộc cách mạng mà bạn mong muốn nhìn thấy trên thế giới".Ấn Độ, hiện đang là quốc gia mà bất bình đẳng giới sâu sắc, nữ giới ở Ấn Độ bị xem thường, thậm chí bị chà đạp … âu có lẽ do tư tưởng của Gandhi không có người kế tục.Làm đi, thay vì hò hét. Hãy cống hiến và chứng minh giá trị bản thân đi, thay vì chỉ biết đòi hỏi quyền lợi đặc ân.Bạn là phụ nữ, nếu bạn phàn nàn quá ít phụ nữ trong nghiên cứu hoa học vậy hãy học toán và trở thành một nhà khoa học. Nếu bạn phàn nàn có quá ít nữ CEO vậy hãy khởi nghiệp và lập kế hoạch để làm bà chủ. Bạn muốn nhiều nữ giới hơn làm Tổng thống, vậy hãy tranh cử hoặc ít ra ủng hộ nữ chính trị gia.Cuối bài viết xin trích lại một phát ngôn rất thú vị của Shailene Woodley, nàng thơ của Hollywood: "Tôi không phải người theo chủ nghĩa ‘bình đẳng giới’ vì tôi yêu đàn ông. Tôi nghĩ rằng ý tưởng đưa phụ nữ lên nắm quyền và đuổi nam giới khỏi quyền lực sẽ chẳng đi đến đâu bởi thế giới cần sự cân bằng"
P/s: Nguồn Đạo Sĩ