Mình đã viết một bài về nỗi đau của gen Z, có những bạn vào trải lòng về những đau đớn đã trải qua, thú thật, mình đã đau lòng, và có nữa, là vui mừng một chút. Vui mừng vì khi đã đủ tin cậy để nói ra, với một ai đó dẫu xa lạ,  cũng là lúc bạn dần tìm đến một nơi tươi sáng hơn, hoặc có niềm tin rằng bạn ấy sẽ tìm cách làm cho cuộc sống tích cực hơn. Và mình cũng biết, có nhiều bạn trải qua những điều rất khủng khiếp, đến nỗi dẫu ở một nơi toàn bộ xa lạ, không ai quen biết, không quen biết ai, bạn cũng sẽ không nói ra đau đớn của chính mình. Những khoảng lòng mờ mịt đó, chỉ dành để trút ra với một ai đó thực sự tin cậy trong đời. Hoặc đôi khi, là không được nói ra nữa, chỉ có người đó biết thôi, và buồn nhất, là mệt như mang cả quả núi trên vai...
Kết quả hình ảnh cho ảnh buồn

    Mỗi người, thì đều suy nghĩ về những thứ chưa có được, những đau đớn chưa nói ra, những day dứt chưa được cất thành lời nhiều hơn hẳn bình thường. Nhưng đâu dễ để tâm sự bí mật của mình cho một người nào đó, bởi nói ra, tụi mình phải có niềm tin vào tấm lòng của người khác. Nhưng được nói ra, được vỗ về, xoa dịu, và để quá khứ ngủ yên sẽ khiến tụi mình nhẹ nhõm hơn rất nhiều. Và được khóc nữa. Đau lòng thì nên khóc, khóc thật to như thể cả thế giới sụp đổ, khóc thỏa thuê, để khóc chán, tụi mình lau nước mắt và bước tiếp, bỏ quá khứ lại phía sau. Những giọt nước mắt ấy không được chảy ra, lỡ tích tụ thành cả Biển Chết trong lòng thì sao?
   Nhưng nói ra tâm sự của mình không dễ và càng khó gấp bội lần nếu bạn là một chàng trai. Xã hội vẫn còn nhiều tư tưởng phong kiến trọng nam khinh nữ, nhưng mặt trái của sự xem trọng là kỳ vọng, là áp lực và định kiến bủa vây xung quanh. Con trai thì phải mạnh mẽ, khóc lóc là yếu đuối, là hèn, con trai thì phải biết kiếm nhiều tiền nuôi vợ nuôi con, con trai thì phải là trụ cột gia đình, phải thế nọ và thế kia. Rồi là con trai thì không được sợ hãi, không được đau thương, và không cả được quyền thừa nhận điều đó...
Kết quả hình ảnh cho áp lực của chàng trai

 Mình có biết một nghiên cứu rất hay chỉ ra rằng, tỉ lệ trầm cảm của phụ nữ thường rất cao, thường gấp hai, thậm chí gấp ba. Nhưng tỉ lệ tự tử ở nam giới lại cao hơn rất nhiều, thường gấp ba, thậm chí là gấp bốn lần. Điều này nói lên rằng mặc dù cứ nói phụ nữ rất khổ, rất áp lực nhưng có phải các bạn nam cũng thực sự rất mệt mỏi không?.  Có khác chăng, là nếu khổ phụ nữ sẽ nói ra, sẽ trút ra và tìm người khác để chia sẻ, tìm bác sĩ để được chữa trị và chăm sóc tinh thần thật tốt. Còn các chàng trai, họ chỉ thường im lặng và chịu đựng một mình hoặc giải tỏa một cách rất tiêu cực bằng bia, thuốc lá, vũ lực thậm chí là tự tử.
Kết quả hình ảnh cho nghiên cứu who về tỉ lệ tự tử giữa nam và nữ

Bởi từ nhỏ các bé gái đã được chú ý chăm sóc sức khỏe tinh thần hơn hẳn các bé trai. Từ nhỏ các bé gái đã được ôm ấp dỗ dành và tâm sự nhiều hơn hẳn một cậu bé nhận được. Một cô bé sẽ được mẹ dạy thật kỹ về giáo dục giới tính để phòng tránh bị lạm dụng, về quy tắc bàn tay, quy tắc quần lót, lớn chút thì học võ tự vệ rồi có cả bình xịt hơi cay, nhưng một bé trai thường sẽ không được trang bị những kiến thức tương tự với tâm lý con trai thì có mất mát gì đâu, lo gì...Rồi một cô bé cũng sẽ được hướng dẫn thật kỹ về việc nhà, về việc rửa bát, nấu cơm, giặt giũ,... tất cả những việc rất cần thiết cho việc tự lập và lo cho chính mình một cuộc sống thật tươm tất trong tương lai. Trong khi đó, các bé trai thường được quá bảo bảo, quá nuông chiều và rất thiệt thòi không được dạy về những kỹ năng sống quan trọng ấy. 
Năm 1938, Harvard đã thực hiện một cuộc khảo sát có tên GrantStudy, kéo dài 75 năm. Trong 20 năm qua, họ đã thực hiện một cuộc khảo sát tiếp theo với 456 thanh thiếu niên ở Boston, kết hợp với nghiên cứu 1.500 sinh viên của giáo sư Đại học Stanford, Lewis Terman, và đưa ra một số kết luận: Những đứa trẻ thích làm việc nhà sau này có thu nhập trung bình cao hơn 20% so với những đứa trẻ lười biếng.
Tỷ lệ thất nghiệp của những đứa trẻ làm việc nhà là 1/15; tỷ lệ tội phạm là 1:10, và tỷ lệ ly hôn và tỷ lệ mắc bệnh tâm thần cũng thấp.
tre cham lam viec nha tuong lai kiem duoc nhieu tien hon nhung dua tre luoi bieng - 6

    Điều này giải thích cho việc con trai thường  tự tử nhiều hơn, đơn giản vì họ không được trang bị những kỹ năng cần thiết để vượt qua áp lực. Nhiều người cứ bảo làm con trai thật sung sướng, nhưng cá nhân mình nghĩ ai cũng sẽ có những nỗi khổ riêng, có chăng là mình không biết tới những nỗi khổ của người khác.
Gửi những chàng trai đọc bài của mình, mình vẫn hy vọng các cậu sống nhẹ nhõm hơn, vứt bớt những định kiến xung quanh. Vui thì cười, buồn thì khóc (và nếu là cầu vồng thì mạnh dạn comeout). Và nữa, người mạnh mẽ không phải là không bao giờ khóc, mà là người dám sống thật với chính mình . Gồng mình lên cứng rắn thì rất dễ bị bẻ gẫy. Sức mạnh thực sự là sự mềm mại của nước, ở trái tim thành thật và tràn đầy yêu thương. Chúc các cậu sống thật vui vẻ và hạnh phúc nhé :)
Kết quả hình ảnh cho sức mạnh của nước