Chính bản thân tôi và không ít người tôi đã từng gặp luôn cố gắng chấp nhận những lời mời, những đề nghị, yêu cầu, nhờ vả từ người khác chỉ vì không muốn làm mất lòng mặc dù họ đã có những kế hoạch khác cho bản thân hay không hề muốn làm, để rồi trở nên ôm đồm quá nhiều, để những việc không quan trọng rút cạn thời gian và sức lực, còn những kế hoạch riêng của bản thân thì vẫn để dang dở.

Tại sao nói không lại khó?

Sợ làm mất lòng và làm người khác thất vọng.

Khi nhận được lời mời, lời đề nghị từ người khác, đặc biệt là những người thân thiết, chúng ta không muốn từ chối vì lời từ chối của chúng ta đồng nghĩa với việc không đạt được kỳ vọng ban đầu của họ, từ đó khiến chúng ta có cảm giác “tội lỗi”, “không giúp đỡ gì được”. Tuy nhiên, điều quan trọng chúng ta cần phải hiểu, là chúng ta chỉ từ chối lời mời, lời đề nghị đó thôi, chứ chúng ta không từ chối người đưa ra yêu cầu.

Cái mác “ích kỷ”

Tôi nghĩ không ít người đã từng bị gắn mác ích kỷ khi từ chối một yêu cầu, đề nghị nào đó: "Sao mày chỉ nghĩ đến bản thân mình thôi à?". Tuy nhiên, đây là một nhận định rất sai. Chỉ khi chúng ta hoàn toàn có khả năng với lời đề nghị, có hứng thú với lời mời hay lời yêu cầu phù hợp với hoàn cảnh và có một tầm quan trọng nhất định, thì việc từ chối mới là ích kỉ. Nếu lời yêu cầu, đề nghị hoàn toàn tùy ý, không quan trọng, hoặc nằm ngoài khả năng, thì việc từ chối là một điều nên làm.

Nói “không” là một cách yêu bản thân

Dành thời gian cho chăm sóc phát triển bản thân

Khi bạn sống vì người khác quá mức, nhận mọi lời đề nghị, yêu cầu, mời mọc của mọi người, thì thời gian của bạn chỉ được dành trong đúng một việc: cố gắng làm hài lòng người khác. Để rồi đến cuối ngày, ai về nhà nấy, những người kia (có lẽ) sẽ hoàn toàn hài lòng về bạn, nhưng họ có đánh giá cao công sức bạn bỏ ra không?, và quan trọng hơn là bạn có thực sự hài lòng với bản thân mình? Bạn có cảm giác 'fulfilled', hay sẽ ngồi tự vấn 'Những kế hoạch của mình thì sao rồi?'. 
Nói "Không" là một cách yêu bản thân
Trước đây tôi cũng vậy, vì quá ngại từ chối mọi người, tôi chấp nhận mọi kèo đi chơi, mọi lời nhờ cậy nhỏ nhặt như đi in, đi photo, mang đồ hộ,... trong khi tôi đang có rất nhiều kế hoạch cho việc tập thể dục, đọc sách, học đàn,... mà không được tiến triển. Cho đến cuối ngày, chỉ còn mình đối mặt với chính mình, cảm giác duy nhất còn lại trong tôi là trống rỗng và thất vọng về bản thân. Và từ đó, khi bắt đầu học cách từ chối, tôi nhận ra không ai bị mất lòng đến thế, và chẳng có ai quan tâm đến công sức của tôi đến vậy. Vì thế, với những việc không quan trọng và không quá cần thiết, đừng ngại từ chối - đừng ngại nói "Không".

Quy tắc 80/20

Principle explained of The 80/20 Rule: Medium
Quy tắc 80/20 (quy tắc Pareto) cho rằng chỉ 80% kết quả là được tạo ra bởi 20% nguyên nhân. Tức là chỉ có 20% trong mỗi việc chúng ta làm đủ cần thiết để tạo ra 80% kết quả. Điều quan trọng ở đây là đề có hiệu suất tốt, có chất lượng cuộc sống cao, thì chúng ta phải biết tập trung vào 20% đó. 
Bên cạnh đó, trong cuộc sống, cái gì cũng có chi phí cơ hội, có trade-off, làm cái này thì không còn đủ 100% hiệu suất để làm cái khác. Vì vậy, trước những lời mời, yêu cầu, đề nghị, chúng ta nên so sánh, evaluate chúng với nhau, với những kế hoạch riêng của bản thân, rồi chọn ra những gì mình những gì quan trọng nên làm, nên ưu tiên, những gì nên từ chối.

Nói “không” cũng là một cách bày tỏ sự tôn trọng với người khác


Nếu chúng ta vẫn nhận lời từ người khác ngay cả khi không có khả năng và hoàn cảnh phù hợp, việc không thể làm tốt, làm không trọn vẹn, hay thậm chí không thể hoàn thành là hoàn toàn có khả năng xảy ra. Kèm theo đó là cảm giác tội lỗi, áy náy, e ngại mà chúng ta vướng vào. Việc nói không ngay từ đầu với lý do chân thành sẽ cho đối phương thấy chúng ta hoàn toàn có trách nhiệm với họ và lời đề nghị, yêu cầu của họ.

Kết,

Sống hòa đồng, quan tâm, giúp đỡ người khác những đừng quên bản thân mình cũng cần được quan tâm, được chăm sóc. Điều quan trọng là biết cách cân bằng giữa cuộc sống xã hội và cuộc sống cá nhân, đừng vì cái mác “ích kỷ" không đúng lúc mà bòn rút năng lượng, thời gian của dành cho những kế hoạch phát triển, chăm sóc của bản thân.
After all, life is all about balance.
Đọc những bài viết khác tại: https://dandelilla.wordpress.com