Bildergebnis für Was glaubt die Welt

Đối với người đạo Hồi, Jesus chỉ là một nhà tiên tri của Chúa – giống như Mose và những người khác. Tuy nhiên, Muhammad mới chính là người được đức thánh Allah chọn để truyền dạy những lời răn tối cao. Với sự giúp đỡ của thánh Allah, nhà tiên tri cuối cùng của ngài đã gây dựng nên thành phố linh thiêng đầu tiên ở Medina. Từ đó đạo Hồi hình thành. Con người không nên vận hành thế giới theo ý thích riêng của mình, mà hãy đặt mình dưới Chúa để phục vụ Chúa.

Đức tin người Hồi giáo!

Tặng đường
Cứ mỗi năm một lần, D. và T. trở thành ngôi sao trong lớp. Chúng được nghỉ học 2 ngày và sau đó mang tới lớp rất nhiều kẹo. Với bọn trẻ, đó chính là lễ hội đường. Nó là phần thưởng cho việc chúng đã ăn chay trong vòng 4 tuần liền: bởi vì 4 tuần đó là Ramandan – tháng chay tịnh linh thiêng của người Hồi giáo. Trong tháng Ramandan, cả hai thậm chí còn không ăn bánh mỳ xế. Kể cả nếu được cho socola thì chúng cũng đành phải từ chối. Cả hai cũng không uống gì chừng nào mặt trời còn đang rọi. Vào mùa đông thì khá là ổn, vì ngày ngắn hơn. Tuy nhiên vào mùa hè thì lại là một chuyện khác, mọi thứ khá khó khăn! Bởi vì mặt trăng quyết định lịch của người Hồi giáo, tháng trở nên ngắn hơn và Ramandan thay đổi qua các mùa. D. và T. tuy nhiên không phải ăn chay quá nghiêm khắc. Chúng vẫn còn là những đứa trẻ. Nhưng chúng vẫn chăm chỉ cố gắng bắt kịp người lớn. Vào cuối tháng Ramandan người Hồi giáo ăn mừng trong hai ngày liền. Ở lễ hội phá vỡ tháng ăn chay Id al-fitr trẻ được thưởng kẹo. Vì thế, Id al-fitr còn được gọi là lễ hội đường. Bạn của bọn trẻ luôn ghen tị bảo: “Hôm nay tớ cũng muốn trở thành người Hồi giáo! Đây hẳn là Giáng sinh vào lúc giữa năm!”
Sống tốt một lần trong năm
Rất đơn giản, S. cũng có thể trở thành người Hồi giáo. Bé chỉ phải nói Schahada. “Aschahadu an la ilaha illa-llah! Aschhadu anna Muhammadan rasulu-llah!” là tín điều Hồi giáo, có nghĩa là “Con xin xưng rằng không có Chúa nào ngoài một Chúa duy nhất, và Muhammad là tiên tri của Ngài!”
Người ta ghé sát bên tai mỗi đứa trẻ Hồi giáo và nói Schahada ngay khi chúng vừa mới lọt lòng. Theo đức tin đạo Hồi, mỗi người được sinh ra đã là người Hồi. Ai theo Thiên chúa giáo, Do thái, Phật, Hindu hay những đạo giáo khác đều là lầm đường lạc lối. Nhưng một người Hồi giáo thực thụ phải là người có thể tự nói Schahada. Tín điều này cũng nên là lời trăn trối cuối cùng trong đời một người đạo Hồi. Hơn 6 tỷ người trên Trái đất có 1 tỷ là người Hồi giáo. *(Ở Việt Nam có khoảng 25000 tín đồ Hồi giáo Islam).
Schahada là lời răn dạy mà Chúa đã gửi tới Muhammad từ 1400 năm trước. Đó là vào Ramandan – tháng thứ 9 theo lịch Hồi giáo. Chính vào lúc đó, lần đầu tiên Allah – Đức thánh duy nhất đã nói chuyện với Muhammad. Người Hồi giáo luôn nhớ về nó vào mỗi tháng Ramandan. Sau đó họ ăn chay và học kinh Koran.
Koran là cuốn sách thánh của người Hồi giáo. Trong đó bao gồm những lời của Chúa truyền tới Muhammad để dạy con người cách sống sao cho được thánh Allah ban ơn. Chúng là những luật lệ nghiêm khắc và khó hiểu. Người đạo Hồi không nên bị phân tâm bởi bất cứ điều gì trong lúc học, và vì thế họ ăn chay. Chay tịnh giống như một sự hiến dâng của người Hồi giáo tới Allah. Kể cả hút thuốc cũng bị cấm trong tháng Ramandan.
Và nên biết cư xử tốt: không được nói dối, chửi rủa, cãi cọ, không cả nghĩ tới những điều xấu xa. Điều này cũng áp dụng cho các trường hợp khác. Nhưng nó cũng không gây khó dễ gì nhiều bởi những điều luật khắt khe này chỉ áp dụng một lần trong năm. Giống như cách ta thi thoảng hứa với mẹ mình rằng: Vào ngày sinh nhật con sẽ ngoan mà!
Người đàn ông trẻ tò mò
Nhà tiên tri Muhammad đã đem tôn giáo tới cho người Hồi. Họ tin vào cùng một Chúa với người Do thái và Thiên chúa giáo.
Muhammad sinh vào năm 570 SCN. Vì cha mẹ chết sớm, Muhammad lớn lên bên ông và cậu Abu Talib ở Mecca. Biệt danh của ông là al-Amin – người trung thành - vì Muhammad rất đáng tin cậy. Thế nên, góa phụ giàu có Chadischa đã đề nghị ông trở thành người dẫn đầu đoàn lữ hành. Chadischa là một nhà buôn được tôn trọng ở Mecca và là một người phụ nữ đẹp. (Bản thân Muhammad chắc cũng là một người đàn ông trẻ đẹp. Tuy nhiên việc khắc họa ông lại bị cấm. Thế nên khuôn mặt của ông ở trong tất cả các bức họa đều bị tô đè lên.) Cả hai đem lòng yêu nhau và Chadischa kết hôn với Muhammad, mặc dù ông trẻ hơn vợ mình 15 tuổi. Cả hai sống rất hạnh phúc, có tận 7 đứa con.
Tranh cổ vẽ cảnh Muhammad với khuôn mặt được tô trắng ở trong thánh đường Hồi giáo
Muhammad rất ham học và suy nghĩ nhiều về Chúa cũng như thế giới loại người. Qua những chuyến du ngoạn, ông biết thêm các vùng đất mới, con người và phong tục tập quán. Ông đặc biệt thích thú với Thiên chúa giáo và Do thái...
Muhammad biết rất nhiều về Chúa và cách người ta tôn thờ họ. Quê hương ông Mecca không chỉ là thành phố buôn bán sầm uất mà còn là điểm đến hành hương. Ở đây đã và vẫn có một tòa nhà tâm linh tên là Kaaba. Nó là một khối lập phương lớn bên trong lớp tường có giấu một khối thiên thạch. (Khối thiên thạch này là một mảnh của một ngôi sao rơi từ trên trời xuống.) Người Ả Rập tin rằng Abraham và Ismael đã dựng nên Kaaba. Khác với Abraham, người dân Ả Rập trước đó theo đạo đa thần. Họ mang cống vật tới Kaaba để dâng lên thần linh. Rất nhiều trong số đó thậm chí còn hành hương tới Mecca.
Bildergebnis für kaaba là gì
Người Hồi giáo cầu nguyện ở Kaaba
Muhammad sau này đã ném tất cả những thứ gợi nhớ tới đa thần ra khỏi Kaaba và biến nó trở thành thánh địa lớn nhất của Hồi giáo.
Allah tìm tới Muhammad
Thi thoảng Muhammad đi tới sa mạc để cầu nguyện trong yên tĩnh. Có lần ông đã lui vào một cái hang trên núi Hira. Đột nhiên một khối sáng lóa từ trên trời hạ xuống rồi giơ ra một tấm vải lớn thêu đầy các chữ cái ngay trước mũi ông và yêu cầu; „Đọc đi!“ – „Tôi không thể!“, Muhammad lắp bắp từ chối. Ông thật sự không biết cách đọc nó. Thật xấu hổ nhỉ! Tuy vậy vị thần đó không trở nên dễ chịu hơn mà thậm chí còn bóp cổ ông; „Đọc đi!“. Mọi thứ tối sầm ngay trước mắt, vị thần hay thứ gì đó đã gây áp lực lên Muhammad. Rốt cuộc, ông không có lựa chọn nào khác. Ông nhận lấy tấm vải và bắt đầu đọc nó! Những dòng chữ hiện lên; „Hãy đọc! Nhân danh Chúa của ngươi, Đấng đã tạo lập nên tất cả, Đấng đã sinh ra con người từ hòn máu đặc. Hãy đọc! vì Chúa của người là Đấng rộng lượng nhất, bằng ngòi bút của mình đã dạy dỗ ngươi và cả loại người về những điều trước đây chưa hề tỏ.“
Muhammad quỳ gối. Vị thần lại nói; „Ôi Muhammad! Ngươi chính là sứ giả của Chúa, và ta chính là thiên thần Gabriel! Ta tới nói với ngươi rằng; Trên đời này chỉ có một Chúa vĩ đại.“ Gabriel? Đó chính là thiên thần từng báo tin cho Maria về sự ra đời của Jesus.
Bildergebnis für muhammad und Gabriel
Tranh vẽ Muhammad và thiên thần Gabriel
Nhanh chóng Muhammad chạy tới Chadidscha và kể lại cho vợ mình những điều đã xảy ra với ông. Chadidscha vô cùng tự hào về chồng và khuyến khích ông; Hãy đem tới cho nhân loại những lời răn của Chúa! Anh sẽ trở thành nhà tiên tri vĩ đại nhất của Ngài!“
Từ đó, Muhammad càng nhận được thêm những lời mặc khải, suốt 22 năm ròng. Những lời mặc khải của Allah sau này được viết lại trong kinh Koran. Những lời răn của Allah trong cuốn kinh thánh này được gọi là Surah. Theo tín đồ Hồi giáo, đây không phải là lời của Muhammad mà là ngôn ngữ của Chúa – Đấng ở trên trời cao cũng có một bản Koran bên mình. Nó bao gồm 114 Surah tạo ra từ 6235 câu. Kinh Koran giống như một bài thơ dài. Những Surah được sắp xếp theo độ dài của nó và được phối với nhau.

Bildergebnis für surah 104
Một Surah trong kinh Koran
Mỗi tín đồ Hồi giáo đều có một cuốn Koran và học cách đọc nó bằng tiếng Ả Rập, kể cả khi họ không nói được ngôn ngữ đó. Trẻ con cũng phải học. Đừng sợ: họ không phải đọc thuộc lòng tất thảy 6235 câu. Nhưng một vài người trưởng thành thậm chí có thể làm điều đó. Koran có nghĩa là đọc. Bởi ngôn từ của Surah thật tuyệt đẹp nên người Hồi tin chắc rằng Chúa đã phổ thơ cho chúng. Khi đọc thành tiếng, những Surah nghe hệt như một bài hát thần tiên vậy.
https://www.youtube.com/watch?v=Jq0asNNxT2E cho ai tò mò về cách người Hồi giáo đọc kinh Koran
Tiệc tùng cùng với Chúa
Lời răn quan trọng nhất của Allah chính là: Allah là duy nhất, tối cao nhất, từ bi và vĩ đại. Ngài đã tạo nên thế giới và loại người cũng như ban tặng cho con người một cuộc sống vĩnh hằng sau khi chết. Ai nghe theo Allah sẽ đi cùng Ngài lên thiên đường. Với người Hồi giáo, thiên đường giống như một bữa tiệc không có hồi kết hay như vùng đất Cockaigne (vùng đất của sữa và mật ong). Ngược lại, đối với những người làm trái luật của Allah, sẽ phải xuống địa ngục. Cả người Thiên chúa giáo trước đây cũng đã tưởng tượng về cuộc sống sau khi chết ở thiên đường hay địa ngục tùy thuộc vào việc cư xử như thế nào ở trên trần thế.
Nhưng Allah hào phóng, rộng lượng và vĩ đại: nếu một người biết ăn năn hối cải và khi anh ta nằm trên giường bệnh, Chúa sẽ tha thứ cho họ và giang tay đón họ về với mình.
Những câu chuyện trong kinh thánh Thiên Chúa giáo cũng xuất hiện trong kinh Koran: Người Hồi giáo cũng biết tới Adam và Eva, trận đại hồng thủy của Noah, Mose, Jesus và nhiều nhân vật kinh thánh khác. Nhưng Jesus đối với họ không phải là con trai của Chúa. Theo quan điểm người Hồi giáo, người Thiên Chúa giáo đã hiểu nhầm. Theo đạo Hồi, Jesus chỉ là một trong những nhà tiên tri của Chúa. Và tất nhiên ngoài ông ra còn có thêm nhiều người khác.
Và quan trọng thật sự chỉ có Muhammad: Ông là nhà tiên tri cuối cùng mà Allah phái tới cho loại người. Mặc dù có những sai lầm, người Hồi giáo vẫn xem Do thái, Thiên chúa giáo là những người của kinh thánh.
Trong Koran, Allah đã chỉ dẫn cặn kẽ cho con người cách để có vé vào cửa bữa tiệc thiên đường. Họ nên sống tốt đẹp với người khác và giúp đỡ người nghèo. Một số điều tương tự như bên Do thái: người Hồi giáo cũng không ăn thịt lợn. Họ cũng cắt bao quy đầu cho con trai. Còn có cả quy định khi nào ở đâu họ nên gột rửa mình ra làm sao và cả nhiều điều lệ khác.
Tắm rửa đi!
Đầu tiên Gabriel chỉ cho Muhammad cách cầu nguyện: Trước nhất ông phải tắm rửa một cách có thứ tự. Một người Hồi giáo nên lau đi những tội lỗi mà mắt nhìn thấy. Rồi họ lột bỏ những điều xấu xa đã làm khi rửa tay. Họ cũng phải rửa chân vì chân đã mang họ tới những nơi mà cái xấu sinh sôi. Và cuối cùng họ trải thảm ra để có thể phủ phục mình trên một mặt đất tinh khiết trước Allah.
Bildergebnis für muslime waschen vor gebet
Người Hồi giáo lau rửa trước khi cầu nguyện
Đến ngày hôm nay, người Hồi giáo vẫn có nghĩa vụ phải rửa ráy trước khi cầu nguyện. Ai muốn có thể làm sạch cả miệng và tai. Thảm cầu nguyện cũng bao gồm trong nghi thức này: Trong đó người tín hữu cúi đầu sát đất tới khi trán chạm tới mặt thảm.
Sau đó, Gabriel nói với Muhammad: Hãy cầu nguyện năm lần một ngày. Lần đầu tiên, trước khi ánh ban mai lóe lên trên bầu trời. Buổi cầu nguyện trưa diễn ra sau khi mặt trời đã lên cao và trước khi bóng của một đồ vật dưới ánh nắng dài bằng chính đồ vật đó. Buổi cầu nguyện chiều phải kết thúc trước khi mặt trời lặn. Đợt cầu nguyện tối theo đó phải xong trước khi vệt hoàng hôn cuối cùng biến mất. Và đối với cầu nguyện đêm, nó diễn ra giữa lúc tắt nắng hoàng hôn và lúc giờ cầu nguyện sáng điểm. Vào thứ sáu, người Hồi giáo nên cầu nguyện chung với nhau.
Bildergebnis für wie beten muslime
Tư thế cầu nguyện cũng được quy định rất rõ
Quy tắc cầu nguyện này có tên là Salat và bên cạnh tín điều Schahada đây là bổn phận thứ hai của mỗi một người Hồi giáo.
Salat thế đủ rồi
„Ai mà có thể cầu nguyện nhiều thế được!“, chắc bạn đang nghĩ thế. Điều này chính Muhammad cũng từng nghĩ tới. Trong việc này, Muhammad cũng đã cố gắng để giảm thiểu nó rồi. Có một câu chuyện kể lại rằng:
Vào một ngày, Gabriel dẫn Muhammad lên trời. Ở đó, Allah nói với vị tiên tri của mình là: „Hãy cầu nguyện 50 lần mỗi ngày!“ Trên đường về, Muhammad bắt gặp Moses và kể lại với ông. Moses đập tay lên trán ngán ngẩm. „Như thế quá nhiều! Các người không bao giờ có thể hoàn thành nó được!“, ông ta nói. „Quay lại và bảo với Chúa đi.“
Làm theo lời khuyên và được Chúa chấp thuận. Allah lần này hài lòng với 40 lần cầu nguyện. Nhưng Moses vẫn tiếp tục nói: „Trời, nó vẫn là bất khả thi! Các người cũng còn nhiều thứ khác phải làm nữa chứ!“ Thế là Muhammad lại quay đầu trở lại, lần này Allah đã giảm xuống còn mười. Và cứ tiếp tục thế cho đến khi chỉ còn 5 lần cầu nguyện. Sau đó Muhammad không dám than thở thêm nữa. Từ đó, người Hồi giáo cầu nguyện 5 lần mỗi ngày. Nếu ai đó không làm đủ, thì cũng có thể bắt kịp sau. Dù sao thì Allah cũng không quá là khắt khe.
Cầu nguyện trước thành phố
Sau khi được soi sáng, gia đình ông khuyến khích Muhammad truyền bá rộng rãi lời của thánh Allah. Người dân Mecca tuy nhiên không thích nghe những gì Muhammad tiên tri. Họ sợ rằng ông sẽ phá hủy toàn bộ việc kinh doanh buôn bán với những người hành hương. Và điều này lại đem lại rất nhiều tiền cho Mecca: Bởi họ sẽ phải ngủ nghỉ ăn uống ở đây. Nếu người ta không còn tin vào đa thần nữa, sẽ không thể có nhiều người tới đây để dâng mình lên Chúa nữa. Ngoài ra, những lời rao giảng của Muhammad tạo nên các xáo trộn trong thành phố. Ta phải hiểu rằng, ở thời Muhammad người Bedouin và dân du mục là những dân tộc khá thô thiển. Họ không thích tuân thủ luật lệ. Việc ông thuộc về một gia đình giàu có đã giúp ông thoát khỏi bị bịt miệng bởi quan chức thành phố. Bởi chẳng ai muốn gây thù chuốc oán với Chadidscha và cậu Abu Talib. Nhưng việc cầu nguyện làm người dân Mecca thấy vô cùng phiền phức. Ông và các tín đồ của mình không ngừng trải thảm ra khắp mọi nơi!
Tuy nhiên, Chadidscha bất ngờ chết và liền theo đó là cậu Abu. Giờ đây không còn lý do gì để làm vừa lòng vị tiên tri này nữa. Muhammad phải bí mật cầu nguyện hoặc phải rời thành phố cùng tín đồ của mình. Điều này đối với ông thật ngu ngốc. Ông nói với các tín đồ: „Đi, chúng ta đi!“
1:0 cho Muhammad
Về phía bắc Mecca là thành phố tên Yathrib. Ở đây cũng có nhiều thương nhân buôn bán. Người ta biết tới Muhammad. Và họ cũng đã nghe tới câu chuyện của ông về thánh Allah. Thật thú vị! Những điều luật là cần thiết để đem mọi thứ về đúng trật tự của nó. Họ khao khát hòa bình! Bởi ở Yathrib nhiều cộng đồng dân tộc khác nhau sống cạnh nhau và gây chiến liên miên.
Thế nên người Yathrib đã mời Muhammad về: „Hãy tới đây! Ông sẽ trở thành trọng tài của chúng tôi!“ Họ có lẽ cũng chỉ hy vọng rằng nhờ Muhammad và tín đồ mà thành phố của họ sẽ trở nên nổi tiếng như Mecca.
Vào năm 622 Muhammad chấp nhận lời mời và chuyển tới Yathrib cùng gia định và các tín đồ. Yathrib sau này được đổi tên là Medina – thành phố của nhà tiên tri.
Chuyến đi này được người Hồi giáo gọi là Hidschra. Nó chính là khởi đầu của đạo Hồi, bởi năm 622 ở Medina cộng đồng Hồi giáo đầu tiên được thành lập. Đối với người đạo Hồi, đó là năm 0, là khi những tín hữu bắt đầu một lịch mới.
Khi chúng ta ăn mừng một thiên niên kỷ mới vào năm 2000, thì thật ra người Hồi giáo không thể chung vui cùng: Với họ lúc đó mới là năm 1420. Ở những đất nước Hồi giáo, ngày tháng năm trên báo đều được ghi làm hai: một theo lịch Hồi giáo và một theo lịch Gregorian – tên gọi của lịch thông thường ta sử dụng. Người phát minh ra nó cũng chính là một tín đồ: Đức Giáo hoàng Thiên Chúa giáo Gregor thứ 8.
Ở Medina các tín đồ của nhà tiên tri có thể tự do thực hành tín ngưỡng của mình. Muhammad đã xây thêm một nhà nguyện mà ông gọi là „Nơi thất bại“, thánh đường Hồi giáo Mosque. Từ đó nó trở thành tên chỉ nhà thờ Hồi giáo. Ở đây, không ai được phép chỉ trỏ cười cợt khi phủ phục mình trên nền đất trước nỗi kinh sợ thánh Allah. Muhammad còn cho một người chuyên nhắc nhở các tín đồ giờ cầu nguyện mỗi ngày. Người này chính là giáo sĩ đầu tiên.
Ngày nay vẫn tồn tại giáo sĩ. Họ sẽ thông báo thời gian cầu nguyện 5 lần mỗi ngày. Ở một vài thánh đường, tiếng gọi lại đến từ băng đĩa. Thánh đường ngày nay không chỉ là nhà nguyện. Quả thật người Hồi giáo vẫn gặp nhau ở đó hàng tuần cho buổi cầu nguyện thứ sáu, hơn hết là để học kinh Koran. Việc chuông nhà thơ điểm vào mỗi trưa cũng có liên quan tới tiếng gọi cầu nguyện của các giáo sĩ Hồi giáo: Đức giáo hoàng Calixtus ở thế kỷ 15 chắc đã dùng âm thanh này như một lời hồi đáp cho tiếng gọi nguyện cầu.
Vùng đất đầu tiên của Chúa
Mỗi người trong chúng ta đều có những lúc đứng trước khó khăn và ước rằng lối thoát sẽ từ đâu đó trên trời rơi xuống. Thỉnh thoảng, một ý tưởng mới thật sự lóe ra trong đầu. Nhưng chủ yếu thì mọi việc sẽ chỉ được giải quyết khi chúng ta thật sự tập trung tìm kiếm.
Ý tưởng của Muhammad lần nữa cũng do Gabriel – thiên thần luôn sát cánh bên ông mang lại. Thông qua Gabriel, Allah đã ban cho Muhammad một hệ thống điều luật phép tắc mà nhờ đó ông có thể tái lập lại hòa bình cho thành phố. Dân chúng đặt rất nhiều tin tưởng lên ông, đến mức họ tôn Muhammad là thị trưởng. Thực chất chính Allah là người đã ban ra những mệnh lệnh đó ở Medina.
Luật nào giành cho thương nghiệp? Chúa đã gửi nó đến Muhammad. Dân chúng nên kết hôn, lập gia đình dựa trên những điều lệ nào? Ai sẽ nhận quyền thừa kế khi có người chết? Gabriel cũng đưa ra những lời khuyên cho nhà tiên tri của Allah về lĩnh vực này. Chuyện gì xảy ra khi hai cư dân cãi lộn nhau? Làm thế nào để quyết định ai đúng ai sai? Như nào là đúng là sai? Không có mảng nào trong đời sống thường nhật mà luật của Chúa không chạm tới.
Vì vậy, Medina trở thành thánh địa đầu tiên mang trật tự do chính Allah tạo dựng. Công trình luật này được người Hồi giáo gọi là Scharia.
Điều Mufti nói với chúng tôi
Luật tôn giáo của thánh Allah cũng như đã được ghi trong Koran có một phần rất nghiêm khắc. Đặc biệt là hình phạt: „Kẻ nào ăn cướp thì phải đền chính cánh tay đã thó trộm đồ!“ hay: „Ai phá vỡ hôn nhân người khác sẽ bị quất roi da!“
1400 năm trước, những phong tục tập quán này ở Ả rập thật rất vô nhân đạo. Nhưng chúng ta cũng chẳng khác gì. Ở những vùng Châu Âu theo đạo Thiên Chúa, phù thủy bị đốt trên giàn hỏa thiêu, người dân bị tra tấn và còn làm những điều mà ngày nay nghĩ lại ta thấy kinh hoàng. Tuy vậy, không ai trong chúng ta nói rằng những điều luật đó đến từ Chúa, mà chúng được ban phước từ nhà thờ. Ta cũng phải nhìn nhận luật Scharia dưới bối cảnh này. Những mệnh lệnh ban đầu này ứng với nhận thức về con người ở dưới thời Muhammad. Chỉ đến thế kỷ 20 thế giới mới công nhận quyền con người. Ngày này hầu hết mọi người trên thế giới đều bị thuyết phục rằng không một ai có quyền được dùng bạo lực lên đồng loại của mình, kể cả nhân danh Chúa.
Tuy nhiên một vài đất nước Hồi giáo vẫn tiếp tục áp dụng luật Hồi giáo. Chính vì thế họ đã tổ chức rất nhiều cuộc biểu tình lớn phản đối diễn ra ở khắp nơi trên thế giới.
Những học giả Hồi giáo cố gắng linh hoạt hóa những luật lệ xưa để áp dụng nó vào thời hiện đại. Họ xem xét: Liệu Allah sẽ nói gì vào ngày nay? Những học giả này được gọi là Muftis.
Ăn mặc đúng phép tắc
A. không bao giờ rời khỏi nhà mà không đeo khăn trùm đầu. Người Hồi giáo không bao giờ mặc váy ngắn. Họ cảm thấy an toàn hơn khi che tóc và chân và không muốn bọn con trai dòm ngó mình. Các chị em Hồi giáo và bạn hàng xóm F. sẽ không bao giờ mơ tưởng đến cảnh: Họ sẽ buông xõa mái tóc đen nhánh xuống vai và ăn mặc như những cô bé gái khác trong thành phố. R. ngược lại thường khóc lóc thảm thiết vì bố cô bắt cô phải đội khăn trùm đầu. Cô cũng chỉ được phép đi ra ngoài dưới sự hộ tống của anh trai. Còn lúc ở nhà thì: Đàn ông nói gì phải làm nấy!
Khăn trùm đầu là một dấu tích còn sót lại từ thời cổ xưa. Nó tượng trưng cho sự đàn áp, bởi phụ nữ Hồi giáo đã đang thường bị ép phải đeo nó. Một vài người tự nguyện trùm tóc mình. Họ muốn tỏ rõ rằng: Tôi tin vào thánh Allah! Và cũng là: Đừng có mà nhìn ngó tôi!
Thực chất, Allah cũng đã đưa ra những lời khuyên về trang phục cho Muhammad. Trong Koran viết, một người Hồi giáo luôn luôn trùm đầu và ăn vận lịch sự trước khi bước ra đường. Điều này áp dụng cho cả nam và nữ. Đối với phụ nữ Allah còn thêm vào, họ nên che thân khi ra ngoài để không thu hút trai lạ. Ở một vài nước Hồi giáo cực đoan phụ nữ vẫn còn bị xử phạt, nếu họ không che đậy khi ra đường. Ở Afghanistan cho đến gần đây họ thậm chí phải mặc Burqa: Một tấm mạng che mặt chỉ để lộ mắt qua khe hở.
Bildergebnis für kopftuch muslime
Các kiểu khăn trùm đầu và mạng che mặt khác nhau giành cho phụ nữ Hồi giáo
Trong tất cả cộng đồng tôn giáo trên toàn thế giới, đàn ông trước đây luôn là kẻ ra lệnh. Ở Hồi giáo điều này vẫn diễn ra thường xuyên cho đến tận ngày nay. Kinh Koran vì thế thường bị lạm dụng làm công cụ đàn áp phụ nữ.
Phụ nữ, phụ nữ, phụ nữ
Trên hết, những Suren cũng đã mang tới nhiều đau đớn và khổ sở cho phụ nữ: „Phụ nữ đứng dưới đàn ông một bậc.“ Những tín đồ Hồi giáo bảo thủ dựa theo đó để trở thành và giữ vững vai trò chủ nhân trong gia đình. Họ quên mất một câu đứng trước Suren này: „Phụ nữ có cùng quyền lợi và nghĩa vụ như đàn ông.“
Việc cho phép một người đàn ông được cưới 4 vợ - Muhammad sinh thời có tận 13! -, đã tồn tại từ thuở sơ khai đạo Hồi giáo: Ngày nay chúng ta biết rằng vì chiến tranh loạn lạc liên miên nên trong quá khứ số lượng phụ nữ cao hơn hẳn. Chế độ đa thê đảm bảo sinh kế cho những góa phụ và con cái họ. Ngày nay đặc quyền này đã không còn nữa. Và ở nhiều đất nước Hồi giáo phụ nữ đang đấu tranh chống lại chế độ đa thê. Tunisia đã bãi bỏ nó.
Ta không nên quên mất rằng: Không có tôn giáo nào trên đời này mà thuở đầu không phân biệt đối xử với phụ nữ. Trong nhà thờ công giáo, linh mục không được phép là phụ nữ.
Cuộc chiến bên trong
Người Mecca hiểu nhầm những điều đã xảy ra. Muhammad không phải lúc nào cũng có đầy quyền lực. Họ lo sợ thành phố láng giềng có thể trở thành mối nguy cho đức tin đa thần cũng như cho họ và đem quân nhiều lần tấn công Medina. Muhammad lúc này là thị trưởng thành phố và cũng là chỉ huy quân đội bảo vệ thành phố khỏi kẻ láng giềng thiếu đức tin.
Suren về bảo vệ đức tin ra đời trong thời điểm này: Nó là luật cho Dschihad, „cuộc thánh chiến“. „Nếu các con đi qua những kẻ thiếu đức tin trên chiến trường, hãy chém vào cổ chúng!“. Hay: „Giết những kẻ tôn sùng đa thần bất cứ ở đâu các con thấy chúng.“
Bản thân Muhammad cũng xem cuộc chiến chống Mecca là „cuộc chiến nhỏ“ để chống trả sự tấn công từ bên ngoài. Dschihad thật sự, cuộc thánh chiến thực sự đối vơi Muhammad là cuộc chiến nội tâm mà mỗi người phải tự đấu tranh với chính mình để chống lại những ham muốn làm điều vô phép.
Kẻ thù thật sự của Allah
Những người theo chủ nghĩa chính thồng Hồi giáo dựa vào Suren do Allah đưa ra nhằm bảo vệ Medina khỏi người Mecca đa thần. (Chủ nghĩa chính thống lấy đức tin xưa làm nền tảng và yêu cầu Mọi thứ phải giữ nguyên vẹn như thuở sơ khai.) Họ kêu gọi khủng bố và bạo lực chống lại những đức tin khác. Điều này tuy nhiên không hề được quy định trong Koran. Những người Hồi giáo này đứng sau các vụ đánh bom ám sát kinh hoàng cướp đi sinh mạng hàng trăm người ở New York vào năm 2001. Đối với phe chính thống, phương tây chính là kẻ thù đe dọa các giá trị của họ. Họ cáo buộc các nước công nghiệp gây ra chiến tranh chống phá những nước nghèo – không phải bằng súng đạn mà bằng quyền lực kinh tế và chính trị. Những quốc gia đó, điển hình là Mỹ, phải chịu trách nhiệm cho những khổ đau và áp bức trên thế giới. Vì vậy họ phải chống lại chúng. New York đối với phe chính thống là một biểu tượng của sức mạnh thù địch.
Koran đã thể hiện rõ thái độ với khủng bố bằng câu nói: „Nếu ai đó giết một người, thì không khác gì anh ta đã giết chết cả loại người.“. Một lời tuyên bố không thể rõ ràng hơn về việc cấm bạo lực.
Phe Hồi giáo chính thống đang phá hủy đạo Hồi. Người Hồi trên khắp thế giới phải chịu đau khổ: Từ ngày 11.09.2001 rất nhiều trong số họ bị nghi ngờ và khiến cuộc sống của họ ngày càng khó khăn hơn.
Thấy Mecca và chết
Vào năm 630 Muhammad đánh thắng Mecca. Ngay sau đó nhiều dân tộc khác cũng cải sang đạo Hồi, chỉ trong thời gian ngắn toàn Ả rập đã trở thành quốc gia đạo Hồi. Muhammad đã biến họ trở thành những người chỉ tin vào một Chúa duy nhất, và đó cũng chính là Chúa của Do thái, Thiên chúa giáo. Ông loại bỏ kinh thánh đa thần khỏi Kaaba và biến nó thành thánh địa lớn nhất Hồi giáo. Hai năm sau, ngay trước khi chết, vị tiên tri một lần nữa tự hành hương tới Kaaba. Trên đường quay về Medina thì ông mất và được chôn ở đó. Một thánh đường nhà tiên tri được dựng trên mộ của ông. Thành phố Ả rập xê-út Medina bên cạnh Mecca trở thành thành phố thần linh thứ hai của Hồi giáo.
Thánh địa lớn thứ ba của Hồi giáo là Đền mái vòm đá ở Jerusalem (?!): Ở đó, theo đức tin người Hồi giáo, Muhammad đã cưỡi ngựa trắng phi lên trời sau khi chết. Người Hồi giáo dựng lên chính ngay chỗ đó một đền thờ tráng lệ với mái vòm lớn bằng vàng. Đền mái vòm đá ở Jerusalem là công trình cổ nhất của người Hồi giáo.
Bildergebnis für đền mái vòm đá

Schia hay Sunna
Cuộc đời luôn thế: Sau khi Muhammad chết, tín đồ của ông nảy ra tranh cãi rằng ai sẽ kế thừa vai trò tiên tri và trở thành người đứng đầu cộng đồng cũng như quốc gia. Một nhóm tuyên bố Không ai có thể vĩ đại được như Muhammad. Vì vậy, cộng đồng nên tự chọn một người kế thừa. Và điều đó đã xảy ra. Người đứng đầu được gọi là Kalifen. Họ đại diện cho Umma – cộng đồng tín ngưỡng và đồng thời cho quốc gia. Cuốn sách cai trị của họ là Sunna, vì vậy họ được gọi là Sunni. Ngày nay có khoảng 9/10 người Hồi giáo là Sunni.
Những người Hồi giáo khác vẫn không đồng tình: Họ muốn phải là người xuất thân từ gia đình của Muhammad kế thừa Muhammad. Vì con của ông đều đã chết rồi, thế nên họ đề cử cháu của ông là Ali. Họ đặt tên “nhóm Ali” – “schiat Ali”. Do đó ngày nay họ được gọi là Schiite (hay Shi'a). Đạo Hồi giáo chia ra làm hai từ đó. Điều này xảy ra tương tự với các tôn giáo khác.
Bildergebnis für sunni and schitte

Đức tin tuy vậy không hề bị phá vỡ: Hồi giáo ngày nay là tôn giáo phát triển nhanh nhất trên thế giới. Ở Mỹ theo số liệu những năm gần đây là nước có số người cải sang đạo Hồi nhiều hơn bất cứ đâu.
Allah đã nói: Một người Hồi giáo nên truyền đạo nhưng không bằng bạo lực. Trong một Suren có nội dung như sau: “Trong tôn giáo không có ép buộc.” Đức tin luôn luôn chỉ có thể là tự nguyện.
Là một Hadschi bất cứ khi nào
D. và T. lần nữa lại trở thành tâm điểm của lớp: Bố mẹ chúng đã hành hương tới Mecca. Sau đó họ đã kể cho con mình nghe vô số điều thú vị. Và chúng đem chuyện kể lại ở trường. Cả lớp chăm chú lắng nghe. “Khi nào bọn tớ lớn”, T. nói với đôi mắt sáng rỡ, “bọn tớ cũng đi đến đó!”
Đối với T. chuyến đi tới Mecca vẫn là một cuộc phiêu lưu ở thì tương lai. Với mỗi người Hồi giáo trưởng thành, đó là một nghĩa vụ: Ít nhất một lần trong đời mỗi tín đồ phải đi tới Mecca, thành phố linh thiêng nhất của Hồi giáo. Hàng triệu người hành hương mỗi năm. Ở đó họ gột rửa tội lỗi, để Allah ban cho họ một cuộc sống vĩnh cửu trên thiên đường. Với người Hồi giáo đó là “Hadsch” (hay Hajj) – nghĩa là hành hương đến Kaaba – sự kiện trọng đại nhất trong đời. Ai đã từng ở Mecca đều được phép xưng là “Hadschi”.
Bildergebnis für go to Mecca
Lịch trình của người hành hương khi tới Mecca
Hadsch chính là bổn phận cuối cùng trong năm điều mà mỗi một tín đồ đạo Hồi đều phải hoàn thành. Nó bao gồm 5 cột là:
Schahada – “Aschhadu an la ilaha illa-llah! Aschhadu anna Muuhammadan rasulu-llah!“
. Salat – cầu nguyện năm lần một ngày
. Zakat – nghĩa vụ lan tỏa sự hào phóng của thánh Allah: Mỗi người Hồi giáo phải rút ra một phần thu nhập của mình như một loại thuế đặc biệt cho quân đội.
. Saum – tên gọi của việc ăn chay hàng năm vào tháng Ramadan. Và cuối cùng
. Hadsch – cuộc hành hương linh thiêng về Mecca
Ai đã hoàn thành các bổn phận trên thì sau khi chết sẽ có một cuộc sống vĩnh cửu.