Nhường nhịn và văn hóa giao thông
Có lẽ chắc hẳn trong mỗi chúng ta, không ai là không biết câu chuyện “Dê Đen và Dê Trắng cùng đi qua một chiếc cầu”. Đây là một trong...
Có lẽ chắc hẳn trong mỗi chúng ta, không ai là không biết câu chuyện “Dê Đen và Dê Trắng cùng đi qua một chiếc cầu”. Đây là một trong những bài tập đọc, bài học đầu tiên mà học sinh tiểu học được học. Một câu chuyện hay và đầy ý nghĩa. Tôi không nhớ đầy đủ nội dung câu chuyện, chỉ nhớ nôm na nội dung như sau: có chú Dê Trắng và Dê Đen cùng qua một chiếc Cầu Độc Mộc (chiếc cầu mà chỉ một người đi vừa), hai chú dê này đi ngược chiều nhau. Đi đến giữa cầu, không con nào chịu nhường con nào. Hai chú Dê lao vào húc nhau và kết quả là cả 2 con rơi tỏm xuống dòng sông chảy siết và bị cuốn đi.
Bài học tôi được dạy từ câu chuyện trên là sự nhường nhịn nhau. Khi con người biết nhường nhịn nhau thì sẽ mang lại bình an, hạnh phúc. Nhìn lại câu chuyện trên, nếu như hai chú dê biết nhường nhịn nhau thì đâu có sự việc cả hai con bị rơi xuống dòng sông chảy siết, thay vào đó bằng một hành động nhỏ, là một chú dê nhường cho chú dê còn lại qua cầu trước, thì chúng sẽ bình an qua dòng sông nguy hiểm, và rồi chúng sẽ được hưởng một ngày hạnh phúc bên người bạn của mình.
Nhường nhịn nhau còn giúp cho con người ta trở nên tốt đẹp hơn, yêu thương và quý trọng nhau hơn. Đi xe bus, cậu sinh viên nhường ghế cho cụ già, một bạn nữ nhường ghế cho em nhỏ, hay một anh chàng đẹp trai nọ nhường ghế cho một chị mang bầu. Hành động đó của họ sẽ nhận được những ánh mắt biết ơn, họ trao cho nhau sự ấm áp của tình người, sự sẻ chia và đồng cảm. Tự nhiên, cuộc đời tự nhiên sẽ tốt đẹp lên biết bao nhiêu.
Với nhận thức, con người ta dễ dàng nhận ra những công việc cần phải làm và thứ tự thực hiện những công việc đó. Họ đánh giá được rằng công việc của mình gấp gáp hơn hay vấn đề của người bên cạnh, đối diện cấp thiết hơn. Để rồi từ đó đưa ra hành động phù hợp. Nhưng trớ trêu thay, không phải ai cũng sẵn sàng nhường nhịn người khác, có những người sẵn sàng giành giật, tranh cướp với người khác để lấy những lợi thế về mình, họ đạp lên lợi ích của người khác, họ đạp lên cả lợi ích của tập thể. Tại sao vậy, theo quan điểm của tôi, sự nhường nhịn được cấu thành từ nhận thức, sự thấu hiểu, cảm thông và tinh thần hy sinh trong mỗi chúng ta. Hội tụ đầy đủ những yếu tố đó, con người sẵn sàng gạt bỏ sự ích kỷ, lợi ích cá nhân để có hành động tốt đẹp mang lại lợi ích cho cộng đồng, cho người khác. Xã hội ngày này, có lẽ đức tính nhường nhịn có lẽ đang bị xem nhẹ, bị lãng quyên đi rất nhiều. Đã đến lúc, con người cần phải biết nhường nhịn lẫn nhau, biết dung hòa các lợi ích, biết sẽ chia để có một cuộc sống hòa bình và tốt đẹp hơn.
Quay lại với tiêu đề bài viết. Câu hỏi đặt ra: Nhường nhịn và Văn hóa giao thông thì có liên quan gì đến nhau? Tôi đã suy nghĩ rất nhiều để viết ra quan điểm này của mình. Sự nhường nhịn có lẽ liên quan mật thiết đến Văn hóa giao thông hiện nay. Tôi nói ra như vậy, có thể có bạn cho là sai? nhưng tôi vẫn muốn đưa ra để mọi người cùng suy ngẫm, tìm cho mình câu trả lời đúng nhất. Và trên cả là để cùng nhau tốt lên.
Giao thông tại thủ đô Hà Nội hiện nay có quá nhiều vấn đề phải nói, nhưng tôi chỉ muốn nói đến Văn hóa giao thông, hay chính xác hơn là con người. Vì chính con người là nhân tốt quyết định. Chắc hẳn ai trong chúng ta cũng đã trải qua cảnh tắc đường. Từ đường lớn, đường nhỏ thì cứ đến giờ cao điểm là ách tắc, dòng người lại phải chen chúc, ỳ ạch nhích từng chút một, và cùng nhau tận hưởng khói bụi.
Sẽ chẳng có gì để nói về con người nếu như ai cũng đi đúng phần đường của mình, mọi người đểu chấp hành nghiêm chỉnh luật giao thông. Nhưng ở Việt Nam việc đó gần như là không thể, một bộ phận không nhỏ người tìm mọi cách để vượt lên trước, để đi nhanh nhất có thể, mọi người tranh nhau, chen lấn lên cả vỉa hè để đi.
Trong giờ cao điểm, bạn có thể dễ dàng bắt gặp hình ảnh một anh, hay một chị ngồi trên xe máy ngang nhiên cắt ngang dòng người đông đúc để qua đường mà ở chỗ đó không phải nơi dành cho họ qua đường, nhưng vì nhà họ ngay ở bên kia đường, nên họ băng qua ngay chỗ đó cho gần, cho nhanh về tới nhà, mặc cho hành động đó làm cho dòng người đã tắc hay còn tắc hơn. Và cái cảnh mà tôi căm ghét nhất là cảnh trong một con đường hẹp hai chiều, rõ ràng nếu chúng ra đi đúng làn đường, nối đuôi nhau thì sẽ không bị tắc. Nhưng không, mọi người cứ lao về phía trước, chen lấn, cố gắng vượt lên “Điền vào chỗ trống”, cả hai chiều đều vậy, không bên nào nhường bên nào và thế là tắc. Những lúc như vậy, tôi chỉ muốn hét lên, gõ vào đầu từng người rằng “Các người không có não à?”. Còn rất rất nhiều tình huống nữa, nhưng có lẽ tôi không đủ bình tĩnh để nhắc lại.
Nếu như chúng ta biết nhận thức, chúng ta biết nhường nhịn có lẽ tình hình giao thông đã không đến nỗi tệ như vậy. Chỉ cần mọi người đi đúng phần đường của mình, không vì muốn quãng đường ngắn đi vài mét mà chen ngang, và thay vào đó là quay đầu xe và rẽ đúng nơi quy định, hay biết nhường đường, đi chậm lại một chút thì mọi người đã tiết kiệm được một khoảng thời gian về nhà. Tin chắc rằng, chỉ cần những hành động nhỏ đó thôi, việc lưu thông trên đường sẽ nhẹ nhàng hơn rất nhiều.
Xin trích một đoạn trong bài "Liều Lĩnh" trong quyển Tony Buổi Sáng - Cà phê cùng Tony về giao thông như sau:
"... Giao thông ở ta là nơi biểu diễn cái liều nhiều nhất. Xa lộ, cao tốc và thình lình những người băng qua đường, trèo lên giải phân cách dưới làn xe vun vút. Cầu vượt bộ hành chỉ dành cho vài cặp tình nhân leo lên đó để ngắm xe. Hay những bạn thơ ngây đi ngược chiều hay đường cấm, vừa đạp xe vừa hát, vừa đạp xe vừa gặm bánh mì, nó tông một phát thì "câu hát ngân lên bỗng tắt nửa chừng". Những chiếc xe máy chạy cắt ngang đầu xe hơi cái rẹt, chỉ một phút lơ là của tài xế xe hơi là có thể leo lên nóc tủ quanh năm ăn chuối xanh, ngắm gà khỏa thân, nhưng chỉ có người nước ngoài là thấy sợ, người Việt thấy bình thường với cảnh đó. Không ai hiểu sao có một quốc gia mà giao thông rối rắm phức tạp nhiều loại phương tiện từ thô sơ đến siêu sang tranh nhau từng mét đường, bấm còi inh ỏi, la hét gầm gừ, ném vào nhau những ngôn từ xấu xí nhất của tiếng Việt và ánh mắt giận dữ khi va quẹt. Nếu đụng nhau, người xe đạp mắng người đi xe máy, người xe máy sẽ mắng người đi xe hơi. Cứ xe to hơn là có lỗi trước và thường thường nhịn là bỏ qua, nhưng nếu sửng cồ lại dẫn đến tranh chấp quyết liệt, thậm chí nói có mã tấu trong cốp xe tao nhá mầy...
...Chúng ta hay đổ thừa tai nạn giao thông là do đường sá chật chội xuống cấp, nhưng đó chỉ là một phần, cái ý thức giao thông mới là quan trọng. Chẳng hạn ở Trung Quốc, hệ thống đường sá cực tốt, ở một số thành phố duyên hải thậm chí tốt nhất nhì thế giới, nhưng tai nạn giao thông vẫn xảy ra nhiều. Ở thành phố Thanh Đảo, có lần anh Lý đang lái xe hơi chạy trên đường thì phát hiện anh Chu đi xe máy ở chiều ngược lại, thế là anh Lý vội thắng (phanh) xe cái két, chắc chỉ để chào hỏi "nỉ hạo ma" cho vui. Mấy chiếc xe chạy phía sau xử lý không kịp, thế là tông đít xe anh lý cái rầm. Đợi miết không thấy anh Lý xuống xe vung tay chửi bới như mọi khi , tới mở cửa thì mới thấy anh Lý đã chết trên vô lăng. Hoa ra anh Lý vừa lái xe một tay, còn tay kia móc cứt mũi - một thói quen đang yêu ở châu Á - thì bị tông từ phía sau nên hai ngón tay (đang nằm trong mũi, bị lực quán tình) đâm thẳng vào sống mũi lên tận mắt, ngộp thở, chết."
Quan điểm - Tranh luận
/quan-diem-tranh-luan
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất