Nhân dịp tác giả Kim Dung qua đời cũng viết một bài về tác phẩm của ông.
Trong các tác phẩm của Kim Dung thì các nhân vật luận kiếm trên núi Hoa Sơn lại đại diện cho những quốc gia trên thế giới thời đó. Bằng cách tác giả lồng vào những chi tiết như nguồn gốc xuất thân, các đặc tính của nhân vật thể hiện được các đặc tính của các quốc gia đó.


Đầu tiên nhân vật Trùng Dương Chân Nhân và Toàn chân giáo ám chỉ Trung quốc.
Trùng Dương Chân Nhân họ Vương lúc nhỏ có ăn phải bã nhân sâm bị bệnh mấy ngày thập tử nhất sinh sau mới hồi phục, cho nên mới có tên là Trùng Dương ( sống lại ) từ đó tạo nên nền tảng sức mạnh cho ông. Nhân sâm tuy bổ nhưng có chứa độc, ám chỉ văn hoá TQ thâm sâu nhưng cũng có cái điểm yếu của nó.
Trùng Dương Chân Nhân thắng các cao thủ trong cuộc đấu kiếm và dành được bí kíp, ông có luyện nhưng lại không cho đệ tử luyện, về sau thì phái Toàn chân không có thế lực trên võ lâm nữa. Điều này ám chỉ Trung Quốc ngày xưa có thực lực và là cường quốc nhưng về sau suy yếu dần và mất đi vai trò.
Đoạt được bí kíp nhưng không truyền cho đồ đệ vì cho rằng nó tà giáo ám chỉ TQ phát minh ra thuốc nổ nhưng chỉ làm pháo hoa chứ không chế ra đại bác như Phương Tây.
Về sau trong giáo phái có một số đồ đệ giỏi nhưng không ai có đủ tầm vóc để sánh vai với võ lâm, ý nói TQ cũng có nhân tài, vật lực nhưng lại không đủ để ngang bằng với các nước khác, chỉ có thể hạng hai chứ không thể tranh đấu ngang bằng được.
Cuối cùng nhân vật uy tín nhất của Toàn chân giáo sau này là Chu Bá Thông biệt danh là Lão Ngoan Đồng, là người thông minh, có võ công cao nhưng không nghiêm túc có trách nhiệm mà tính tình vui vẻ dễ giải. Ám chỉ TQ sau này dân số đông, nước mạnh nhưng trong mắt phương tây chỉ như một đứa trẻ, không có khả năng lãnh đạo.
Nhân vật Đông Tà đại diện cho Nhật Bản.
Đông Tà ờ hướng đông và ở trên đảo Đào Hoa, như là hoa đào ở Nhật Bản, trong các anh hùng thì ông là người duy nhất ở trên đảo.
Đông tà từ nhỏ theo thầy học các võ công bí kíp ở Trung Nguyên ám chỉ người Nhật từ xa xưa học hỏi theo các giá trị văn hoá của Trung Quốc.
Tuy học theo Trung Quốc nhưng ông không áp dụng giống toàn bộ mà tự sáng tạo, biến đổi cho riêng mình, ám chỉ người Nhật có tinh thần học hỏi nhưng sau đó tự sáng tạo cho riêng mình, không rập khuôn.
Ông là người tính tình quái dị, dùng thủ đoạn tàn nhẫn để đạt được điều mình muốn như cách người Nhật dùng thủ đoạn để xâm lượt.
Ông có nhiều đồ đệ nhưng ông xử phạt những đồ đệ này rất tàn nhẫn khi họ phạm tội, tuy nhiên ông cũng che chở và không cho bất kỳ ai làm hại đồ đệ của mình và các đồ đệ luôn trung thành đến chết với ông. Điều này thể hiện sự trung thành tuyệt đối của người Nhật đối với Thiên hoàng của họ.
Nhân vật Tây độc ám chỉ các nước Châu Âu
Nhân vật này ở hướng Tây, biểu trưng là con rắn, đây là con vật có rất nhiều ý nghĩa đồi với người phương Tây như là biểu tượng của y học, của khoa học, sự khôn ngoan, sự khéo léo…
Nhân vật này từ nhỏ có uống máu của một con rắn xong thì thấy rất sảng khoái khoẻ mạnh, ám chỉ nền văn hoá Phương Tây có sự văn minh cao, con người hấp thu vào thì thấy phát triển, một loại sức mạnh cường dương.
Nhân vật này dùng độc rất nhiều và chiêu thức võ công khác biệt và quái dị đến nỗi những cao thủ khác khi thấy đều bất ngờ. Ám chỉ người phương Tây có lối sống và cách đấu tranh khác hẳn người Trung Quốc. Họ thiên về sức mạnh và vật chất nhiều hơn.
Nhân vật này nhiều lần tấn công vào Toàn chân giáo, ám chỉ là người phương tây nhiều lần tấn công vào Trung quốc để cướp đoạt. Tuy quái dị nhưng họ lại mạnh mẽ và làm việc hiệu quả.
Tạo hình nhân vật này lúc sống đi bôn ba khắp nơi, lúc chết thì oai phong lẫm liệt ám chỉ các cường quốc phương Tây rất mạnh mẽ và thắng lợi trên toàn cầu. Trong các anh hùng thì Tây Độc xuất hiện với người cháu của mình ám chỉ các nước Phương tây thường đi chung và hợp tác với nhau.
Nhân vật Bắc Cái ám chỉ Liên Xô
Đứng đầu là Hồng Thất Công có chữ Hồng, là hồng quân trong Liên Xô.
Tổ chức cái bang là những người ăn mày tức là vô sản. Họ có tổ chức rất chặc chẽ và được phân thành nhiều cấp bậc, họ được phủ rộng khắp thiên hạ và nhận làm những việc cho thiên hạ. Điểm này rất giống với Quốc Tế cộng sản.
Võ công Đả Cẩu bổng pháp và gậy Đả Cẩu Bổng tức là gậy đánh chó, chuyên đánh quan lại, cường quyền. Giống như tổ chức Quốc Tế cộng Sản luôn nêu cao tinh thần đánh bọn nhà giàu, bọn tư sản tay sai cho đế quốc.
Những chia rẻ trong cái bang cũng giống như những chia rẻ trong DCS Liên Xô thời kỳ trước.
Hồng Thất Công đại diện cho Lenin và Nhân vật Hoàng Dung thì đại diện cho Stalin bởi sự tương đồng và quá trình đấu tranh quyền lực để lên vị trí cao của họ.
Nhân vật Nam Đế ám chỉ Thái Lan và các nước thế giới thứ ba
Nhân vật này thời trẻ có thao học ở Trung Quốc, tuy nhiên về sau lại nhờ một thầy tu từ Ấn Độ giúp cho việc tu hành ám chỉ Thái Lan có học về văn hoá TQ tuy nhiên về sau họ học văn hoá Ấn Độ nhiều hơn. Trong các nhân vật thì nhân vật này khá hiền hoà thân thiện và ít gây hấn.
Xuất thân là vua ám chỉ Thái Lan vẫn còn vương quyền.
Xuất gia đi tu và nghiên về Phật giáo ám chỉ Thái Lan trọng Phật Giáo.
Nhân vật Dương Quá ám chỉ nước Mỹ
Dương Quá theo Tây Độc học võ và nhận làm con nuôi ám chỉ nước Mỹ từ Châu Âu mà ra, học theo văn hoá Châu Âu.
Tính Dương Quá thông minh và gian xảo, ranh ma, biết tuỳ cơ ứng biến, thể hiện một nước Mỹ nhanh nhẹn và khéo léo trên trường quốc tế.
DQ học tổng hợp nhiều loại võ công của các môn phái chứng tở nước Mỹ học lấy cái hay của cả thế giới về dùng cho mình.
DQ về cuối đời tự chế ra nhiều võ công cho riêng mình, đánh bại nhiều cao thủ và thích hành hiệp trượng nghĩa. Điều này ám chỉ Mỹ có tính sáng tạo cao, phát triển nhanh chóng vượt mặt các quốc gia khác và khi giàu mạnh rồi thì có chính sách giúp đỡ các nước khác.
DQ từng học võ trong phái Cổ Mộ là một phái biệt lập điều này ám chỉ nước Mỹ thời xa xưa có tinh thần trung lập, mãi về sau họ mới bước ra thế giới gây dựng thanh thế.
Về cuối cùng thì DQ là nhận vật có võ công cao, đáng được nể trọng nhất và trẻ nhất, biệt hiệu là Tây Cuồng, thay thế cho Tây độc, ám chỉ nước Mỹ đã mạnh lên thay thế cho châu âu và được công nhận là lãnh đạo toàn cầu.
Ám chỉ các thế lực chính trị trong Tiếu Ngạo Giang Hồ
Trong tác phẩm Tiếu Ngạo Giang Hồ thì Kim Dung lại ám chỉ các thế lực của chính trị Trung quốc. Phe tự xưng là chính giáo lại giống thế lực của Tưởng Giới Thạch, còn Nhật Nguyệt Thần Giáo để ám chỉ ĐCS TQ, ông đã viết chuyện này để nói lên thực tế xã hội.
Nhật Nguyệt Thần Giáo
Đứng đầu là Nhậm Ngã Hành với võ công là Hấp Tinh Đại Pháp rất giống với cách phát triển của DCS vì khi DCS hợp tác với bất kỳ thế lực nào nó cũng đều cài người, tuyên truyền lôi kéo nhân dân về phía mình, làm mình mạnh lên và làm đối thủ yếu đi. Đây được xem là môn vỗ công rất nguy hiểm chỉ cần bị chạm vào người thì sẽ khó thoát ra. Trong truyện thì Nhậm Ngã Hành bị đánh bại và bị giam cầm rồi sau đó quay lại nắm quyền lực cũng giống với cuộc đời của Mao trạch đông bên Trung Quốc.
Cách tổ chức và đấu tranh của NGTG cũng giống với DCSTQ vì dưới giáo chủ thì có các Trưởng Lão, môn quy thì cực kỳ nghiêm, và có các khẩu hiệu để tung hô giáo chủ, xem cách giáo đồ tung hô Đông Phương Bất Bại thì thấy đây là cách sùng bái cá nhân. Khi chiến đấu thì họ được chỉ huy thống nhất, liều chết chiến đấu và thường đạt được kết quả chiến thắng. Trong khi các môn phái khác thì liên kết với nhau thì tiêng NGTG chỉ muốn độc tôn, không chứa chấp ai hết giống với đường lối của DCSTQ vậy.
Liên minh các môn phái khác
Với nhân vật Tả Lãnh Thiền ám chỉ Tưởng Giới Thạch, cầm đầu một chính phái, luôn luôn đề cao chính nghĩa nhưng rất tham vọng, dùng thủ đoạn để đạt mục đích, ông liên kết các môn phái để cho mình chỉ huy tuy nhiên cũng luôn bị thách thức từ nhiều phía, bị cho là nguỵ quân tử. Ở ngoài đời thì Tưởng Giới Thạch cũng có đặc điểm như vậy, dùng nhiều cách để kế thừa được Tôn Trung Sơn nhưng sau đó dùng nhiều thủ đoạn để thống nhất TQ.
Kết cấu của Liên Minh chính phái này giống với phe Quốc Dân Đảng, chia rẻ, nhiều thù hận, luôn tranh giành quyền lực cho nên khi đấu với NGTG thì luôn gặp bất lợi
Trong tác phẩm này phía tà phái là Đông Phương Bất Bại luyện bí kíp Quỳnh Hoa Bảo Điển thành dạng nửa nam nửa nữ thì bên kia luyện Tịch Tà Kiếm Phổ cũng phải tự thiến không ra đàn ông nữa. Ý tác giả muốn nói thời đại này cả tà và chính con người đều bị biến chất không còn nguyên vẹn nữa, trong hai phe phái đánh nhau tuy phân biệt chính tà nhưng thực chất không còn là chính tà nữa mà đều là tà hết. Tác giả đã ám chỉ nước TQ thời kỳ này lộn xộn không phân biệt chính tà nữa.
Đây là một tác phẩm hay và rất nhiều hàm nghĩa, đọc Tiếu Ngạo Giang Hồ xong nhiều người chẳng biết nên bênh vực cho phía nào nữa và cả nhân vật chính cũng chỉ còn cách đi ngao du sơn thuỷ cho rồi. Từng cái tên trong tác phẩm như Đông Phương Bất Bại, Quỳnh Hoa Bảo Điển, Nhật Nguyệt Thần Giáo… đều hàm chứa các ý nghĩa của nó, bởi sự sâu sắc của chữ Hán và cách dùng của Kim Dung.  Truyện ông viết chứa nhiều tầng ý nghĩa đọc đi đọc lại vẫn hay.
Bài viết được trích đoạn từ trong sách này, các cao thủ đã đọc rồi nên viết ra sách, ai muốn tìm hiểu thêm thì đọc trong sách.