Khái niệm về khủng hoàng tài chính có thể được sử dụng trong nhiều trường hợp. Nhưng phần lớn là để mô tả khi tài sản kinh doanh sụt giảm với phần trăm lớn. Đôi khi những nhà kinh tế học và sử gia đưa ra những thuyết về việc một cuộc khủng hoảng xảy ra như thế này. Số khác thì phân tích những sự kiện trong quá khứ để tránh sự lặp lại. Nếu bạn thích thú về chủ đề này, bạn tìm đúng nơi rồi đấy.
Và nó có những hiệu ứng gợn sóng ( rippling effects) lên quốc gia mà nó xuất hiện cũng như là nền kinh tế thế giới. Thị trường chứng khoán sụp đổ, khủng hoảng tiền tệ hay vỡ bong bóng tài chính thường được gọi là khủng hoảng tài chính.

Điều càn tìm ở môt cuốn sách:

 
Có một vài cuốn sách tổng quát về khủng hoảng kinh tế. Một số dựa vào những biến động mang tính lịch sử và những người khác có thể là nhận thức riêng của tác giả về một cuộc khủng hoảng kinh tế, có thể bao gồm việc cảnh báo biến động được đoán trước.  Nhưng không giống như những cuốn sách về tài chính hay kinh doanh, một vài cuốn sách về chủ đề này có thể không rõ ràng ngay lập tức.
Tại sao ? Bởi vì khủng hoảng tài chính xảy ra khắp mọi nơi trong suốt lịch sử.  Bạn có lẽ phải thu nhỏ tìm kiếm theo quốc gia hay quãng thời gian để nhận được thứ chính xác bạn muốn.
Thêm vào đó, những cuốn sách với những hoàn cảnh khác nhau dẫn đến khủng hoàng tài chính được “ ngụy trang” thành sách giáo khoa lịch sử. Thế nên bạn phải có sự tranh luận với quan điểm của tác giả. 
Bạn muốn đọc thứ gì ? Lời giải thích của sử gia về các sự kiện ? Hay những  phân tích kinh tế là điều mà bạn tìm kiếm. Những cuốn sách về chủ đề này sẽ bàn kỹ về cả hai điều trên. Nhưng những phân tích có thể nghiêng về quan điểm này hay quan điểm khác dựa vào thứ bạn chọn.

Tác giả danh tiếng

Bất cứ ai cũng có thể đưa cho bạn những giải thích và thứ họ nghĩ đã diễn ra. Xét cho cùng, lịch sử là sự ghi lại trên quan điểm của một vài người. Nên khi tìm kiếm chính xác sách về khủng hoảng tài chính, bạn có lẽ muốn nhìn vào tác giả.
Hãy chắc chắn rằng tác giả có đủ uy tín về lĩnh vực đó. Và họ có thể cung cấp những ví dụ hay phân tích xứng đáng với thời gian của bạn.
Trước khi chọn một cuốn sách mới, tìm xem ai là người viết nó. Hơn nữa, đọc về tiểu sử tác giả nếu bạn không biết họ. Tìm xem liệu họ có đủ hiểu biết để viết về vấn đề này không.

Cung cấp đầy đủ lịch sử và bối cảnh

Cho dù bạn đang đọc một phân tích hay hồi ký, có những chi tiết nhất định sẽ duy tính sự tin cậy. Những chi tiết lịch sử và bối cảnh có thể giúp bạn hình dung chuyện gì đã diễn ra vào thời gian đó. Niềm tin phổ biến lúc bấy giờ là gì ? Và những sự kiện nào đã dẫn đến cuộc khủng hoảng?
 
Hiểu về lịch sử và bối cảnh cũng quan trọng như là chính hoàn cảnh của cuộc khủng hoảng. Chúng cung cấp manh mối về cách thức và lý do mà khủng hoảng diễn ra và có thẻ cũng cung cấp những giả thiết về cách ngăn chặn nó xảy ra lần nữa. Dù vậy chỉ có một vài nhà kinh tế học đã từng dự đoán chính xác về khủng hoảng kinh tế.   

Top những cuốn sách về khủng hoảng tài chính

Cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 tương đối mới mẻ trong tâm trí của mỗi người. Và những bất ổn chính trị hiện tại có thể khiến bạn tự hỏi rằng nó có xảy ra lần nữa không. Hãy tìm hiểu lịch sử với những cuốn sách về khủng hoảng tài chính sau đây với trọng tâm là Những cuộc suy thoái quy mô:

After the Music Stopped: The Financial Crisis, the Response, and the Work Ahead

Đối tượng: Bất kỳ ai muốn sự thuật lại tỉ mỉ về cuộc khủng hoảng năm 2008
Bạn có cần một câu chuyện theo trình tự trình gian và thứ đã xảy ra trước khi Mỹ rơi vào cuộc khủng hoảng kinh tế. Giáo sư  Alan S. Blinder đưa ra một bản tường thật xác đáng về những sự kiện dẫn tới khủng hoảng kinh tế. Ông cũng đưa ra 7 nguyên nhân dẫn tới cuộc khủng hoảng này như:
Lạm phát giá cả tài sảnQuy định tài chính lỏng lẻoKhông kiểm soát được an ninh và phát sinh
Hơn nữa, tác giả tiếp túc đề xuất rằng việc cải thiện những chính sách và quy định có thể giúp ngăn chặn một cuộc khủng hoảng trong tương lai.

House of Debt: How They (and You) Caused the Great Recession, and How We Can Prevent It from Happening Again

Đối tượng: Bất kỳ ai muốn đọc về cách mà những món nợ của hộ gia đình đã góp phần vào cuộc khủng hoàng.
Các tác giả Atif Mian và Amir Sufi cho rằng cuộc khủng hoảng năm 2008 phần lớn là do sự gia tăng nợ hộ gia đình.
Tuy nhiên, các nhà kinh tế này có những lý thuyết khác nhau và họ được “trang bị” dữ liệu để chứng minh điều đó.

All the Devils Are Here: The Hidden History of the Financial Crisis

Đối tượng: Bất kỳ ai muốn biết về lịch sử được che đậy về những nhân vật quan trọng ở Wall Street
 Cuốn sách tập trung vào những nhân vật quan trọng hay “devils” ở Wall Street, Main Street, và chính phủ. Và làm nổi bật mối tương giao phức tạp của họ.
Nhà báo Bethany McLean và Joe Nocera kể một câu chuyện hấp dẫn về những cá nhân đặc biệt này mà cuối cùng đã leo lên đỉnh cao trong cuộc khủng hoảng tài chính. Và điều này có lẽ không phải là thứ bạn hình dung ra được.
Cuốn sách khác biệt ở chỗ thay vì chỉ đơn thuần nhìn về các nhân tố kinh tế, nó còn lướt qua những động lực. Và điều này làm cho một phần lịch sử trở nên thú vị vì cuốn sách bàn luận về những yếu tố con người mà có lẽ bị bỏ qua trong các cuộc thảo luận chính sách.

Too Big to Fail: The Inside Story of How Wall Street and Washington Fought to Save the Financial System – and Themselves

Đối tượng: Bất cứ ai muốn một câu chuyện dễ hiểu trong bối cảnh lịch sử
Bạn muốn một cuốn sách kịch tính và lôi cuốn về cuộc khủng hoảng tài chính ? Bạn sẽ tìm được  lý do nó xảy ra và cách giải quyết vấn đề trong cuốn sách này.
Phóng viên Andrew Ross Sorkin cung cấp sự giải thích tỉ mỉ về cuộc suy thoái này. Bên cạnh đó là những quyết định khó khăn mà các nhà hoạch định chính sách phải đương đầu.

Stress Test: Reflections on Financial Crisis

Đối tượng: dành cho những người  muốn đọc hồi ký được viết bởi một người sống giữa thời kỳ khủng hoảng.
Bạn có cảm thấy đồng cảm sau khi đọc hồi ký của bất kỳ người dẫn đầu trong cuộc suy thoái kinh tế không? Chắc là không. Họ có lẽ chỉ đi ngang qua như tự phục tự và chẳng thuyết phục chút nào.
Tuy nhiên, bạn có lẽ sẽ có cảm nhận khác khi đọc cuốn sách của Timothy F. Geithner. Cực Bộ trưởng tài chính này sẽ đưa đến cho người đọc một cách rõ ràng và đôi lúc là phũ phàng và cuộc suy thoái từ trên trong với ngôi kể thứ nhất.

Manias, Panics, and Crashes: A History of Financial Crises, 7th Ed.

Đối tượng: Những người tìm quyển một quyển sách vỡ  lòng về những cuộc khủng hoảng tài chính lịch sử.
Cuốn sách đưa ra 5 gian đoạn dẫn tới một cuộc khủng hoảng tài chính. Nó cũng tập trung vào mô hình phát triển thị trường có thể dẫn đến khủng hoảng.
Lưu ý rằng cuốn sách đề cập đến những cuộc khủng hoảng lịch sử trên toàn thế giới chứ không gói gọn ở Mỹ. Vậy nên, nó là một sự lựa chọn tốt cho những ai muốn một góc nhìn toàn cầu về khủng hoảng tài chính.

The Financial Crisis and Free Market Cure

Đối tượng: Những người nghĩ thị trường tự do của chủ nghĩa tư bản là câu trả lời
Cuốn sách của John Allison “vẽ” ra chính phủ như những nhân vật phản diện của Cuộc đại suy thoái chứ không phải các tổ chức tài chính. Bàn về nguồn gốc của cuộc khủng hoàng, tác giả cho rằng những tác động của chính phụ là nguyên nhân của bong bóng bất động sản và sự vỡ vụn sau đó. Và những công cụ tài chính đã bị đổ lỗi sai lầm như thế nào trong cuộc khủng hoảng.
Tác giả cũng đề cập đến những chủ đề như:
Quy định có hại cho thị trườngPhát triển một thị trượng tự do bền vữngTARP và những gói cứu trợ tài chính
Không giống những cuốn sách khác về chú đền này, Allison tiết lộ rằng chính phủ không thể sửa chữa nền kinh tế bởi họ đã chịu trách nhiệm cho cuộc khủng hoảng. Và thị trường tự do của chủ nghĩa tư bản là con đường duy nhất đưa nền kinh tế ổn định trở lại.

Unfinished Business: The Unexplored Causes of the Financial Crisis and the Lessons Yet to be Learned

Đối tượng: Những người muốn có cái nhìn sâu sắc hơn về cách thương mại dưới sự điều tiết dẫn tới khủng hoảng
Bạn có thể tìm thấy những cuốn sách nói về cuộc khủng hoàng dưới góc nhìn từ Mỹ đến Châu Âu. Nhưng thường thì, những cuốn sách này không bao gồm ngữ cảnh của chúng. Cuốn sách của Tamim Bayoumi có chút khác biệt.
Thay vì tách bạch thành hai vấn đề riêng biệt, Bayoumi cho rằng khủng hoảng Châu Âu và sự sụp đổ nhà đất ở Mỹ có sự liên quan đến nhau. Tác giả trở về những nam 80 và chỉ ra những chính sách sai lầm làm hao mòn sự ổn định ở cả hai khu vực trên. Nếu bạn cảm thấy bị hấp dẫn bởi các thuyết về sự suy thoái kinh tế ở Bắc Mỹ, bạn có thể lựa chọn cuốn sách này.

Makers and Takers: How Wall Street Destroyed Main Street

Đối tượng: những người muốn đọc một bài phê bình về lĩnh vực tài chính.
Bạn có tự hỏi rằng tại sao lĩnh vực tài chính lại tang nhiệt vào cuộc khủng hoảng năm 2008. Cuốn sách này sẽ trả lời một vài câu hỏi cốt yếu. Nhà báo Rana Foroohar nói về cách mà nền kinh tế hướng tới người giàu với chi phí của tầng lớp lao động. Cùng với những chính sách và niềm tin đã dẫn đến khủng hoảng tài chính.

Lords of Finance: The Bankers Who Broke the World

Đối tượng: Những ai tìm kiếm một câu chuyện lịch sử về sự sụp đổ nền kinh tế những năm 20 của thế kỉ 20.
Cuốn sách này khác biệt bởi nó không bàn về những cuộc suy thoái gần đây. Thay vào đó, nó đưa độc giả ngược dòng thời gian tới Cuộc đại suy thoái vào những năm cuối của thập niên 20. Cùng với đó, cuốn sách đề cập đến 4 người đàn ông ảnh hưởng sâu sắc đến sự suy thoái kinh tế.
P/s: Đây là bài dịch đầu tiên của mình nên còn rất nhiều thiếu sót, rất mong nhận được góp ý từ mọi người. :")