Chào các bạn, vậy là chúng ta đã đọc xong tất cả các chương về Jaehaerys và Alysanne. Như mọi khi, đáng lẽ ra tôi phải viết bài phân tích về Jaehaerys và Alysanne mới đúng. Do bạn tôi đã viết về vương hậu Alysanne, nên theo lẽ thường tình, việc của tôi là phân tích về Jaehaerys. Thế nhưng tôi nghĩ mình đã bỏ sót kha khá nhiều sau khi dịch các chương của Aegon I, nên trước khi đến những năm cuối đời của Jaehaerys I và thời kỳ cai trị của Viserys I thì chúng ta hãy cùng ôn lại cuộc đại chiến đầu tiên của nhà Targaryen: Cuộc Chinh Phạt Của Aegon. 
Aegon và hai người vợ - chị em gái mình. Họa sĩ: Amok
Aegon nhìn thấy vương quốc này từ ba trăm năm trước, khi ngài đứng tại nơi chúng ta đang đứng. Họ vẽ lên chiếc bàn này theo lệnh của ngài. Sông biển, đồi núi, thành quách, chợ búa, ao hồ, đầm lầy, rừng cây … nhưng lại không có biên giới. Tất cả chỉ có một. Một vương quốc, dành riêng cho một đấng quân vương trị vì" - Nước mắt sói tuyết, Davos I
Aegon Targaryen. Nhà Chinh Phạt Aegon. Con Rồng Aegon. Rất ít người thay đổi lịch sử người Westeros nhiều như vị chúa rồng với tầm nhìn vĩ mô: một lục địa, một vương quốc, một đấng quân vương. Trong một lục địa được đánh dấu bằng các cuộc chiến từ Dorne đến Trường Thành, quan niệm một người có thể kiểm soát toàn bộ Westeros là điều không tưởng. Có ba nhóm dân tộc chính, ba tôn giáo lớn, ít nhất tám khu vực tách biệt, mỗi khu vực có nền văn hóa chung và văn hóa riêng nằm rải rác trên một lục địa có kích thước tương đương lục địa Nam Mỹ. Nắm giữ một vùng lãnh thổ như vậy dưới một cơ quan duy nhất là điều gần như không thể nếu một nhà cầm quyền không có một tầm nhìn riêng biệt, mặc dù điều này không thể ngăn nổi nỗ lực của các vị vua. Arlan Durrandon Đệ Tam, Vua Bão thời đó, đã mở rộng lãnh thổ của mình đến Riverlands, mặc dù mọi thế hệ, những người Riverlands đều cố lật đổ ông. Các vị vua nhà Hoare của Iron Islands cũng đã làm như vậy trong ba thế kỷ sau cuộc chinh phạt của người Stormlands, xâm chiếm lãnh thổ với sự giúp đỡ của người Riverlands, đánh bại Arrec Durrandon, và tự phong mình là vua của Riverlands, khiến những người Riverlands phải chịu đựng trong ba thế hệ.
Các vị vua nhà Hoare có thể tự hào rằng họ kiểm soát vùng lãnh thổ lớn nhất của Westeros trong lịch sử, nhưng một kẻ xâm lược mới đang trỗi dậy ở phía đông, và sẽ chinh phục gần như toàn bộ vương quốc bằng lửa và máu.

Học thuyết của Aegon - sức mạnh tối cao trên không và sự phong tước

Aegon I Targaryen trên chiến trường. Họa sĩ: Magali Villeneuve
"Mặc dù Aegon xử lý khá nghiêm khắc, thậm chí triệt để với những kẻ nổi loạn và phản bội, nhưng anh lại rất nhân từ với những kẻ thù chấp nhận đầu hàng." - Fire&Blood, Cuộc Chinh Phạt Của Aegon.
Để hiểu về cuộc chinh phạt của Aegon, chúng ta cần phải hiểu được phác thảo chiến lược tổng thể của anh, mệnh danh là học thuyết của Aegon. Một học thuyết quân sự là phương châm để chuẩn hóa hành động quân sự, và tạo cơ sở cho cách một lực lượng vũ trang thực hiện. Chinh phạt một lục địa rộng lớn là một thử thách quân sự đầy khó khăn ngay cả với số lượng và công nghệ vượt trội, nhưng quân số ước tính ban đầu cao nhất của Aegon chỉ là gần 1600 quân. Bất kỳ vị vua nào trong số các vị vua của Seven Kingdoms đều có thể điều khiển một đội quân với quân số ít nhất gấp năm lần so với Aegon, và thậm chí các lãnh chúa nhỏ hơn cũng có thể tự hào với quân số tương đương. Thế nhưng, quân số không phải là số liệu duy nhất được sử dụng để đo lường các đội quân. Nhuệ khí, đặc điểm địa lý, sự lừa gạt và vô số yếu tố khác có thể ảnh hưởng đến kết quả của một trận chiến. Trong khoa học quân sự, các đặc điểm này được gọi là "hệ số áp đảo", để nói về khả năng một lực lượng hành động và đạt được các mục tiêu mà một lực lượng lớn hơn nhiều sẽ phải làm như vậy mà không có lợi thế nói trên. Aegon có một hệ số áp đảo mà không ai sánh nổi: ba con rồng mạnh mẽ đã được huấn luyện và chiến thuật của anh buộc phải sử dụng những sinh vật thở ra lửa này sớm và thường xuyên.
Những lợi thế quân sự của loài rồng không chưa bao giờ bị nói quá. Hơi thở của những con rồng cung cấp lợi thế chiến thuật đáng kể và ứng dụng của nó có rất nhiều tính linh hoạt. Rồng có thể đốt hoa màu để bỏ đói kẻ thù, thiêu rụi các doanh trại, chặn đường tiến thoái của kẻ thù trên chiến trường, hoặc đơn giản là thiêu sống những kẻ còn sống. Lửa, ngay chính nó, cũng là một công cụ vô cùng mạnh mẽ. Rất ít thứ có thể phá vỡ đội hình và làm những con ngựa hoảng sợ hơn những ngọn lửa đặt đúng vị trí, những rồng có khả năng phun lửa gần như ngay lập tức tại bất kỳ điểm nào trên chiến trường mà chúng mong muốn trong trận chiến, giúp các chỉ huy giải quyết những vấn đề hậu cần trong các kế hoạch hỏa công. Đôi cánh của chúng cũng mang lại lợi thế quân sự đáng kể. Một kỵ sĩ rồng tinh mắt có thể an toàn thực hiện các nhiệm vụ trinh sát khi hoàn toàn vượt xa tốc độ của một kỵ binh, và các bức tường lâu đài không thể chống lại kẻ thù biết bay. Một con rồng là sự kết hợp cơ động cao của pháo binh dã chiến, quân xung kích, kỹ sư quân sự và động cơ bao vây. Ngoài ra, một con rồng cực kỳ bị nhắm bắn và bị giết. Trong lịch sử Westeros, số lượng rồng đã bị giết trong trận chiến mà không có sự trợ giúp của một con rồng khác là rất nhỏ, và trong hầu hết các trường hợp, tính cơ động của rồng rồng đã bị phủ nhận. Rồng là siêu vũ khí chiến tranh thời trung cổ của Westeros, có khả năng giành chiến thắng trong một chiến dịch bất chấp sự chênh lệch về lực lượng. Trong ngôn ngữ hiện đại, rồng là máy bay yểm trợ tốt nhất.
"Những con rồng là vũ khí tối thượng trong thế giới Băng và Lửa. Chúng chỉ bị một vài người kiểm soát. Sở hữu chúng, bạn có thể thắng các cuộc chiến tranh, thắng các trận chiến, nhưng điều đó không có nghĩa là bạn có thể cai trị thành công - xây dựng một xã hội và văn hóa thành công. Theo nghĩa đó, chúng giống như vũ khí hạt nhân."- tác giả George R. R. Martin nói.
Máy bay yểm trợ, tức sử dụng máy bay để tấn công các mục tiêu gần với lực lượng mặt đất, được phát triển trong Đệ nhất Thế chiến, và được sử dụng để nói về thành công trong trận Somme, nơi các máy bay của Quân đoàn Bay Hoàng gia (tiền thân của Không quân Hoàng gia Anh hiện tại) ném bom vào đối thủ. Người ta đã nhanh chóng công nhận sự hiệu quả này, và sự hỗ trợ của không quân đã khẳng định chính nó trong các học thuyết quân sự chính thống vào Đệ nhị Thế chiến. Sự ra đời của các thiết bị bay nhanh chóng làm giảm hiệu quả của các triết lý phổ biến về chiến đấu trên bộ vào thời điểm đó, chiến tranh chiến hào. Chống lại học thuyết vũ khí kết hợp mới này của các lực lượng mặt đất và không quân phối hợp, các chiến hào trở nên ít hơn các biển chỉ dẫn cho pháo binh và máy bay ném bom để dẫn đường cho các cuộc tấn công của chúng. Ngoài ra, việc phát triển máy bay sẽ giúp ký tên tử thần của tàu chiến chủ lực trong hải quân thế kỷ XX (sự phát triển của tàu khu trục tên lửa dẫn đường sẽ là kết thúc thực sự cho các tàu lớn hơn này, nhưng điều đó nằm ngoài phạm vi của cả rồng và bài viết này).
Không có thứ vũ khí nào tương đương với rồng trong chiến tranh thời trung cổ, nhưng có một thứ vũ khí có sự tương đồng với loài rồng về tốc độ, khả năng cơ động và hỏa lực của chúng: máy bay trực thăng. Việc sử dụng máy bay trực thăng trong các cuộc xung đột vào giữa thế kỷ XX đã trở nên phổ biến, ví dụ tiêu biểu là chiến tranh Việt Nam. Với khả năng bay lượn của mình, các máy bay trực thăng không phụ thuộc vào việc duy trì tốc độ bay, và có thể thích nghi nhanh hơn với sự thay đổi vị trí của kẻ thù, cũng như tiếp cận nhiều khu vực hơn và cung cấp đạn dược với độ chính xác cao hơn máy bay cánh cố định thông thường. Việc sử dụng nó trong cả vận tải và hỗ trợ trên không mang lại sự linh hoạt cao cho quân đội để giải quyết các vấn đề về chiến đấu và hậu cần, và trực thăng vẫn là một thành phần quan trọng của chiến thuật quân sự hiện đại.
Tuy nhiên, có một nguyên lý thứ hai trong học thuyết của Aegon, không hào nhoáng như việc sử dụng những con rồng nhưng có tầm quan trọng tương đương: phong tước cho các đối thủ bị đánh bại. Các lãnh chúa đã cầm vũ khí chống lại Aegon, sống sót sau trận chiến và quỳ gối, thường được phong làm lãnh chúa trong lãnh thổ của họ. Trong lịch sử thời trung cổ, điều này rất hiếm khi xảy ra. Các lãnh thổ bị chinh phục thường bị tịch thu và bị các lãnh chúa đồng minh của phe thắng cuộc nhảy vào xâu xé. Trong chế độ phong kiến, đất đai và của cải là một trong những loại tiền tệ duy nhất mà các vị vua có thể sử dụng để trao đổi với chư hầu, và các chư hầu thường mong được trao các danh hiệu như một phần thưởng cho sự đóng góp của mình trong những cuộc chiến của lãnh chúa trên quyền mình. Bằng cách phong tước cho các lãnh chúa bị đánh bại thay vì chiếm giữ chúng làm phần thưởng cho những người trung thành của mình, Aegon đã có một trong những phương tiện quan trọng để ban thưởng và thúc đẩy các chư hầu.
Tuy nhiên, theo tất cả các báo cáo, Aegon là một kẻ chinh phục ngoại quốc, và chắc chắn anh đủ ý thức chính trị để biết sẽ có không ai chịu thua nếu không chiến đấu, đặc biệt là với kẻ thù có quân số ít ỏi. Bằng cách phong tước cho những kẻ quy phục, Aegon đã cho các lãnh chúa người Westeros một cơ hội để thoát khỏi sự diệt vong, và cho chính mình cơ hội để chinh phục kẻ thù của mình không mất một giọt máu và cho họ sử dụng quân đội và tài nguyên tốt hơn. Một điều đáng chú ý là Aegon bắt đầu cuộc chinh phạt của mình với một vài chư hầu, quá ít để quản lý toàn bộ lục địa Westeros nếu anh giành chiến thắng. Việc trao quyền cho các chư hầu bằng cách cho họ những vùng đất mới bị chinh phạt sẽ vừa cho họ cơ hội để họ lật đổ anh nếu họ muốn, vừa khi lấp đầy Westeros với những lãnh chúa cũ giận dữ, mong muốn trả thù cho những mất mát của họ và lấy lại thu nhập đã mất.
Chiến lược này đã có hiệu quả trong tất cả các giai đoạn của chiến dịch. Bằng cách phong tước cho kẻ thù cũ, anh đưa ra quan niệm rằng các lãnh chúa người Westeros sẽ được ban thưởng nếu họ treo lá cờ rồng ba đầu, thay vì bị tước bỏ các lâu đài, vùng đất và địa vị cao quý của họ. Đó là một bài học mà Jon Arryn sẽ phản ánh trong việc lật đổ thành công triều đại Targaryen ba trăm năm sau đó. Nói một cách trực tiếp hơn, Aegon sẽ thấy học thuyết Aegon sẽ phục vụ bản mình như thế nào khi anh đối mặt với đối thủ tiếp theo của mình: Harren Hoare, vua của những dòng sông và Iron Islands.

Hỏa ngục Harrenhal - chinh phạt Riverlands

Tòa lâu đài đồ sộ Harrenhal. Ảnh: Ted Nasmith.
Đây là điều đã diễn ra tại Harrenhal
"Không có vị vua nào ở Westeros gây ra nỗi sợ hãi như Harren Đen, với sự tàn nhẫn đã trở thành một huyền thoại ở khắp Seven Kingdoms. " - Fire&Blood, Cuộc Chinh Phạt Của Aegon
Mặc dù sở hữu những lợi thế khổng lồ là những con rồng, Aegon cũng thể hiện rằng anh đã có những sự chuẩn bị mà một chiến dịch quân sự kéo dài cần có, và điều này thể hiện rất rõ ràng trong việc lựa chọn nơi đổ bộ của anh. Một ngọn đồi cao gần một dòng sông, nơi mà sau này được biết đến với tên Aegon's High Hill nằm cách xa cả Harrenhal và Storm's End, thủ phủ của hai đối thủ gần nhất và hiếu chiến nhất của anh. Bất kỳ cuộc hành quân nào của Harren Đen hoặc Argilac Kiêu Ngạo nhằm chống lại Aegon sẽ mất vài tuần, chưa tính thời gian tập trung và thời gian huấn luyện tân binh không thể tránh khỏi xuất phát từ việc không duy trì quân đội hoàng gia. Nền đất cứng trên Aegon's High Hill giúp quân của Aegon ít có nguy cơ mắc bệnh và có nơi đóng quân vững chắc trong trường hợp quân địch hành quân đến nơi đổ bộ của Aegon. Anh được một con sông bảo vệ khỏi Argilac Kiêu Ngạo, và có tầm nhìn rộng mở về phía bắc, trong trường hợp Harren dẫn một đội quân Riverlands về phía nam để chiến đấu với anh.
Tuy nhiên, trận chiến không cân sức đầu tiên mà Aegon không đến từ Harren hay Argilac, mà là từ các lãnh chúa Darklyn và Mooton, hai người đứng đầu các thị trấn cảng giàu có với tổng quân số là 3 nghìn quân, nghĩa là lực lượng của họ vượt trội so với quân Targaryen. Các báo cáo của trận chiến chỉ có hai câu trong cuốn Fire&Blood, trong đó Orys Baratheon chỉ huy bộ binh trong khi Aegon yểm trợ trên không với Cơn Ác Mộng Đen Balerion. Trận chiến một chiều để khẳng định sức mạnh của sức mạnh loài rồng và sự vượt trội trên không so với đối thủ của mình. 
Với việc Duskendale và Maidenpool đã quy hàng, Aegon ra lệnh huy động và hành quân. Nhà Chinh Phạt có ba con rồng, và vì vậy Aegon đã chia ba đội quân để đối mặt với ba kẻ thù gần nhất của mình. Phần lớn quân của anh đã đi về phía nam với nhiệm vụ khuất phục Vua Bão. Lực lượng bộ binh này băng qua sông Blackwater Rush dưới sự chỉ huy của Orys Baratheon và vương hậu Rhaenys hỗ trợ sát sao. Vương hậu Visenya được phái đi hộ tống hải quân của Daemon Velaryon trong một nhiệm vụ chống lại Gulltown và hạm đội Arryn. Về phần mình, Aegon gánh lấy nhiệm vụ nặng nề nhất: sự phục tùng của Harren Hoare.
Dễ thấy vì sao Harren Hoare lại là sự lựa chọn của Aegon. Harren Hoare là kẻ kiểm soát vùng lãnh thổ rộng lớn nhất trong các vị vua của Westeros, và được ca ngợi là kẻ đáng sợ nhất. Thủ phủ của Harren là Harrenhal, là lâu đài lớn gần nhất với thủ phủ của Aegon, với cái tên ngớ ngẩn Aegonfort, là một lâu đài bằng gỗ thô sơ được bao quanh bởi một hàng rào gỗ, gia cố bằng những gò đất. Về mặt lý thuyết, với việc Iron Islands và Riverlands đã nằm dưới sự kiểm soát của mình, Harren có thể đưa toàn bộ quân số của mình đối mặt với Aegon. Với việc nhà Mooton và Darklyn thề trung thành với mình, Aegon đã đánh có hai vùng đất quan trọng nhất phía đông Harrenhal. Bất kể ai bị Aegon chọn chiến đấu trước, xung đột với Harren là không thể tránh khỏi. Nếu Con Rồng bỏ rơi Maidenpool (một viên đá bị ném ra từ Harrenhal), anh sẽ thể hiện rằng mình sẽ không bảo vệ các lãnh chúa Westeros đã trung thành với mình, vô hiệu hóa học thuyết Aegon và dấy lên tình trạng bất ổn. Sự thiết yếu về quân sự và chính trị buộc Harren phải xử lý kịp thời.
Những người Iron Islands cố đánh phủ đầu Aegon trước (sau này được biết đến với cái tên là trận Reeds) ở bờ nam hồ Mắt Thần nhưng đã thảm bại. Thế nhưng hai con trai của Harren đã có một kế hoạch hay hơn ở trận Wailing Willows. Sử dụng kỹ năng chèo thuyền vượt trội của mình, hai người đi cùng quân mình trên những chiếc thuyền dài tấn công quân Targaryen từ phía sau. Cho dù có rất ít thông tin chi tiết, cuộc tấn công này có tất cả các đặc điểm của một cuộc đột kích đặc công cổ điển. Sử dụng sự lét lút và cơ động, các con trai của Harren có thể lén tiếp cận những người bảo vệ và tấn công từ một hướng bất ngờ, có thể trong bóng tối, tạo ra thảm họa cho quân của Aegon và gây thương vong nặng nề.
Các cuộc tấn công ban đêm thường là những trận phức tạp nhất trong chiến tranh thời trung cổ. Không có phương tiện liên lạc và sự lén lút cần thiết cho một cuộc phục kích thành công có nghĩa là quân Ironborn sẽ không có khả năng giao tiếp bằng cách sử dụng trống, tù và hoặc đuốc, cho đến lúc tiến hành cuộc tấn công. Có nhiều chi tiết rời rạc về trận Wailing Willows, nhưng chúng ta có thể đưa ra những phỏng đoán có cơ sở cho một vài điểm chính. Có khả năng, cuộc giao chiến này diễn ra rất ngắn ngủi, chỉ kéo dài trong vài giờ, khả năng cao những đứa con trai của Harren đã chèo thuyền qua hồ Mắt Thần khi trời vẫn còn chưa sáng. Đây có lẽ là một cuộc đột kích vào các doanh trại của quân Targaryen rất thành công, và vì vậy các con trai của Harren đã dồn lực cho cuộc tấn công này, biến nó từ một cuộc đột kích thành một trận đánh đêm ra trò. Người Ironborn nổi tiếng vì các cuộc tấn công chớp nhoáng, dựa vào việc bắt những lính không cẩn thận và sử dụng tàu của họ để tấn công các vị trí không được phòng thủ tốt. Khả năng cao đây là một cuộc tàn sát, với những kẻ đột kích tấn công những đội quân nửa tỉnh nửa mê cũng như đốt lều, thức ăn gia súc và các kho lương, sau đó biến mất trong màn đêm trước khi Aegon có thể dùng Balerion để phản công.
Cuộc đột kích này cũng là lần đầu những điểm yếu của một con rồng bị phơi bày, những điểm yếu sẽ bị khai thác trong chiến dịch xâm lược xứ Dorne Aegon. Không có mục tiêu rõ ràng, rồng có rất ít thứ để thiêu đốt, và rồng cần một kỵ sĩ để điều khiển những ngọn lửa của chúng một cách thông minh. Bằng cách tấn công Aegon vào ban đêm, Aegon không thể xác định được các mục tiêu để Balerion phun lửa cho đến khi người ironborn bắt đầu tấn công doanh trại Aegon, bảo đảm lực lượng của Aegon bị tiêu diệt, khiến thứ vũ khí mạnh nhất của anh trở nên vô dụng. Thật không may cho con của Harren, chúng không thể đến nơi an toàn trước bình minh, và Aegon đã có thể đốt tàu của chúng trên mặt nước sau khi mặt trời mọc khi chúng trở về Harrenhal. Như đã đề cập trước đó, việc sử dụng không quân là thảm họa của các mục tiêu trên biển. Những chiếc thuyền dài của Harren dễ bắt lửa và không thể phòng thủ trước một cuộc tấn công của loài rồng, và Harren đã mất hai chỉ huy thành thạo về mặt chiến thuật chỉ trong vài giờ sau khi họ giành được chiến thắng kịch tính. 
Trong khi việc mất đi hai đứa con trai là một thất bại của Harren, nó lại không là gì cả so với thảm họa của chính Harren. Sự đô hộ của hắn đã khiến người dân Riverlands nổi dậy, nổi giận với sự tàn ác của lãnh chúa của họ khi nhiều người đã chết khi xây dựng các công trình cho hắn và bị hắn cướp vàng. Trong khi Harren đã sung sướng khi quân số của mình vượt trội so với Aegon Targaryen, hắn phát hiện ra rằng giờ đây mình bị áp đảo, bị bao vây bởi những người Riverlands giận dữ, hắn đang ở cách quê mình rất xa - Iron Islands, và Aegon đang tiến về Harrenhal.
Một số người có thể nói Harren là thằng ngu vì đã chống lại Aegon và ở lại lâu đài của mình, nhưng lâu đài duy nhất từng chiến đấu chống lại một con rồng là lâu đài Stokeworth, và bản thân  nó là một lâu đài nhỏ hơn và dễ đốt hơn Harrenhal. Những con rồng xuất hiện trong rất nhiều câu chuyện cổ của Westeros, nhưng ít người ngoài các nhà sử học từng đọc lịch sử Essos và lịch sử người Valyria biết về sức mạnh thực sự của những con rồng Valyria. Trong khi những con rồng có sức mạnh vô cùng ấn tượng, Harren lại đặt niềm tin tuyệt đối vào lâu đài của mình, tin rằng nó có thể vượt qua một cuộc bao vây, và tin rằng những bức tường đủ dày để có thể chọi lại được lửa rồng đủ lâu để một cung thủ bắn con rồng (hoặc là người cưỡi nó).
“"Hãy quỳ xuống ngay," Aegon bắt đầu, "và ngươi có thể vẫn còn là lãnh chúa của Quần Đảo Sắt. Đầu hàng bây giờ, và các con ngươi vẫn sẽ sống để kế vị ngươi. Ta có hơn 8 nghìn quân đang ở bên ngoài bức tường của ngươi đấy."
"Những cái gì bên ngoài bức tường thì ta không cần quan tâm," Harren nói. "Những bức tường của ta rất chắc chắn và dày."
"Nhưng không đủ cao để chống chọi những con rồng đâu. Rồng biết bay đấy."
"Ta xây nó bằng đá," Harren nói. "Và đá thì không thể cháy được."
Aegon đáp lại, "Khi mặt trời lặn, dòng dõi nhà ngươi sẽ tuyệt diệt."” - trích Fire&Blood, Cuộc Chinh Phạt Của Aegon
Tuy nhiên, Aegon đã chứng minh sự tự tin của Harren là không có cơ sở, bằng cách sử dụng chiến thuật tương tự từng được sử dụng để chống lại anh ta trong trậnWailing Willows. Aegon và Balerion tấn công vào ban đêm từ một hướng bất ngờ, quét sạch những người bảo vệ Harren, và thiêu cháy chúng trước khi chúng kịp phản ứng. Harren cùng gia đình và quân đội của mình bị hỏa thiêu trong một hỏa ngục khổng lồ, và sự cai trị của Quần Đảo Sắt đối với Riverlands đã chấm dứt.
Buổi sáng hôm sau, anh chấp nhận lời thề trung thành của người Riverlands và phong Edmyn Tully làm lãnh chúa của Riverlands, một động thái phù hợp với học thuyết Aegon, nhưng cũng là phần thưởng cá nhân cho lãnh chúa Tully vì là lãnh chúa đầu tiên giương cao lá cờ ba rồng trên lâu đài của mình. Cùng với đó, Aegon đã có được một nguồn cung cấp lớn quân lính rất phong phú, rất nhiều lương thực từ Riverlands màu mỡ và tàn tích của Harrenhal là một biểu tượng chiến thắng mạnh mẽ, lâu đài lớn nhất mà Westeros từng thấy. 
Thứ gì đã chết sẽ mãi bất tử - liệu nhà Hoare có thể chiến thắng?
Sự hủy diệt của Harrenhal. Họa sĩ: Ryan Barger.
Thật khó để tưởng tượng cách mà Harren có thể đánh bại được Aegon. Với việc các lãnh chúa Riverlands từ bỏ hắn để tuyên bố mình ủng hộ Aegon, Harren buộc phải ở lại Harrenhal là điều tất yếu. Quân số của hắn đã bị các lãnh chúa Riverlands thù địch áp đảo, và con rồng của Aegon có thể tấn công Harren bất cứ lúc nào nếu hắn cố rút lui. Hắn đã bị cô lập khỏi Quần Đảo Sắt, và với việc lâu đài bị bao vây, cho quạ gửi thư đến Quần Đảo Sắt để củng cố vị trí của mình hoặc đẩy lui người Riverlands bằng một cuộc tấn công vào Seagard là một dự định đầy rủi ro ngay cả trong tình huống tốt nhất.
Nếu các con của Harren rút lui sớm hơn dưới bóng tối, hoặc bỏ những chiếc thuyền dài của mình và hòa mình vào dân cư phía nam Riverlands gần sông God's Eye, có lẽ họ đã có thể quấy rối lực lượng Aegon, với các cuộc tấn công ban đêm hoặc tổ chức một cuộc chiến tranh du kích kiểu người Dorne. Điều này có thể dễ dàng xảy ra nếu Harren rời Harrenhal, gặp các con trai mình và quấy rối lực lượng Targaryen. Tuy nhiên, Harren không có cơ hội rời Harrenhal để dấy lên một cuộc nổi loạn mang đặc trưng của người Dorne. Dorne có thể duy trì những cuộc chiến như vậy bởi các lãnh chúa hoàn toàn được lòng người dân, hoặc ít nhất là họ không hoàn toàn ghét lãnh chúa của mình. Sự tàn ác của Harren dẫn đến việc hắn không thể tin vào sự hỗ trợ khi mọi chuyện trở nên tồi tệ, và vì vậy hắn không thể đánh bại Aegon bằng thứ tinh thần mà người Dorne có. Rất có khả năng các lực lượng của Harren đã bị tấn công, trói buộc và giao cho Aegon, hoặc chỉ đơn giản là ai đó đã báo cho một trong các trinh sát Aegon nơi Harren và các con hắn đang ẩn náu, để có tiền thưởng hoặc được phong làm lãnh chúa.
Tuy nhiên, nếu Harren đã dự đoán chiến lược tấn công Aegon, hắn có thể đã làm tốt hơn trong việc bảo vệ Harrenhal. Thành trì của Harren là một lâu đài lớn với nhiều nơi để đặt những chiếc nỏ khổng lồ và các cung thủ. Nếu Harren quan tâm đến việc phòng thủ hướng vào bên trong, thì có khả năng một cung thủ may mắn có thể bắn Aegon ngã khỏi vật cưỡi của anh, hoặc một chiếc nỏ khổng lồ có thể bắn vào mắt Balerion và hạ gục nó. Thế nhưng, nếu điều đó có xảy ra, hắn vẫn phải đối mặt với một cuộc nổi dậy của người dân Riverlands và hai kỵ sĩ rồng phải quyết tâm báo thù bằng mọi giá. Với cái giá của sự nổi loạn mà gia tộc Hoare gieo vào tâm trí của các lãnh chúa Riverlands, họ không có khả năng rời khỏi khu vực đó (và Harren cũng không có vẻ muốn đề nghị sự ân xá để đổi lấy việc trở về nhà). Quần Đảo Sắt cũng vậy, sẽ tập trung hơn chậm, bởi tất cả các con trai của Harren đều ở Harrenhal, sẽ không có chỉ huy nào tập hợp và lãnh đạo Quần Đảo Sắt, điều đó có khả năng dẫn đến một kế hoạch tấn công rời rạc do do một lãnh chúa nào lãnh đạo, và chạy đua giành quyền lực với hy vọng được bầu làm Vua Sắt tiếp theo trong lễ bầu vua, xa hơn nữa là làm rối loạn thêm bất kỳ cuộc phản công nào của người Ironborn. Thật không may cho người Ironborn, cơ hội chiến thắng của họ là gần như không có ngay từ ban đầu.

Cơn Bão Cuối Cùng - chinh phạt Stormlands

Orys Baratheon giết Argillac Durrandon. Họa sĩ: Doug Wheatley.
Đây là điều đã diễn ra trong Cơn Bão Cuối Cùng
“Và họ bắt đầu đánh nhau, vị vua chiến binh già với mái tóc bạc đối đầu với Bàn Tay tóc đen của Aegon. Hai người đều đánh nhau trọng thương, cho đến khi nguyện vọng của người cuối cùng nhà Durrandon được thực hiện, chết khi trong tay đang cầm kiếm còn miệng thì vẫn chửi rủa. Cái chết của Vua Bão làm các binh lính của ông trở nên mất tinh thần và cuối cùng các lãnh chúa đều buông kiếm rồi bỏ chạy.” - trích Fire&Blood, Cuộc Chinh Phạt Của Aegon.
Vua Bão Argilac Kiêu Ngạo chắc chắn đã biết sự trả thù của nhà Targaryen là điều không thể tránh khỏi sau khi hắn chặt đứt tay sứ giả của Aegon. Cuối cùng, hắn đã kêu gọi các chư hầu của mình trước khi Aegon xưng vương. Giống Harren, Argilac phải đối mặt với các mối đe dọa khác, bao gồm một cuộc xâm lược cướp biển của Cape Wrath và một cuộc xâm lấn của người Dorne nơi biên giới, nhưng không giống như Harren, các chư hầu của Argilac đã rất trung thành với hắn. Trong khi Massey's Hook đứng về phía nhà Targaryen, hầu hết các chư hầu nhà Durrandon đều hành quân dưới lá cờ của Vua Bão.
“Khi vượt sông, nên hạ trại xa bờ. Nếu địch vượt sông đánh ta, ta không nên giao chiến với địch ở dưới sông, chờ địch sang sông được phân nửa mới đánh thì được lợi.” - trích Binh pháp Tôn Tử, thiên 9: Hành quân.
Giống trận Wailing Willows, quân Targaryen phải chịu thất bại đáng kể trong chiến dịch chống lại Vua Bão. Trong khi băng qua dòng Wendwater, quân của các lãnh chúa Buckler, Errol và Fell đã tấn công quân Targaryen, giết chết hàng nghìn người (một con số thương vong hoàn toàn hợp lý của quân Targaryen và khi quân Dragonstone và quân vét từ các gia tộc Crownlands vẫn chưa đến 10 nghìn, và cả quân Riverlands lẫn quân của các lãnh chúa vùng Crackclaw Point điều không nằm trong quân đội Baratheon). Tuy nhiên, Rhaenys đã sử dụng lại lửa rồng khi sau này người ta gọi đó là sự kiện Kingswood bốc cháy, ngăn cản ba lãnh chúa thực hiện các chiến dịch tiếp theo chống lại quân của Orys Baratheon.
Argilac Durrandon được gọi là "Kiêu Ngạo", nhưng việc ẩn náu trong một tòa lâu đài đã không phải là một lựa chọn khôn ngoan để vượt qua một cuộc tấn công với sức mạnh của lửa rồng. Mặc dù Storm Forge End được ghi nhận là có các lá bùa bảo vệ trong các bức tường của nó, nhưng không biết các lá bùa như vậy sẽ bảo vệ được lâu đài trước những con rồng đến mức độ nào, hoặc thậm chí liệu Argilac có biết những phép thuật này hay tin vào sự tồn tại của chúng hay không. Do đó, Argilac cần phải chiến đấu và tìm cách khác để vô hiệu hóa con rồng nếu hắn có bất kỳ cơ hội nào để duy trì chủ quyền của mình. Trong khi anh ta cũng có thể được coi là kiêu ngạo một cách chính đáng cho những hành động khác xảy ra trong suốt cuộc đời dài của anh ta, lựa chọn chiến đấu, lựa chọn con đường của riêng mình, không phải là một điều ngu ngốc. Chắc chắn rất khó để chiến đấu với một con rồng trên một chiến trường mở rộng, nhưng với việc cái chết chắc chắn sẽ xảy ra, đó là lựa chọn giữa hai sự lựa chọn tồi tệ, và Argilac đã chọn ít cái bớt nguy hiểm hơn.
Vương hậu Rhaenys đã chứng tỏ con rồng của mình là một công cụ hữu hiệu trong việc thu thập thông tin tình báo, và cô đã báo cáo quy mô và sự sắp xếp của lực lượng Argilac cho Orys Baratheon, người đã đáp trả bằng cách chiếm vị trí trên địa hình thuận lợi - những ngọn đồi cao phía nam của Bronzegate. Quân số của Argilac đông gấp đôi so với Orys Baratheon, và hắn có lợi thế đáng kể bởi có nhiều hiệp sĩ và kỵ binh nặng nhiều hơn Orys gấp 4 lần. Thời tiết là một đối thủ đáng gờm, với những cơn mưa như trút nước và những cơn gió mạnh. Trong khi một số tùy tướng của Argilac đề nghị chờ ngớt mưa, thì Argilac đã phát động trận chiến buổi tối giữa một cơn bão dữ dội.
Chiến đấu vào ban đêm trong một cơn bão dữ dội có vẻ sẽ dẫn tới một kết cục không mấy tốt đẹp, nhưng vào năm 1560, Oda Nobunaga đã hành quân cùng 2.500 quân từ căn cứ của mình là thành Owari. Lợi dụng một cơn bão để ẩn mình khi tiếp cận, người của ông đã tiếp cận doanh trại của đại danh hùng mạnh Imagawa Yoshimoto, và đã khiến doanh trại của ông hoàn toàn bất ngờ, giết chết Yoshimoto mặc dù bị quân số đối thủ nhiều gấp 10 lần theo ước tính hiện đại. Màn đêm mang đến sự hỗn loạn và hoang mang mà các chỉ huy giàu kinh nghiệm có thể khai thác và giành lấy chiến thắng, trong khi một trận chiến diễn ra ban ngày sẽ chỉ mang đến thất bại.
Thời tiết là một bất lợi đáng kể cho kỵ binh nặng của Argilac. Cơn bão làm nền đất xung quanh những ngọn đồi mà Orys Baratheon đóng quân mềm đi, làm kỵ binh nặng Argilac không thể phi ngựa lên đồi. Tuy nhiên, điều đáng nói ở đây là, việc Orys đến sớm và chiếm giữ những ngọn đồi cũng và anh tin vào việc thời tiết sẽ giúp mình phá đánh bại binh nặng nhà Durrandon. Nếu Orys không nhận được báo cáo trinh sát sớm như vậy và không đủ thông minh để nhận ra địa hình tốt như thế, Argilac có thể đã tự mình chiếm giữ những ngọn đồi và ở vị trí thuận lợi khi phi ngựa thuận chiều gió xuống trên mặt đất cứng, một sự cộng hưởng chắc chắn sẽ gây thiệt hại đáng kể cho bộ binh Baratheon.
Thế nhưng, thời tiết cũng đã mang lại cho Argilac một số lợi thế đáng kể. Những cơn gió lớn và những cơn mưa đã vô hiệu hóa cung thủ của Orys. Mưa gió hắt vào mặt của quân của Orys, làm suy giảm đáng kể khả năng chống trả kỵ binh của Argilac. Với việc cung thủ bị vô hiệu hóa hay khả năng khả năng phòng ngự trước đối thủ bị giảm đi đáng kể, những ngọn đồi mà Orys chiếm giữ giá trị giảm đáng kể, và những cơn mưa ngay phút cuối và sự mờ mịt nó mang lại khiến Rhaenys cùng với con rồng của mình không thể bay lên. Kết quả là, vị trí của Orys và trung tâm hàng phòng ngự của anh bị phá vỡ trong lần tấn công thứ ba của vị Vua Bão, và chỉ có sự can thiệp kịp thời của con rồng trên mặt đất là có thể giữ thế cân bằng. Con rồng một lần nữa chứng minh giá trị của nó bằng cách làm những con ngựa chiến của đối thủ phát khiếp và làm phe tấn công rối loạn.
Tuy nhiên, chính cuộc đấu tay đôi của Orys Baratheon với Vua Bão cuối cùng đã khiến lợi thế nghiêng hẳn về phe Targaryen. Argilac đã giết sáu người và cầm chân người khác, nhưng Orys đã xuống ngựa và tiếp cận ông vua già nua nhà Durrandon. Baratheon cho cơ hội cuối cùng để quỳ gối, nhưng Argilac, đúng với biệt danh của mình, đã từ chối và giao chiến với Orys. Cả hai người đều làm người kia bị thương, nhưng Orys trẻ tuổi đã chiến thắng kẻ thù già hơn mình. Khi vua của họ bị đánh bại, nhuệ khí quân Stormlands suy giảm và tháo chạy tán loạn.
Argella, con gái của Argilac, và Nữ Vương Bão Tố mới, đã thể hiện sự hiếu chiến như cha mình khi lời đề nghị được đưa ra. Mặt khác, những người lính bảo vệ lâu đài của cô tỏ ra ít trung thành với cô hơn so với cha cô (hoặc có lẽ họ chỉ muốn tránh việc phải chịu chung số phận giống như lính của Harren Đen), đã lột trần Argella, bịt miệng cô, trói cô lại và mang cô đến doanh trại của Orys Baratheon. Nhưng Orys đã thể hiện sự tin tưởng của mình, anh đối xử với tù nhân của mình bằng danh dự, mặc quần áo cho cô và tôn vinh cha cô, kẻ đã từng là kẻ thù của anh vài ngày trước. Orys đã nhận quân đội, châm ngôn gia tộc và lâu đài của nhà Durrandon để tôn vinh Vua Bão, và tuân thủ học thuyết Aegon, xác nhận các chư hầu của Argilac giờ đây là của mình, và cho phép họ giữ lại đất đai và lâu đài của họ.
Chúng ta là cơn cuồng nộ - liệu có khả năng nhà Durrandon giành chiến thắng?
Không giống như Harren Đen, Argilac Durrandon đã nhiều lần tiến gần đến việc đánh bại kẻ thù. 
Vượt sông là điều cực kỳ nguy hiểm cho bất kỳ đội quân nào. Nếu ba lãnh chúa có nhiều quân hơn và hạ trại phía sau rừng, họ có thể đã nghiền nát đội quân Baratheon, gây ra thiệt hại là khoảng 3-4 nghìn thương vong cho kẻ thù, đánh đuổi họ trở về Aegonfort cho đến khi Aegon có thể tăng cường sức mạnh cho họ từ phía bắc xa hơn.
Trong khi điều này có vẻ không khả thi về mặt quân sự, lịch sử đã xuất hiện rất nhiều đội quân đông đảo bị nghiền nát khi đang vượt sông. Trong chiến tranh Punic thứ hai (cụ thể là trận Trebia), chỉ huy phe Carthage là Hannibal Barca đã lừa pháp quan La Mã là Tiberius Sempronius Longus cho quân vượt khúc sông cạn ở độ cao ngang ngực khi quân La Mã chưa kịp ăn sáng. Những người lính La Mã mệt mỏi, lạnh cóng và đói khát đã phải đối mặt với quân Carthage được nghỉ ngơi đầy đủ, được ăn no và được sưởi ấm, và bị em trai của Hannibal là Mago đánh tập hậu. Kết quả trận chiến này là một cuộc thảm sát, quân La Mã mất đến 2/3 quân số, trong khi thương vong của quân Carthage là không đáng kể. 
Trong Cơn Bão Cuối Cùng, nếu Argilac đã ra lệnh cho các hiệp sĩ của mình xuống ngựa và chiến đấu trên mặt đất cùng những người lính giáo, thì có thể một bộ binh có thể đã nhanh chóng phá vỡ phòng tuyến của quân Baratheon trên hai ngọn đồi đầu tiên. Nếu Argilac biết được vị trí con rồng của Rhaenys, hắn có thể dùng số lượng vượt trội của mình để buộc bộ binh Baratheon lui về vị trí của Rhaenys, đặt quân Baratheon vào thế gọng kìm giữa quân mình và Meraxes, điều đó thể ngăn Rhaenys sử dụng hỏa lực. Nếu Argilac có thể ngăn chặn Rhaenys sử dụng con rồng của mình, Orys sẽ gặp nhiều nguy hiểm do các kỵ sĩ của Argilac. Cho dù không thể nghi ngờ rằng Orys là một chiến binh dũng mãnh, anh không thể trụ lại được những đòn tấn công mạnh mẽ như vậy của quân Argillac với quân số nhỏ như vậy. Cuối cùng, trong trận đấu tay đôi giữa Orys và Argilac, cả hai đều bị thương, và do đó, chắc chắn rằng Argilac có thể trở thành người chiến thắng, và quân Durrandon sẽ giữ vững đôi chân mình trên mặt đất, có thể bao vây và đánh bại Meraxes và Rhaenys.
Mặc dù vậy, một chiến thắng trong các điều kiện đó sẽ chỉ gây ra một cuộc phản công dữ dội. Sau khi bắn hạ Meraxes, hạ sát một kỵ sĩ rồng, người Dorne đã phải hứng chịu Cơn Thịnh Nộ Của Rồng, và Aegon có thể đã bay xuống từ Aegonfort, tập hợp tàn quân, và đi trên con đường báo thù đẫm máu. Ngay cả khi Argilac đã hạ gục được Orys và Rhaenys, hắn sẽ phải chiến đấu với Aegon cùng đạo quân Riverlands đông đảo, và có khả năng là cả Visenya nữa, người cũng có ý định đốt Storm's End thành tro bụi.
Vương hậu Rhaenys đã chứng minh rằng địa hình nhiều cây cối ở phía bắc Stormlands ngăn chặn tình trạng nổi dậy của người Dorne, vì những nơi ẩn nấp có thể bị lửa rồng vô hiệu hóa. Rặng Núi Đỏ có độ che phủ tốt hơn, nhưng những ngọn núi không giao nhau giữa tuyến đường hành quân giữa Aegonfort và Storm's End.
Với một vài thay đổi trong chiến thuật, Argilac có thể đã tiêu diệt đáng kể quân của Aegon, nhưng những khu rừng của Stormlands đã ngăn chặn một cuộc nổi dậy khả thi chống lại những con rồng của Aegon, và hắn không thể dựa vào những cơn bão để khiến những con rồng không thể cất cánh thêm hai lần nữa trước khi họ thiêu cháy những người lính còn lại.

Cánh Đồng Cháy - chinh phạt vùng Reach và Westerlands

Trước trận Field of Fire. Ảnh: sưu tầm.
Đây là điều đã diễn ra trên Cánh Đồng Cháy
Với việc hai vị vua hiếu chiến nhất đã chết, Aegon gọi hai chị em mình về từ nhiệm vụ của họ để hội quân với mình khi đứng trước một mối đe dọa mới. Vua Mern Gardener Đệ Cửu của vùng Reach và Loren Lannister Đệ Nhất của vùng Westerlands đã gạt sự hiềm khích của họ sang một bên, kêu gọi các chư hầu của họ và tạo thành một đội quân mạnh gồm 55 nghìn người, đội quân lớn nhất trong lịch sử Westeros. Liên minh chống Aegon này không chỉ đơn giản là một tập hợp lính, mà là 5 nghìn hiệp sĩ và 600 lãnh chúa. Đội quân của vùng Rock và vùng Reach này, hai trong số những vương quốc giàu có nhất Seven, chắc chắn được trang bị tốt và có nguồn tài chính dồi dào.
Trong lịch sử của thế giới, một lực lương quân đông đảo như vậy (và thậm chí có thể còn nhiều hơn hơn) đã từng xuất hiện trong thời đại La Mã, nhưng trong thời trung cổ, một đội quân có quân số nhiều như vậy là một vấn đề cực lớn về mặt hậu cần mà hầu hết các chỉ huy phải đau đầu. Phải đến tận thế kỷ XVI, quân đội châu Âu mới vượt quá 100 nghìn người. Một phần lý do đơn giản là không vương quốc thời trung cổ nào rộng lớn lớn như đế chế La Mã trong thời kỳ hùng mạnh nhất của nó, mà lúc đó là điểm lớn nhất là chỉ gần hai triệu dặm vuông, và không có vương quốc thời trung cổ nào rộng lớn như Bảy Vương Quốc. Ngược lại, vương quốc lớn nhất châu Âu trong thời trung cổ là Đế quốc La Mã Thần thánh, mà ngay cả thời điểm rộng lớn nhất cũng thì nó cũng chỉ rộng bằng 1/5 diện tích của đế chế La Mã xưa kia. Chỉ những cánh đồng lúa mì màu mỡ của vùng Reach mới có thể nuôi sống một đội quân đông đảo như vậy, và thậm chí có khả năng nó chỉ nuôi được trong một thời gian ngắn.
Nếu không kể tới điều đó, hai đội quân khổng lồ của hai vị vua thực sự là mối đe dọa đối với quân đội nhỏ Aegon, với số lượng ước tính nhiều nhất chỉ có 11 nghìn quân, và chừng đó còn chưa có kỵ binh. Không có rồng, đội quân Reach-Rock có thể bao vây và tận diệt đạo quân Targaryen. Nếu đã từng có một thử nghiệm thực sự về sức mạnh của loài rồng và khả năng của Aegon, thì đây sẽ là thử nghiệm đó.
Hai đội quân gặp nhau trên chiến trường mở, mặt đất cứng và bằng phẳng, chủ yếu là đồng cỏ và cánh đồng lúa mì. Không có ngọn đồi nào để một trong hai đội quân chiếm đóng, và không có các gò đất hoặc các đặc điểm tự nhiên nào để tạo thành một chiến tuyến và ngăn chặn các cuộc tấn công bên cánh. Trời không mưa đã hai tuần nên nền đất cứng lại, và không có những cơn gió mạnh để vô hiệu hóa cung thủ. Đây dường như là điều kiện hoàn hảo cho một trận chiến kinh điển của Westeros, một bên là yếu tố mạnh nhất của quân đội Westeros: những hiệp sĩ - lực lượng kỵ binh nặng. Bên còn lại là yếu tố mạnh nhất của Học thuyết Aegon: những con rồng.
Hai vị vua đã chọn sử dụng chiến thuật truyền thống của người Westeros để tận dụng quân số vượt trội của mình. Với vua Loren bên cánh phải và lãnh chúa Oakheart bên cánh trái, hai cánh sẽ bao vây đối thủ và được bọc hậu phía sau. Edmund Gardener, thế tử của vùng Reach, chỉ huy quân tiên phong và để chống lại quân tiên phong của phe Targaryen, theo sau là vua cha của mình là chỉ huy trung quân. Vua Mern, chỉ huy phần lớn kỵ binh nặng mà ông đặt tên là "nắm đấm sắt," sẽ đấm thẳng vào hàng ngũ phía trước, đánh bại và làm quân Targaryen chạy tán loạn. Có thể dự đoán rằng Loren và lãnh chúa Oakheart cũng sẽ tiến lên, bao vây quân Targaryen và tiêu diệt các chỉ huy của họ.
Đây là lần đầu quân Targaryen có thể có một lực lượng bộ binh vững chắc, các cung thủ có thể tự do chiến dất và toàn bộ khả năng của những con rồng của họ trong cùng một trận chiến chống lại một vị vua và vương quốc của người Westeros. Trận chiến này sẽ là lần đầu tiên Aegon có thể thả cả ba con rồng chiến đấu trên cùng một chiến trường, và anh không quên chú ý đến rất nhiều lựa chọn chiến thuật mà cả ba con rồng dành cho mình. Đây cũng là lần đầu Aegon trao quyền chỉ huy cho lãnh chúa Mooton, và cần lưu ý rằng đây là lần đầu Aegon bổ nhiệm một chư hầu Westeros mới của mình làm tổng chỉ huy. Mooton cho những người lính giáo dàn trận chữ nhất ở tuyến đầu để chống lại kỵ binh đối thủ, cho cung thủ đứng ở hàng thứ hai và kỵ binh nhẹ ở hai bên để giúp bảo vệ hai cánh. Đây là một cách bố trí chiến thuật phổ biến trong chiến tranh thời trung cổ, với các cung thủ mặc giáp nhẹ được bảo vệ phía sau bộ binh nặng và kỵ binh hai bên cánh để ngăn chặn sự bao vây. 
Tuy nhiên, vương tộc Targaryen lại chiến đấu từ trên không. Balerion là con lớn nhất và hung dữ nhất trong ba con rồng, và là con già nhất, vảy của nó dày nhất và có khả năng bảo vệ con quái vật tốt nhất trước cung thủ đối phương. Nó là con rồng phù hợp nhất để phun lửa trực tiếp vào kẻ thù của mình, và vì vậy Aegon tự mình đã nhận nhiệm vụ chiến trường đó.
Thế nhưng, với Visenya và Rhaenys, anh đã giao cho họ mỗi người một nhiệm vụ riêng biệt nhưng vô cùng quan trọng. Với những con rồng của họ, họ phải phun lửa không phải là vào kẻ thù, mà là vào tiến thoái của chúng, không cho phép những tàn quân thoát ra và và kiểm soát chiến trường. Trong đó, Aegon đã trao cho hai chị em mình một nhiệm vụ ở khu vực riêng, để hạn chế sự di chuyển của quân địch. Giả định rằng quân số của anh ta đông hơn hẳn và tính ưu việt của những con rồng sẽ giảm đi rất nhiều khi hai đội quân đủ gần để chiến đấu với nhau, gần như không thể tránh khỏi sự cơ động của kỵ binh nặng nhà Gardener, thành phần nguy hiểm nhất trong đội quân của hai vị vua, chiến thuật này chắc chắn là một trong những nền tảng trong kế hoạch tác chiến của Aegon, cho trận chiến quyết định này.
Chông sắt La Mã
Chống xâm nhập khu vực đã được thực hiện trong cả chiến tranh cổ đại và hiện đại. Cộng hòa La Mã đã sử dụng chông sắt để phá vỡ và tiêu diệt những cỗ xe của các đế chế Seleukos và Parthia. Trong chiến tranh trung cổ truyền thống, một đội quân sẽ đào rãnh và đặt những chiếc cọc nhọn theo đường chéo lên trên để gây thương tích cho ngựa, một chiến thuật hiệu quả và chi phí thấp để ngăn chặn một đội kỵ binh. Việc sở hữu một con rồng đã có thêm lợi thế là không cần vật liệu hay nhân lực để xây một bức tường lửa trước hoặc sau vị trí của kẻ thù, mặc dù nó có khả năng không thể triển khai trong một số môi trường nhất định (tuyết rơi, đất cứng và ít cây cối, sa mạc).
Trận chiến là một chiến thắng của chiến thuật tàn bạo. Những ngọn lửa đốt cháy đồng lúa mì khô, và những cơn gió thổi bùng ngọn lửa với cường độ lớn hơn, thổi về phía đội quân của hai vị vua. Quân của lãnh chúa Mooton đứng xuôi chiều gió và giữ vị trí, bắn tên vào bất kỳ ai đủ can đảm để vượt qua bức tường lửa để giữ mạng. Vua Mern bị thiêu chết cùng với toàn bộ đại gia đình của mình. Loren Lannister đã cưỡi ngựa qua một bức tường lửa để chạy trốn khỏi cánh đồng. Hơn 4 nghìn người chết vì lửa, và 1 nghìn người khác chết vì những vết thương vì sắt. Gần một nửa quân số của hai vị vua đã bị giết hoặc bị bỏng ở một mức độ nào đó. Cánh Đồng Lửa là trận chiến chung cuộc trong nhà hát của những giấc mơ người Westeros, chiến thắng của sức mạnh quân sự tàn bạo.
Loren Lannister bị bắt vào ngày hôm sau, và đây là nơi chúng ta thấy sự cam kết của Aegon với học thuyết của mình. Anh phong lãnh chúa Tully làm lãnh chúa tối cao của Riverlands để làm phần thưởng cho sự phục tùng Aegon trước khi kịp chống lại anh trong trận chiến, và Orys Baratheon đã thừa hưởng lãnh địa, gia huy, châm ngôn gia tộc và quân đội của nhà Durrandon bằng cách vinh danh; nhưng khi công nhận Loren Cuối Cùng là lãnh chúa tối cao của Westerlands, và thậm chí ấn tượng hơn, đặt cho ông làm một trong những thủ lĩnh quân sự chính của mình bằng cách trao phong ông làm hộ thần phương Tây; anh đã cho thấy sự khoan hồng của mình rất công bằng khi phong một lãnh chúa nhỏ có chức vụ tương đương với người từng làm vua, và cũng đã cho phép Loren được phép tiếp tục cai trị vùng đất ông từng được cai trị với tư cách là một vị vua. Loren được xếp ngang hàng với Orys Baratheon về mặt thứ bậc chư hầu, mặc dù Orys đã được ngồi trong triều với tư cách là bàn tay của vua, và đây là một sự phát triển đặc biệt. Một chỉ huy của kẻ thù không chỉ là một chư hầu, mà còn là một chư hầu ngang hàng với những người từng theo Aegon. Chiến thuật này chắc chắn đã giúp vương quốc hoạt động một cách trơn tru trong những năm cuối đời Aegon, nơi anh không phải là kẻ chinh phục, mà là một đấng quân vương.
Tuy nhiên, nhà Gardener của vùng Reach đều đã chết hết trên Cánh Đồng Lửa, và vì vậy, vùng Reach không có người cai trị và Highgarden không có cơ quan trung ương để đầu hàng và thề trung thành với Aegon. Để giải quyết vấn đề này, Aegon đã lập tức tiến tới Highgarden để giải quyết vấn đề nhanh chóng, kẻo vùng Reach rơi vào xung đột liên khu vực. Vào thời điểm đó, Highgarden được quản lý bởi những người quản gia của nhà Gardener, nhà Tyrell, những người giữ chức quản thành và đây là một tước hiệu cha truyền con nối thay cho việc điều hành các lâu đài và lãnh địa của riêng họ. Harlan Tyrell dâng Highgarden và vùng Reach cho Aegon mà không phải chiến đấu và được phong tước, và đó là một phần thưởng cuộc lật đổ quyền lực không đổ máu, tương tự với lãnh chúa Edmyn Tully của Riverrun. Với đa phần vùng Reach và Westerlands đã quy hàng, Aegon định tiếp tục đi về phía nam, để khuất phục Oldtown và Dorne, nhưng Torrhen Stark và đội quân 30 nghìn lính The North của ông đã khiến anh chú ý.
Sinh sinh bất tức  Hãy nghe ta gầm vang - chiến thắng nào cho liên quân Lannister-Gardener?
Hai vị vua đã cố gắng giành lấy một chiến thắng quân sự, và cố gắng học hỏi từ những sai lầm của Argilac Durrandon, nhưng thật không may cho cả hai, họ đã học theo những sai lầm từ Cơn Bão Cuối Cùng. Sự thật là, khúc vĩ thanh cuối cùng của Argilac là một thất bại, nhưng họ đã tập trung vào sai lầm của Argilac và đã không tính đến những gì mà Argilac đã làm đúng. Hai vị vua dựa vào kỵ binh nặng của họ và biết kỵ binh của nhà Durrandon đã sa lầy trên mặt đất lầy lội, đảm bảo rằng các hiệp sĩ của họ đã tận dụng địa thế bằng phẳng và mặt đất vững chắc tạo điều kiện thuận lợi để kỵ binh nặng tấn công. Thực ra hai vị vua đã chọn địa hình tồi tệ nhất có thể để chiến đấu với rồng. Những bãi cỏ khiến lửa cháy nhanh, nhưng cánh đồng lúa mì cao hơn cỏ và đặc biệt dễ cháy, tạo điều kiện cho đám cháy lan rộng hơn và gây thiệt hại nhiều hơn so với đồng cỏ. 
Thành công thực sự trong trận chiến của Argilac và lý do khiến ông thành công như vậy là vì thời tiết đã không cho Rhaenys và Meraxes bay lên bầu trời, ngăn cản con rồng sử dụng hết khả năng của nó, và cơn mưa cũng cản tầm nhìn của quân Baratheon. Những con rồng trong Cánh Đồng Lửa có khả năng toàn lực tấn công, và gây thương vong nặng nề cho đội quân kết hợp của cả vùng Rock-Reach. Với tầm nhìn hoàn hảo, cả ba con rồng của Aegon đều có thể nhìn được mục tiêu của mình, và đảm bảo không chỉ là một chiến thắng quyết định cho phe Targaryen, mà còn là một tỷ lệ thương vong cực kỳ khó tin làm tăng tinh thần và sự gắn kết giữa các lực lượng của Aegon.
Việc quân của hai vị vua giành được chiến thắng là điều rất khó xảy ra, nếu không muốn nói là bất khả thi. Địa hình hoàn toàn không phù hợp để kháng rồng và nếu không có khả năng vô hiệu hóa cả ba con rồng trên chiến trường, việc chiến thắng là gần như không thể. Nếu Edmund Gardener hoặc bất kỳ chỉ huy thông minh và dũng cảm nào thời đó có thể tiến hành một cuộc hành quân đêm, và đưa quân của họ vào trại doanh Aegon lúc họ đang ngủ, họ có thể đã gây ra sự hỗn loạn đủ để phá nát đội quân Riverlands mà Aegon chỉ huy. Nếu Aegon vô tình giải phóng con rồng của mình trong doanh trại với nỗ lực thiêu cháy những kẻ tấn công và đốt người của chính mình, thì đó có thể là một thảm họa đối với sự bành trướng về phía tây của Aegon, và điều này dễ dẫn đến việc không ai tuân lệnh Aegon nữa. Sau này, trong những đêm cuối cùng của đời mình, con trai út của Aegon là Maegor Tàn Bạo nhận ra có sở hữu một con rồng cũng chẳng ý nghĩa gì nếu như cả vương quốc chống lại mình. 
Nhà Lannister có một vài lựa chọn nếu họ không chiến đấu trên Cánh Đồng Lửa. Nếu thay vào đó, Loren đã áp dụng một chiến thuật xảo quyệt hơn và phái những kẻ đột kích ra khỏi Golden Tooth để tấn công các lâu đài của Riverlands trong khi phần lớn quân đã ra trận, điều đó có thể làm suy yếu nghiêm trọng sự gắn kết và tinh thần của quân Aegon. Cho dù rồng là một vũ khí tuyệt vời, một con rồng và người cưỡi nó không thể tự mình nắm giữ lãnh thổ. Bằng cách đột kích vào Riverlands và phá hoại lãnh thổ dưới quyền Targaryen, Loren Lannister có thể đã làm dấy lên sự chống trả Aegon và có thể khiến Aegon buộc phải dập tắt các cuộc nổi dậy ở hậu phương của anh, đánh lạc hướng anh khỏi mục tiêu chiếm giữ Casterly Rock và Highgarden.
Nếu không làm như vậy, người Westerlands kiên quyết ở quê nhà, thì lãnh thổ đó là nơi hoàn hảo cho một cuộc chiến tranh du kích kiểu người Dorne. Hệ thống hang động và địa hình gồ ghề khiến việc thám hiểm trở nên khó khăn, khiến việc ẩn nấp trước do thám trên không dễ dàng hơn nhiều (thủ đoạn này được sử dụng ở vùng cao nguyên và hệ thống hang động của Afghanistan trong thời hiện đại, và đã hiệu quả), và địa hình làm cho quân đội tốn thời gian để tiến thoái và dễ bị tấn công.
Nhà Gardener có ít lựa chọn hơn. Phần lớn địa hình của vùng Reach bằng phẳng, điều này không tạo điều kiện để có những nơi trú ẩn an toàn để thực hiện chiến tranh du kích. Thêm nữa, họ không được chư hầu hùng mạnh nhất của mình là nhà Hightower ủng hộ. Không có cách nào để đánh bại những con rồng, ngoài các cuộc đột kích vào ban đêm, vùng đất mà nhà Gardener cai trị không có đủ những điều kiện cần thiết để đánh bại Aegon trong một trận chiến thông thường.

Bên dòng Trident - chinh phạt The North

Sự đầu hàng của Torrhen Stark, Quỵ Vương. Họa sĩ: Chase Stone.
Đây là điều đã diễn ra bên dòng Trident
Torrhen Stark đã xuất hiện từ The North với 30 nghìn binh sĩ ở sau lưng, sẵn sàng chiến đấu chống lại Aegon Targaryen để ngăn anh tấn công The North. Theo một cách nào đó, không thể tránh khỏi việc người The North sẽ chọn chiến đấu thay vì thừa nhận uy quyền tối cao của Aegon trong thông điệp của anh. Sau cùng, Torrhen có lẽ đã nhận thức rõ về Con Sói Đói Theon Stark và sự chống cự kiên định của ông trước các cuộc xâm lược của người Andal. Vì vậy, sẽ không bao giờ có chuyện Torrhen Stark chấp nhận những yêu sách trên giấy của Aegon; các chư hầu sẽ nổi dậy chống lại ông và cố giành Vương Miện Mùa Đông cho chính mình. Torrhen Stark tập hợp các chư hầu của mình và hành quân về phía nam để đối mặt với Aegon Targaryen trong trận chiến.
Aegon không ngu ngốc đến mức để một đội quân 30 nghìn người cướp phá phần phía bắc của vương quốc của anh, và anh đã tiến tới gặp Torrhen tại Trident với một đội quân lớn của mình, và Aegon chuẩn bị cho trận chiến với một lợi thế mà anh chưa từng có trong toàn bộ chiến dịch của mình: ưu thế về số lượng. Trong khi quân đội The North chỉ có 30 nghìn người, lực lượng của Aegon lên tới 45 nghìn quân, với những người từ tất cả mọi ngóc ngách của Westeros phía sau anh ta. Không chỉ có lợi thế về mặt quân số, anh có trong tay cả ba con rồng của mình sẵn sàng xử lý mọi thứ.
Vua Torrhen phải đối mặt với một vấn đề vô cùng nan giải. Riêng việc đánh bại quân đông gấp rưỡi mình đã khó khăn, chưa nói gì đến việc đối phó với ba con rồng của Aegon. Các trinh sát của ông đã báo cáo thiệt hại đã tại Harrenhal và ông chắc chắn đã biết về số phận của vương tộc Gardener tại Cánh Đồng Lửa.
Như đã dự báo trước, ông đã nhận được những lời khuyên. Các cố vấn của ông tin rằng lòng dũng cảm của người The North có thể chiến thắng ở nơi mà sự hào hiệp của người miền nam đã thất bại, và những người khác hối thúc quay trở lại Moat Cailin, cấu trúc phòng thủ chính của The North mà chưa bộ binh nào từng chiếm được từ phía nam. Người anh em cùng cha khác mẹ Brandon Snow của ông đề nghị giết quách những con rồng vào ban đêm, một canh bạc chín phần thua một phần thắng.
Mặc dù một trận chiến sẽ là một điều rất khó khăn, nhưng Torrhen đã chọn chiến trường của mình một cách khôn ngoan. Với một dòng sông giữa quân của Aegon và quân mình, và với việc Torrhen trở thành kẻ xâm lược trên vùng đất của kẻ thù thù địch, việc cho quân vượt sông và bảo vệ lãnh thổ của mình là trách nhiệm của Aegon thay vì Torrhen. May mắn thay cho Nhà Chinh Phạt, anh có thể dễ dàng làm như vậy với những con rồng của mình thay vì phái quân đi, hạn chế lợi thế lợi dụng việc quân địch vượt sông mà Torrhen đang sở hữu.
Cuối cùng, với việc đã biết về số phận của Harrenhal và Cánh Đồng Lửa, Torrhen đã lựa quy phục trước chính quyền của Aegon, thay vì mạo hiểm chiến đấu. Thay vì để hàng nghìn người bị thiêu sống trên bờ sông Trident, Torrhen đi theo con đường khó khăn hơn: quỳ gối và thề trung thành. Đổi lại, Aegon, đúng như lời nói và học thuyết của mình, đã phong Torrhen Stark làm lãnh chúa tối cao của The North và hộ thần của chính nơi đó, với những vinh hoa tột bậc trong vương quốc mới của Aegon.
Việc Aegon phong cho Stark những danh hiệu đó là điều chưa bao giờ bị nghi ngờ, đặc biệt là sau khi đỡ kẻ thù cũ Loren Lannister Cuối Cùng đứng dậy. Nếu Aegon đã làm như vậy, chắc chắn anh đã nhận thức những nguy cơ nổi dậy từ người The North cũng như phá hoại chính quyền vương tộc của mình với tư cách là người điều hành tối cao các hiệp ước trong quốc gia mới thành lập của mình.
Vậy, chỉ với một cái đầu gối và một lời thề, Aegon đã chinh phạt The North mà không tốn một giọt mồ hôi, và hướng sự chú ý tới hai vương quốc còn lại: Thung Lũng nhà Arryn và xứ Dorne. Anh giao Visenya làm nhiệm vụ thứ nhất và Rhaenys làm nhiệm vụ thứ hai. Với việc quân số đã lên đến hơn 75 nghìn người, Aegon có thể tin rằng các vương quốc khác sẽ đầu hàng giống như The North đã làm. Anh đích thân đến để bảo đảm sự phục tùng của Oldtown, thành phố lớn nhất ở Westeros và là trụ sở của hai tổ chức quyền lực nhất của châu lục này: Citadel và Đức Tin Của Bảy Vị Thần. Các nguyên lý của anh về sự phục tùng không đổ máu đã được chứng minh là đúng khi anh thấy cánh cổng Oldtown mở toang, nhà Hightower chào đón anh đại tư tế sẵn sàng thực hiện các nghi thức tôn giáo để trao cho anh danh hiệu vị vua của Westeros, một nghi lễ sẽ tăng phần tin cậy để triều đại của anh tiến lên phía trước.
Mùa đông đang đến - liệu nhà Stark có thể giành chiến thắng?
Vua Torrhen có một nhiệm vụ khó khăn trước mắt nếu ông muốn giữ vương miện của mình, đó là phải cố đánh bại một lực lượng đông đảo hơn của ông. Rút lui về Moat Cailin sẽ chỉ trì hoãn điều không thể tránh khỏi, vì rồng chỉ đơn giản là có thể vượt qua các công sự phòng thủ và làm chúng tan chảy chúng bằng lửa rồng.  Thế nhưng, vẫn có một khả năng phải được đề cập cụ thể: Brandon Snow khao khát làm một nhiệm vụ mang tính tự sát cao, đó là lợi dụng màn đêm và lén giết chết những con rồng.
Cách Snow làm điều đó như thế nào chưa bao giờ được đề cập, và đó có thể chỉ đơn giản là sự tự tin thái quá mà một số nhân vật trong các tiểu thuyết khác thể hiện. Dĩ nhiên, lén giết những con rồng dường như có cơ hội thành công cao hơn so với cố gắng hạ gục khi nó đang bay, và có thể phun lửa bất cứ lúc nào. Tổng lãnh học sĩ Marwyn gợi ý rằng các học sĩ biết một cách nào đó để loại bỏ rồng, mặc dù liệu có bất kỳ âm mưu phép thuật nào tồn tại vào thời điểm đó thì không có nhiều bằng chứng ủng hộ. Nếu những con rồng có một điểm yếu chí mạng bí mật nào đó mà các học sĩ biết đến trong dòng thời gian của tiểu thuyết, thì điều đó có thể xảy ra, mặc dù không chắc Brandon Snow hoặc có lẽ là một greenseer khác biết được. 
"Một chàng trai trẻ mắt đen, da nhợt nhạt và dữ tợn chặt ba cành cây khỏi thân cây đước và vót thành các mũi tên." - Trấn thủ thành Mereeen, Bran I
Cũng có thể Brandon biết một số phép thuật của Children of the Forest, một loại sức mạnh có thể biến mũi tên gỗ đước thành vũ khí giết rồng của riêng họ. Chắc chắn một điều rằng, ma thuật là một phần của thế giới, và nếu những câu chuyện có thể tin tưởng được, Children biết một số phép thuật có sức công phá lớn, mặc dù chúng hầu như giống như ma thuật tự nhiên chứ không phải là những mũi tên có phép thuật, bởi chúng cần vũ khí bằng đá vỏ chai thay vì những mũi tên ma thuật để giết người Others. Cũng rất có thể rằng nếu đây là trường hợp Brandon chỉ đơn giản là ảo tưởng và tin vào một sức mạnh không có thật bên trong cây đước. Không có bằng chứng chắc chắn nào cả.
Nếu Brandon Snow đã có thể giết những con rồng bằng cách nào đó không xác định, cho dù có là đầu độc thức ăn, một loại phép thuật nào đó từ Children of the Forest, hay chỉ đơn giản là đâm một nhát kiếm qua mắt chúng trong khi chúng ngủ, tỷ lệ chiến thắng của The North tăng lên đáng kể. Nơi rộng lớn duy nhất mà Aegon có thể cai trị là Westeros và công cụ mà anh thực thi điều đó chỉ là những con rồng. Không có những con rồng của mình, Aegon phải đối mặt với nguy cơ quân mình quay lưng với mình và sụp đổ. Riverlanders có thể vẫn trung thành, bởi họ nợ Aegon sự tự do từ người Ironborn, nhưng người vùng Reach và vùng Westerlands có thể có những ý định khác nếu quân số của họ áp đảo Aegon. Loren Lannister thậm chí có thể liên minh với Torrhen với tư cách là một vị vua; ông rõ ràng có thể chấp nhận được ý tưởng đã có ở Cánh Đồng Lửa.
Nhưng nhiều khả năng Brandon sẽ bị giết, dù là bởi lính gác hoặc chính những con rồng, và sau đó, Torrhen có thể đã vô tình chọc giận Aegon, tùy thuộc vào việc Brandon thành công như thế nào trong nhiệm vụ của mình. Giết một con rồng (hoặc một kỵ sĩ rồng) gần như chắc chắn kích động cơn thịnh nộ của Aegon như Dorne đã làm, và sẽ rất khó để đảm bảo chiến thắng trong hoàn cảnh đó. Cho dù tức giận đến mấy, Aegon dường như không bao giờ phạm sai lầm chiến thuật đến mức nguy hiểm đến tính mạng.
Thế nhưng, sự nổi loạn của người Dorne lại có thể xảy ra tại The North. Rừng sói rộng lớn và dễ bị cháy, nhưng đa phần đất đai ở đó là đá và ít có khả năng bắt lửa. Diện tích rộng lớn của The North nghĩa là có nơi rộng lớn để ẩn náu. Nhưng người The North cũng có những vấn đề trong mùa đông. Nếu người của Aegon đốt cháy các thị trấn mùa đông và cả Winterfell, rất nhiều người sẽ chết vào mùa đông tiếp theo, khiến cho một cuộc nổi dậy kiểu Dorne khó duy trì trong mùa thu vừa qua, đặc biệt là nếu Aegon bị khiêu khích theo cách đã diễn ra trong Cơn Thịnh Nộ Của Rồng. Các mùa đến và đi bất thường chỉ khiến chiến thuật này trở nên rủi ro hơn, và nếu mùa đông đủ lạnh, Aegon có thể đốt cháy các thị trấn mùa đông trong khi mọi người đang quây quần với nhau, phá hủy yếu tố phòng thủ chính mà quân nổi dậy dựa vào để duy trì: sự phân tán.
Kỳ lạ thay, điều thứ hai là danh dự The North (bài sẽ được dịch, hoặc không). Việc trốn tránh kẻ thù bị coi là hèn nhát và rõ ràng không phải là người The North. Những độc giả ít suy nghĩ có thể nghĩ rằng danh dự The North không cho phép việc sử dụng các chiến thuật thông minh, nhưng Robb Stark rõ ràng được ca ngợi vì khả năng phục kích, tấn công và tiêu diệt những đội quân rời rạc, nhưng Robb luôn ở trên chiến trường, cùng với người của mình, thực hiện những nhiệm vụ khó khăn mà chiến tranh đòi hỏi. Thực hiện chiến dịch du kích cần có sự chia sẻ trách nhiệm và sự ủy thác mà một xã hội cách mạng trong thời đại truyền thông chưa phát triển sẽ phải áp dụng, và sẽ rất khó khăn nếu điều này đứng trên trách nhiệm cá nhân.
Nếu Brandon Snow không thể giết những con rồng đó, thì The North đã sẽ gặp phải muôn vàn khó khăn trong chiến dịch của Aegon.

Bay lên Eyrie - chinh phạt xứ Vale

Visenya thao túng Ronnel khi thái hậu Sharra Arryn xuất hiện. Ảnh: cắt từ video này của HBO.
"Sau đó, bé vua được bay cùng vương hậu Visenya ba vòng quay núi Giant’s Lance và khi đáp đất đã một lãnh chúa bé nhỏ." - Fire&Blood, Cuộc Chinh Phạt Của Aegon
Ban đầu, Aegon có ý định chinh phạt xứ Vale trong khi anh đang tiến lên để khuất phục Harren Đen. Kế hoạch của anh rất đơn giản, giao phó tất cả cho Daemon Velaryon, tân chủ quản tàu bè lãnh đạo hải quân Targaryen, giao cho vương hậu Visenya làm người hộ tống, và tấn công Gulltown, cảng chính của xứ Vale. Nhà Arryn đã nhanh chóng lập một đội tàu chiến để đối phó với mối đe dọa này, và được hỗ trợ bởi một số tàu chiến của người Braavos. 
Cuộc tấn công của quân Targaryen là một sự thất bại tuyệt đối, với việc thủy sư đô đốc Daemon Velaryon cùng với 1/3 số tàu bị đánh chìm, và 1/3 số tàu khác bị bắt giữ. Visenya Targaryen lập tức nổi cơn tam bành, phản công bằng cách cùng con rồng đốt cháy toàn bộ tàu chiến kẻ thù, khiến cho xứ Vale phải nhận một chiến thắng kiểu Pyrros, mặc dù nó đã cứu Gulltown và ngăn chặn cuộc chinh phạt của nhà Targaryen bằng đường biển. Tuy nhiên, việc mất sức mạnh hải quân sẽ khiến người quần đảo Sister nổi dậy chống lại sự cai trị của nhà Arryn, tự tiện tuyên bố độc lập. Không có hải quân, nhà Arryn không thể dập tắt cuộc nổi dậy này.
Sau khi nhận được lời thề trung thành từ Phương Bắc, Aegon đã phái Visenya Targaryen trở lại xứ Vale để giải quyết tận gốc mọi vấn đề. Thái hậu nhiếp chính Sharra Arryn đã gia tăng quân số của lính đồn trú, củng cố Cổng Máu và làm mọi thứ để đảm bảo xứ Vale không phải là mục tiêu dễ bị khuất phục. Lợi thế về quân số của Aegon có thể bị vô hiệu hóa với những con đường núi hẹp, và lâu đài Eyrie có thể sẽ không bị chinh phạt.
Thật không may cho Sharra Arryn, cô đã hoàn toàn không tính đến việc một con rồng có thể bay, giống như mọi vị vua khác đã làm khi chống lại nhà Targaryen trên chiến trường. Visenya Targaryen bay qua những ngọn núi dốc và những con đường ngoằn ngoèo khiến lâu đài Eyrie trở nên vô dụng, và hạ cánh ở sân trung tâm mà hoàn toàn không bị cản trở. Ở đó, cô nhanh chóng thao túng Ronnel Arryn, vị vua nhỏ tuổi của xứ Vale, và có thể nhanh chóng đảm bảo sự đầu hàng tương đối lịch sự của xứ Vale.
Trong cờ vua, sự an toàn của quân vua là tối quan trọng. Một bên có thể bị ăn rất nhiều quân, nhưng khi đã chiếu tướng hết cờ, bên đó là bên thắng dù có thua thiệt bao nhiêu điểm. Trong khi cờ vua và nhiều trò chơi chiến thuật tương tự khác lấy cảm hứng chiến tranh có những điều khác xa nhau, thì thực tế không làm cho một quân vua hay quân tướng nào trở nên thiêng liêng như bàn cờ. Trên một chiến trường đẫm máu, việc mất một vị vua là thảm kịch, nhưng đó là điều không thể tránh khỏi. Lịch sử có nhiều ví dụ về các vị vua tử trận, những người kế vị sau này sẽ tiếp tục chiến thắng trong cuộc chiến. Tuy nhiên, điều đó khó có nghĩa là một vương tộc có thể bỏ bê sự an toàn của chính mình, và với việc Visenya dễ dàng vượt qua mọi lớp phòng ngự của Sharra Arryn để thao túng bé vua trong lâu đài của chính mình, cô đã chứng minh lâu đài Eyrie không là gì cả đối với một con rồng, và Robin Arryn nhỏ tuổi không hề có sự bảo vệ trước những chỉ huy quân đội của nhà Targaryen. Thông qua phép lịch sự, Sharra Arryn có thể giữ thể diện và sắp xếp sự phục tùng không đổ máu của xứ Vale với lãnh thổ đang không ngừng được mở rộng của nhà Targaryen, nhưng xứ Vale vẫn mất chủ quyền do không thể nhận ra khả năng của kẻ thù. Với việc bảo thủ với các học thuyết cũ khi đối mặt với các mối đe dọa mới, Sharra Arryn đã mất tất cả mọi thứ.
Danh dự ngút trời - chiến thắng nào cho nhà Arryn?
Một chiến thắng Arryn trong giai đoạn đầu tiên của cuộc xâm lược Targaryen là khó khăn. Lần duy nhất trong lịch sử Westeros, một lực lượng hải quân đánh bại thành công một con rồng là trận Gullet, trong sự kiện Vũ Điệu Rồng Thiêng. Vương tử Jacearys Velayron cùng con rồng của mình bay quá thấp và rơi xuống biển. Cho dù đây là một chiến thắng vật lý cổ điển, Visenya Targaryen có nhiều kinh nghiệm cưỡi rồng hơn hậu duệ của cô, và dường như không thể phạm sai lầm liều lĩnh mà Jacearys trẻ tuổi mắc phải.
Mặc dù gần như là không thể, nhưng một trong những người lính thủy quân của nhà Arryn có thể gặp may mắn, bắn một mũi tên trúng Vhagar hoặc móc một cái móc vào bụng nó, và lôi nó xuống biển. Trong trường hợp đó, hạm đội Arryn vẫn còn nguyên vẹn, Visenya Targaryen có khả năng bị chết đuối, và cuộc chinh phạt của Aegon đã thay đổi đáng kể. Cái chết sớm của một kỵ sĩ rồng trong chiến dịch của Aegon có khả năng sẽ lên dây cót tinh thần cho các đối thủ của anh và nêu bật những lợi thế của việc vô hiệu hóa khả năng di chuyển của những con rồng. Điều này nghĩa là hai vị vua, Argilac hoặc người-sẽ-là-kẻ-giết-rồng-Brandon có khả năng thay đổi quyết định trong chiến thuật của mình (tùy thuộc vào việc họ biết được tin tức, nó có thể đến quá muộn). Dĩ nhiên xứ Vale phải chịu rất nhiều thiệt hại. Gulltown có khả năng bị cháy rụi, cũng như Runestone và các lâu đài của các chư hầu khác. Lâu đài Eyrie chủ yếu được làm từ đá cẩm thạch, có nhiệt độ nóng chảy cao hơn một chút so với đá granite của hầu hết các lâu đài khác (khoảng 1340°C so với khoảng 1240°C) có lẽ sẽ không quan trọng với Balerion, vì nhiệt độ ngọn lửa của nó nóng hơn 1500°C, điểm nóng chảy của sắt.
Giai đoạn thứ hai là một con thú hoàn toàn mới. Đầu tiên và quan trọng nhất, Sharra Arryn sẽ cần phải chuẩn bị cho sự tấn công không thể tránh khỏi của con rồng theo một cách hoàn toàn khác. những người lính của lâu đài Eyrie phải canh phòng rất cẩn mật để đảm bảo Ronnel Arryn được an toàn tuyệt đối. Những người này phải giết Visenya Targaryen sau khi cô hạ cánh, (lợi thế của việc ở trong Eyrie là mọi thông tin bị kiểm soát tuyệt đối. Visenya không được nhiều người yêu mến, và sẽ thật tầm thường để hạ bệ cô với tư cách là kẻ xâm lược. Thế nhưng việc bắn hạ một con rồng là một điều hoàn toàn khác), xứ Vale có thể tổ chức một cuộc chiến dịch du kích kiểu Dorne. May mắn thay cho xứ Vale, địa hình nhiều đá đá và những con đường hẹp là điều kiện lý tưởng loại chiến tranh này. Có nhiều nơi ẩn náu và những con đường thuận lợi cho việc phục kích theo địa hình. Aegon có khả năng sẽ phải làm nung chảy Cổng Máu để tăng cường lực lượng của mình và nhà Arryn phải có các công cụ phù hợp để có thể bắn hạ Balerion trong trận chiến.
Rất khó có thể bắn hạ Balerion, nhưng xứ Vale, với sự gần gũi (tương đối) của nó với các thị trấn thương mại như Braavos để giúp giải quyết vấn đề cung cấp đồ, có thể đã thực hiện một chiến dịch du kích kiểu Dorne thành công. Tuy nhiên, một trong những câu hỏi khó hơn là liệu họ có thể thực hiện một chiến dịch làm kẻ thù khiếp sợ đã làm ở Oldtown và các lâu đài phía nam khác hay không. Một phần lý do khiến chiến dịch của người Dorne thành công không chỉ là khả năng chống lại Aegon, mà còn là khả năng gây sát thương cho các chư hầu của Aegon. Liệu vị vua nhỏ tuổi Ronnel Arryn có thể sống sót qua một cuộc chiến tranh du kích hay không là một câu hỏi khác, nhưng trên tất cả, xứ Vale có cơ hội lớn hơn nhiều vương quốc Westeros khác.

Trận Hellholt - thất bại trong cuộc chinh phạt Dorne

Cuộc gặp giữa Meria Martell và Rhaenys Targaryen. Họa sĩ: Magali Villeneuve.
"Đây là Dorne. Cô không được phép ở đây. Hãy trở về đi." - trích Fire&Blood, Cuộc Chinh Phạt Của Aegon
Trên giấy tờ, việc chinh phục Dorne dường như là một điều chắc chắn. Dorne không phải là nơi đông dân nhất, cũng không phải là lớn nhất trong Bảy Vương Quốc, với đường bờ biển dài, dễ bị xâm chiếm. Aegon chỉ huy phần lớn lực lượng, và cả ba con rồng của anh đều khỏe mạnh và giàu kinh nghiệm. Khi nữ thân vương Meria Martell của Dorne từ chối thề quy hàng, kỳ lạ thay, Aegon không xâm lược Dorne ngay lập tức. Phải mất 4 năm sau khi Aegon được đại tư tế xức dầu và phong tước, Aegon mới bắt đầu cuộc chiến tranh xứ Dorne thứ nhất. Việc Aegon không tiếp tục cuộc chinh phạt đối lập hẳn với sự hung hăng của anh trong cuộc chinh phạt của các vương quốc khác.  
Lý do cho việc tạm ngưng cuộc chinh phạt của Aegon, chắc chắn là nằm ở hiện tại. Một vị vua vừa lập quốc có sáu phụ quốc để trị vì, thêm nữa là Quần Đảo Sắt vẫn đang ở trong tình trạng bất ổn sau khi gia tộc Hoare bị xóa sổ hoàn toàn, và một cuộc nổi dậy ở quần đảo Three Sisters là một việc làm như thách thức vương quyền của Aegon. Thêm một lý do nữa nằm ở lịch sử. Nhà Martell chỉ là một cách gọi ngắn, bởi tên đầy đủ của gia tộc này là Nymeros Martell. Tổ tiên của nhà Targaryen là người Valyria, và tổ tiên của nhà Nymeros Martell là người Dorne và người Rhoynar. Một vài trăm năm trước khi Aegon hạ cánh xuống Westeros, đế chế Valyria của tổ tiên nhà Targaryen đã xóa sổ đế chế Rhoynar của tổ tiên nhà Nymeros Martell. Nữ thân vương Nymeria đã đem 10 nghìn con thuyền cùng phụ nữ và trẻ em để lưu vong, tránh khỏi sự đô hộ của người Valyria. Họ đã giúp nhà Martell bản địa thống nhất Dorne, và nhà Martell trở thành nhà Nymeros Martell. Từ đó trở đi, nhà Martell luôn nuôi giữ mối thù với người Valyria. Và cũng dễ hiểu rằng Aegon nhận ra mình phải có một lực lượng quân đội mạnh hơn để chiếm vùng đất này. 
Sau cùng, cuộc chiến tranh nổ ra. Ở đây, Dorne đã áp dụng chiến thuật của các chiến binh du kích trong suốt lịch sử, từ khởi nghĩa Lam Sơn đến khởi nghĩa Skanderbeg: thay vì đối mặt với nhau trên một chiến trường rộng mở, họ thường phục kích, giết người, và quấy rối đường tiếp tế. Những con rồng của Aegon là thứ người Dorne cần tránh xa và lần đầu tiên trong lịch sử Westeros, một đội quân đã khai thác thành công một trong những điểm yếu chính của rồng: con rồng cần có một người cưỡi để định vị mục tiêu và phun lửa vào. Và bằng cách dùng kế thanh dã và đợi những con rồng rời đi, Dornish đã khai thác điểm yếu thứ hai của Aegon: anh chỉ có ba con rồng và rất nhiều lãnh thổ để quản lý. Aegon đã chiếm được Sunspear và tự phong mình làm những người cai trị Dorne và thống nhất cả vương quốc rồi rời đi, để rồi quản thành của họ bị người Dorne ném ra ngoài cửa sổ và Dorne đã hoàn tác mọi thành quả của họ. Khi Harlan Tyrell, lãnh chúa của Highgarden kiêm hộ thần phương nam hành quân về phía nam và đội quân của anh tan vào cát bụi, khả năng cao là do địa hình và thời tiết khắc nghiệt của của Dorne. 
Trong bất kỳ chiến dịch nào, một trong những lợi thế lớn nhất của một phe có thể là thời gian.  Nếu một phe tăng các lợi thế của mình theo thời gian và bên còn lại cứ thế mà yếu dần, chiến thuật theo kiểu du kích có thể rất hiệu quả. Điều này đòi hỏi một nguồn cung lương thực ổn định, nhưng một số chiến dịch có thể chỉ đơn giản là bằng cách tránh đánh nhau và chờ thời gian trôi đi. Loại chiến lược này đã được nhà độc tài La Mã Quintus Fabius Maximus áp dụng triệt để khi chống lại chiến dịch Hannibal ở Ý. Hannibal đã giành chiến thắng trong chiến dịch đầu tiên của mình, và Fabius quyết định tránh giao chiến với Hannibal, loại bỏ các trinh sát và thợ rèn của mình và để thời gian làm hao mòn sức lực của quân Carthage. Những chiến thuật này hiện được gọi là chiến thuật Fabian, để vinh danh nhà độc tài La Mã khôn ngoan. Trong tình huống này, quân Dorne đã làm quân Targaryen hao mòn sức lực, chờ đợi những vấn đề quốc gia mà Aegon phải xử lý để tung ra những đòn đánh quyết định.
Sau đó, những vị tướng tốt nhất của Aegon sẽ phải chịu những thất bại lớn hơn. Orys Baratheon bị bắt và chỉ được trả tự do với một số tiền chuộc, và đã mất tay cầm kiếm của mình khi bị lãnh chúa Wyl chặt. Những kẻ ám sát người Dorne đã sát hại các quý tộc ngay trong thủ  Aegon, Nightsong và Oldtown đã bị lũ mọi rợ dưới quyền các lãnh chúa Fowler và Dayne cướp bóc, tình huống tệ nhất đã xảy ra khi vương hậu Rhaenys và Meraxes hy sinh trong trận Hellholt, khi Meraxes bị một mũi tên bắn xuyên mắt. Aegon và Visenya đã đáp trả bằng cách đốt cháy mọi lâu đài ở Dorne trừ Sunspear, thật đáng tò mò là không bị chạm tới.
Cái chết của Meraxes. Họa sĩ: Jordi González Escamilla.
Và thế là chuyện gì phải đến cũng đã đến: hai bên bắt tay giảng hòa. Đây là điều buộc phải xảy ra, bởi nếu chiến tranh có tiếp tục thì cả hai bên đều sẽ thua. Vương quốc của hai bên kiệt quệ vì chiến tranh, và cả hai đều không muốn điều đó xảy ra. Một điều cần phân tích nữa, đó là việc thân vương Nymor (con trai và cũng là người kế vị Meria) đã cử con gái trưởng và cũng là người thừa kế của mình là Deria đến Aegonfort để thỏa thuận một kế hoạch hòa giải. Việc đưa người thừa kế của mình vào hang cọp đúng là một sự rủi ro rất lớn. Thế nhưng Nymor đã quyết tâm làm vậy để thể hiện thiện chí của mình, và với một bức thư gửi cho Aegon, ông đã khiến cho Aegon đành chấp nhận việc kết thúc chiến tranh, và mở ra Westeros một thời kỳ hòa bình kéo dài hai giáp, một khoảng thời gian đủ để Aegon gây dựng một sự ổn định mà anh nghĩ là người thừa kế của mình sẽ làm cho sự cai trị của nhà Targaryen lên Westeros sẽ vững như bàn thạch.
Không cúi đầu, không quỳ gối, không khuất phục - nhà Targaryen có thể giành chiến thắng như thế nào?
Khi nói về kinh nghiệm chống phản công của mình, David Galula, một sĩ quan quân đội Pháp và cựu chiến binh trong chiến tranh Algeria, đã đưa ra giả thuyết về cách các quốc gia có thể giành chiến thắng như những kẻ phản công. Aegon đã có thể làm rất tốt để tuân thủ 4 trụ cột của Galula:
1) Mục đích của chiến tranh là giành được sự ủng hộ của dân chúng hơn là kiểm soát lãnh thổ.
2) Đa phần dân số sẽ đứng trung lập trong cuộc xung đột; có thể đạt được sự ủng hộ của quần chúng với sự giúp đỡ của một nhóm thiểu số thân thiện.
3) Việc mất lòng là điều có thể xảy ra. Quần chúng phải được bảo vệ một cách hiệu quả để hợp tác với mình mà không sợ bị trả thù.
4) Việc thi mệnh lệnh nên được thực hiện dần dần bằng cách loại bỏ hoặc đánh đuổi các đối thủ có vũ trang, sau đó giành được sự ủng hộ của dân chúng, và cuối cùng củng cố các vị trí bằng cách xây dựng cơ sở hạ tầng và thiết lập mối quan hệ lâu dài với dân chúng. Điều này phải được thực hiện theo từng khu vực, sử dụng một lãnh thổ được bình định làm cơ sở hoạt động để chinh phục một khu vực lân cận.
Aegon có thể nào không đồng ý với bốn trụ cột trên, khi mà học thuyết Aegon mang ý nghĩa phải khiến cho người dân sợ hãi chứ không phải là yêu kính? Với việc Aegon sa lầy ở Dorne, người Dorne ngày càng ít bị thất thế trước những con rồng, và với việc Dorne liên tục bị thiêu rụi, "thiểu số thân thiện" sẽ ngày càng ít đi. Sự không linh hoạt về chiến thuật của Aegon, suy nghĩ về người dân sau khi đã chinh phạt lục địa, khiến anh không thể chế ngự sự phản công này.

Lửa và máu - mấy dòng tản mạn linh tinh

Nhà Chinh Phạt Aegon được đại tư tế phong vương. Họa sĩ: Michael Komarck.
(vì Spiderum không cho viết thêm nên các bạn vui lòng kéo xuống phần bình luận để đọc tiếp nhé)