Những lý do người Việt dốt tiếng anh mà có thể chúng ta chưa nhận thức được.
Mình là một người học dốt tiếng anh, mình học 10 năm trời tiếng anh kể từ cấp 2 nhưng chẳng thể giao tiếp một cách thông thường. Gần...
Mình là một người học dốt tiếng anh, mình học 10 năm trời tiếng anh kể từ cấp 2 nhưng chẳng thể giao tiếp một cách thông thường. Gần đây vì có nhu cầu đọc một vài tài liệu tiếng Anh mà mình bắt đầu chú ý học, vì thế mình nhận ra một vài lý do đã cản trở việc mình và những người Việt khác học tiếng Anh ngay từ khi bắt đầu.
1. Không có lý do để học tiếng Anh.
1. Không có lý do để học tiếng Anh.
Tất nhiên việc học tiếng Anh là vô cùng cần thiết và quan trọng, nhưng đa số các học sinh không nhận thức và cảm nhận được sự quan trọng đó. Mục tiêu duy nhất của chúng khi học môn này là đủ sức đánh lụi trắc nghiệm qua môn. Dạy cho học sinh sự cần thiết của môn học thậm chí còn quan trọng hơn dạy kiến thức, vì nếu chúng cảm thấy việc học là cần thiết, chúng sẽ tự động học mà không cần nhắc nhở. Ngược lại nếu chúng không cảm thấy việc học thứ gì đó là cần thiết, ngay cả bộ não của chúng cũng từ chối việc học. Bạn sẽ trở nên buồn ngủ, mất tập trung, hay quên và không chủ động trong học tập.
Bạn có bao giờ buồn ngủ trong lớp học nhưng vừa ra chơi cái là tỉnh ngay ? là do bộ não của bạn đấy.
2. Do giáo viên là người Việt.
Bạn có bao giờ buồn ngủ trong lớp học nhưng vừa ra chơi cái là tỉnh ngay ? là do bộ não của bạn đấy.
2. Do giáo viên là người Việt.
Mình không định nhắc đến chất lượng giảng dạy, mặc dù chất lượng giảng dạy tiếng Anh ở VN tệ hại nhưng bạn nhận thức được chúng. Thứ bạn không nhận thức được việc họ là người Việt thì có vấn đề gì. Tuy rằng rất nhiều người trong số họ phát âm chuẩn, nhưng trong vô thức họ thường sử dụng tiếng Anh kiểu Việt Nam hay còn gọi là Vinglish. Cứ vậy thế hệ nọ dạy thế hệ kia làm "Việt hóa" dần tiếng anh và thứ ngôn ngữ họ dạy trở nên xa rời thực tế, không sử dụng được. Cách giải quyết tốt nhất là thường xuyên sử dụng tư liệu của người bản xứ để phát âm chuẩn hơn.
Việc này thì đa số chúng ta cũng dần nhận thức được nên chuyện này cũng không quan trọng lắm.
3. Dùng tiếng Việt làm cầu nối để học tiếng Anh.
Bạn đang thắc mắc không dùng tiếng Việt làm cầu nối thì sao học tiếng Anh được ? Đúng việc đó là cần thiết, nhưng nó đem đến nhiều tai họa ngầm mà bạn không nhận thức được. Ngôn ngữ khác nhau thể hiện tư tưởng, lối suy nghĩ, văn hóa khác nhau, nếu bạn cứ theo thói quen dùng tiếng Việt để áp đặt cho tiếng Anh thì sẽ tạo ra Vinglish.
Nên muốn học ngôn ngữ nào thì thứ nhất phải hiểu cách tư duy của họ trước, ví dụ : ''fight'' nghĩa là ''đánh'' hay ''chiến đấu'', nếu đánh từ 1 phía thì phải gọi là ''hit'', nhưng với người việt thì đều là "đánh" cả. Thứ hai là hạn chế việc dùng tiếng Việt làm cầu nối để học tiếng Anh. Ví dụ như bạn đang định học từ ''table'' thì bạn hãy liên tưởng trực tiếp tới cái bàn, đừng dịch nó sang tiếng Việt rồi suy nghĩ xem nó là cái gì. Đây là một lỗi rất phổ biến trong việc học đối thoại của người Việt, họ cứ nghĩ tới câu tiếng Việt rồi dịch sang câu tiếng Anh tương ứng để đối thoại khiến cuộc hội thoại khá trúc trắc và nhiều lỗi ngữ pháp.
Về vấn đề Vinglish này thì mình khuyên bạn nên xem các clip về Vinglish của Dan Hauer, vô cùng dễ hiểu và hài hước.
https://www.youtube.com/watch?v=IJRcpQBLFmI
Việc này thì đa số chúng ta cũng dần nhận thức được nên chuyện này cũng không quan trọng lắm.
3. Dùng tiếng Việt làm cầu nối để học tiếng Anh.
Bạn đang thắc mắc không dùng tiếng Việt làm cầu nối thì sao học tiếng Anh được ? Đúng việc đó là cần thiết, nhưng nó đem đến nhiều tai họa ngầm mà bạn không nhận thức được. Ngôn ngữ khác nhau thể hiện tư tưởng, lối suy nghĩ, văn hóa khác nhau, nếu bạn cứ theo thói quen dùng tiếng Việt để áp đặt cho tiếng Anh thì sẽ tạo ra Vinglish.
Nên muốn học ngôn ngữ nào thì thứ nhất phải hiểu cách tư duy của họ trước, ví dụ : ''fight'' nghĩa là ''đánh'' hay ''chiến đấu'', nếu đánh từ 1 phía thì phải gọi là ''hit'', nhưng với người việt thì đều là "đánh" cả. Thứ hai là hạn chế việc dùng tiếng Việt làm cầu nối để học tiếng Anh. Ví dụ như bạn đang định học từ ''table'' thì bạn hãy liên tưởng trực tiếp tới cái bàn, đừng dịch nó sang tiếng Việt rồi suy nghĩ xem nó là cái gì. Đây là một lỗi rất phổ biến trong việc học đối thoại của người Việt, họ cứ nghĩ tới câu tiếng Việt rồi dịch sang câu tiếng Anh tương ứng để đối thoại khiến cuộc hội thoại khá trúc trắc và nhiều lỗi ngữ pháp.
Về vấn đề Vinglish này thì mình khuyên bạn nên xem các clip về Vinglish của Dan Hauer, vô cùng dễ hiểu và hài hước.
https://www.youtube.com/watch?v=IJRcpQBLFmI
4. Do cấu trúc tiếng Việt chuẩn và ít chi tiết thừa.
Bạn có bao giờ tự hỏi tại sao tiếng Anh có 1 mớ động từ bất quy tắc dài dòng và khó nhớ chưa ? Với tiếng Việt, tất cả động từ đều có quy tắc. Thế nên khi bạn học tiếng Anh, bộ não khốn khổ của bạn cũng nghĩ tiếng Anh giống tiếng Việt và bỏ qua hết mấy cái động từ bất kham nhảm nhí.
Tiếng Việt phát âm và viết cũng rất dễ dàng, nếu bạn biết cách phát âm từ nào thì bạn sẽ biết ngay cách viết từ đó (Trừ phát âm từ liên quan tới d và gi ), ngược lại bất kì từ nào viết được thì bạn cũng sẽ đọc được mà không cần phải hiểu nghĩa của chúng. Mỗi từ có một cách phát âm duy nhất không trùng lặp với từ nào (vẫn trừ đám d và gi ra, thêm đám k và c)
=> Bạn biết viết thì sẽ nhanh chóng biết đọc mà biết đọc thì chắc chắn sẽ biết viết.
Còn tiếng Anh thì...đọc được chưa chắc đã viết được, viết được thì lại không biết đọc thế nào, lại có hàng ngàn từ trùng lặp cách phát âm mà bạn đ'o hiểu tại sao nó lại vậy, tuyệt vọng. Thêm cả vài từ giống nhau nhưng phát âm khác nhau nữa, wtf ?
Bạn có bao giờ tự hỏi tại sao tiếng Anh có 1 mớ động từ bất quy tắc dài dòng và khó nhớ chưa ? Với tiếng Việt, tất cả động từ đều có quy tắc. Thế nên khi bạn học tiếng Anh, bộ não khốn khổ của bạn cũng nghĩ tiếng Anh giống tiếng Việt và bỏ qua hết mấy cái động từ bất kham nhảm nhí.
Tiếng Việt phát âm và viết cũng rất dễ dàng, nếu bạn biết cách phát âm từ nào thì bạn sẽ biết ngay cách viết từ đó (Trừ phát âm từ liên quan tới d và gi ), ngược lại bất kì từ nào viết được thì bạn cũng sẽ đọc được mà không cần phải hiểu nghĩa của chúng. Mỗi từ có một cách phát âm duy nhất không trùng lặp với từ nào (vẫn trừ đám d và gi ra, thêm đám k và c)
=> Bạn biết viết thì sẽ nhanh chóng biết đọc mà biết đọc thì chắc chắn sẽ biết viết.
Còn tiếng Anh thì...đọc được chưa chắc đã viết được, viết được thì lại không biết đọc thế nào, lại có hàng ngàn từ trùng lặp cách phát âm mà bạn đ'o hiểu tại sao nó lại vậy, tuyệt vọng. Thêm cả vài từ giống nhau nhưng phát âm khác nhau nữa, wtf ?


English Zone
/english-zone
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất

Huskywannafly

Bạn format lại bài viết cho đồng đều đi bạn, như có hai ý số 2, ý số 3 chưa bôi đậm
Mà cám ơn bạn về bài viết, lý do người Việt học tiếng Anh ko tốt nữa một phần là vì họ không đọc và nghe tin tức. Đa số học ngoại ngữ theo kiểu làm bài tập trong sách giáo khoa, trong khi đáng lẽ họ nên lên các trang như BBC, CNN để đọc tin, nghe thời sự, phỏng vấn. Khi họ có được thói quen đó, cả 4 kỹ năng đều lên.
Nhưng đáng tiếc mọi người chỉ ráng học cho qua môn như bạn nói, nên học hoài không tốt lên được.

- Báo cáo

deathstar
ok mình đã sửa.
- Báo cáo

Phong Linh
Nếu đưa các lý do này để lý giải việc chưa học tốt Anh Văn thì mình thấy hơi kì kì, nếu như vậy thì những nước như Trung Quốc, Nhật Bản họ còn có lý do thuyết phục hơn chúng ta nữa kìa, nước họ sử dụng chữ tượng hình, việc học thêm chữ cái latin có lẽ sẽ khó hơn người Việt rất nhiều, vậy không lẽ người ta cũng dở tiếng Anh như bên mình sao? Đâu có đâu.
- Báo cáo

deathstar
Đúng rồi, Trung Quốc ngu tiếng Anh nên chính phủ áp dụng chương trình học tiếng Anh rất nặng nhưng vẫn kém hiệu quả, tình trạng cũng na ná VN. Còn Nhật Bản thì ngu tiếng anh nổi tiếng thế giới trước giờ, đừng tưởng họ giỏi công nghệ mà lầm.
Mà ở đây mình chỉ đang nói tới những nguyên nhân khó tự nhận thức được, chứ nguyên nhân chính vẫn là lười và phong cách dạy học lý thuyết suông.
- Báo cáo

S3KO0713
Trung Quốc hiện nay đánh văn bản điện thoại lẫn máy tính bằng pinyin nha bạn. Và nếu bạn tìm hiểu về pinyin thì nó ko khác gì bảng chữ cái latin và chữ tượng thanh tiếng Việt. Tới nỗi giờ Trung Quốc nó lo sợ dân nó không viết được chữ tượng hình. Thêm nữa, học sinh TQ học pinyin trước rồi mới học chữ tượng hình.
Nhật thì khó thật, nhưng bàn phím máy tính của nó vẫn là romanji, tức là cũng chữ latin.
Kết luận: Họ không phải vì dùng chữ tượng hình mà học thêm chữ cái latin khó hơn người Việt.
- Báo cáo

Alejandro
Và học tiếng anh xong cũng chả để làm méo gì. Trừ một số công việc đòi hỏi sử dụng tiếng anh thì hầu như cái bằng toeic chuẩn đầu ra chỉ để vứt xó. Làm nhà nước thì 100% nói tiếng Việt. Các công ty thì giờ cũng toàn hàn, trung, nhật. Nói chung là vô dụng =))
- Báo cáo

Ôm mộng ngàn thu
Vl vô dụng ạ!! Hầu hết mọi tài liệu cần thiết để bổ sung tri thức đều có thể tìm đc bản tiếng anh
- Báo cáo

Alejandro
đọc kĩ trước khi rep. ok?
- Báo cáo

Ôm mộng ngàn thu
Các diễn đàn mạng xã hội cũng giao tiếp bằng tiếng anh
- Báo cáo

Phong Linh
Theo mình thấy thì hình như bạn đang dùng góc nhìn và hoàn cảnh của mình để áp dụng cho toàn bộ tổng thể.
- Báo cáo

Kiều Minh Tiến
À mình học tiếng anh để chơi game :v nghe nhạc :v
- Báo cáo

duatre ở trong hộp
Người Việt rất giỏi ngữ pháp, nhưng chưa thực sự "dùng" được tiếng anh .
- Báo cáo