Những lời nói tổn thương nhất tôi từng nghe, lại đến từ những người tôi yêu thương nhất
Bài này mình thấy đúng với tâm lý đa phần chúng ta, ngôn từ mình diễn đạt còn hạn chế, hi vọng có thể truyền tải nội dung của tác giả.
Có vẻ như, chúng ta đều mắc phải sai lầm này:
“Để những mặt tốt nhất cho những người xa lạ nhưng lại để những điều không tốt đẹp với những người thân thiết với mình”
Đối xử với người lạ luôn lịch sự và lễ phép, nhưng đối xử với những người thân thiết lại một cách tùy tiện, thường vô tình thốt ra những lời tổn thương.
Bởi vì….đủ hiểu, những lời nói làm tổn thương người ta thường chính xác và tàn nhẫn, đánh thẳng vào đối phương.
Mười giờ tối, để kịp tiến độ dự án, công ty vẫn sáng đèn. Những đêm tăng ca, tôi chỉ có thể dựa vào cà phê để tỉnh táo. Khi tôi đang miệt mài viết bài, chuông điện thoại reo, là cuộc gọi từ gia đình.
Giọng mẹ tôi phát ra từ đầu dây bên kia, bà ấy nói là con gái dì Vương đã kết hôn cách đây vài ngày, sau đó bà ấy chuyển chủ đề sang tôi, hỏi tôi cảm thấy thế nào về lần xem mắt trước đó của mình, thúc giục tôi phải biết nắm bắt cơ hội.
Đối mặt với tình huống thường xuyên diễn ra nhưng khó giải quyết này, tôi đột nhiên mất kiên nhẫn, trả lời mẹ một cách qua loa: “ Dạ dạ dạ, con biết rồi ạ”
Mẹ tôi không ngừng kể về đối tượng, bảo tôi dành thời gian tìm hiểu nhiều hơn về đối tượng xem mắt của mình. “Mẹ thật sự rất phiền trong khi con gái mẹ đang rất mệt mỏi.”
Vừa hét xong câu này, đầu dây bên kia im bặt, tôi cúp máy với lý do phải làm thêm giờ.
Đêm muộn, khi bước ra khỏi công ty, tôi lấy điện thoại di động ra thì thấy tin nhắn của mẹ, mẹ bảo tôi phải làm thêm giờ, ăn uống đúng giờ và chăm sóc bản thân.
Tôi ngay lập tức cảm thấy bản thân thật tồi tệ, hối hận vì đã tức giận với mẹ. Mẹ tôi giục tôi đi tìm một người bạn đời chỉ mong tôi có thể có một ai đó để nương tựa, để hai người có thể chăm sóc cho nhau và hạnh phúc phần còn lại của cuộc đời, nhưng tôi đã nổi giận trước sự quan tâm của mẹ dành cho tôi.
Tôi hình như lúc nào cũng như vậy, tối với những người yêu thương mình hay nói những lời khiến họ tổn thương.
Khi cô còn nhỏ, cha của tiểu Phương đã mua cho cô ấy bộ búp bê Barbie. Còn bố tôi chỉ mua cho tôi bánh bao hấp và bánh rán, thậm chí ông ấy còn không biết búp bê Barbie là gì, tôi đã từng hét vào mặt ông ấy rằng: "Con muốn có một người bố như bố của tiểu Phương";
Khi kèm đứa em học, em tôi không thể nhớ được những công thức toán học đơn giản, những từ Tiếng Anh không quá phức tạp dù những câu hỏi lặp đi lặp lại. Tôi cũng mắng thằng bé: “ Sao mày ngu thế?”
Tuy nhiên, tôi ở trường lại hòa đồng cùng bạn bè, hòa nhập với đồng nghiệp ở công ty. Rõ ràng, tôi là một người hiền lành, dễ gần. Cho dù có chịu phải ủy uất cũng không trực tiếp quay lưng với những người ấy mà âm thầm “tiêu hóa”những cảm xúc tiêu cực đó.
Trong một thời gian dài, tôi không hiểu tại sao mình lại như kẻ hai mặt, cho đến khi tôi thấy câu này: “Chúng ta nặng lời với những người chúng ta yêu thương nhất và cái giá phải trả là ít nhất”
Nói vậy là bởi vì, nói những lời khó nghe với những người mà bạn không biết rõ có thể phá hỏng một mối quan hệ vốn đã yếu và có thể bị sa thải. Đối mặt với những cảm xúc tích tụ lâu ngày, trong tiềm thức chúng ta sẽ tìm được một “người an toàn” để trút bỏ, và người đầu tiên chúng ta nghĩ tới là những người thương yêu/quan trọng với chúng ta.
Những người chúng ta làm tổn thương, đều là những người thương yêu chúng ta. Tất cả những sự “tùy ý” đó đều chỉ dựa vào chúng ta được yêu thương.
Có một câu chuyện như này:
Một đứa trẻ hay nổi cáu, bố đứa trẻ bắt anh đóng đinh vào hàng rào mỗi khi anh mất bình tĩnh,
Sau đó, tính khí của đứa trẻ dần dần được cải thiện, và nó không còn cần đóng đinh nữa. Người bố yêu cầu đứa trẻ rút một chiếc đinh mỗi khi anh kiềm chế tính khí của mình, và sau đó những chiếc đinh từ từ được rút ra.
Người bố đã nói điều này với đứa trẻ: “Chúc mừng con, con có thể kiềm chế tính nóng nảy của mình, nhưng những lỗ hổng trên hàng rào không thể nguyên vẹn được nữa”.
Mỗi lời nói làm tổn thương ai đó đều giống như đóng đinh vào tim người kia.
Sau khi trút bỏ cảm xúc tiêu cực với những người thân thiết, chúng ta có thể làm hòa với nhau, nhưng không có nghĩa là sự tổn thương do những lời nói gây tổn thương đó có thể được xóa bỏ.
Mối quan hệ càng thân thiết, chúng ta càng phải chú ý đến lời ăn tiếng nói, bởi vì thân thiết mà ảnh hưởng của chúng ta đối với nhau càng sâu đậm.
Có những lúc, mang đến tổn thương cho chúng ta không phải là những lời nói mà chính là con người.
Cùng một lời nói như vậy, nếu nó được nói bởi một người không quan tâm, chúng ta có thể cười trừ, nhưng nếu nó được nói bởi một người quan tâm, nó đủ để chúng ta nghiền ngẫm nó trong một thời gian dài.
Chúng ta nói tốt không phải để đạt được điều gì đó, mà là để không đánh mất những người quan tâm.
Hãy học cách nói lời yêu thương với những người yêu thương mình nhé.
Nguồn: 蕊希 Wechat
Lược dịch: By me ^^
Ảnh: Pinterest
Chuyện trò - Tâm sự
/chuyen-tro-tam-su
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất