Một số cách tư duy rất có thể bạn chưa biết . p1: Burst theory
Chia sẻ để cùng nhau mở rộng cách tư duy
Xin chào các bạn , lại là mình Wanderer Guy đây, sau 1 mùa Đồ án tốt nghiệp ở Bách Khoa với nhiều cảm xúc , mình lại lên đây chém gió với mấy feng. Hôm nay mình sẽ cùng các bạn đi vào các thuật tư duy từ cơ bản đến hơn cơ bản nha hi-hi, đây là những thuật tư duy mình đúc kết được.
P/s flex chút nha cho bài viết thêm uy tín , mình làm về AI :)) flex thế thôi :))
Bài viết tiếng anh nhiều vì tiếng anh phong phú cho việc diễn đạt và độ sâu từ , nhưng mình sẽ để định nghĩa ở đầu mỗi chương
Chương 1: Burst
Cách học tập : burst theory (burst , mental dissipation , burst / deep work flow and break )
burst : phong cách học bứt tốc
mental dissipation and distraction limitation : sự phân tán của năng lượng não và hạn chế tiêu khiển/ sao nhãng
burst / deep work flow and break : làm việc sâu và nghỉ giữa các phiên làm việc
1. Burst - 1 cách học của mình
Đây là phương pháp đầu tiên mà mình một ngày đẹp trời tự tạo ra
Ai cũng có phong cách học riêng , mà nó có thể giúp họ đi đến thành công ở làm việc.
Mình cũng vậy , với mình , mình nhận ra các cách học pomodoro không còn phù hợp với mình như cấp 3 (học pomodoro là kiểu học tầm từng này phút rồi nghỉ rồi lại vòng lặp vậy).
Sau khi quan sát lại bản thân mình nhận ra , bản thân có thế mạnh ở học bứt tốc , tức là học trong 1 thời gian ngắn rất ngon lành (gọi là 1 burst, tầm 20 phút hay cho đến khi mình thấy mình burst mình cạn năng lượng, giống như game đua xe cho bạn dùng nitro để tăng tốc vậy , hết bình là chạy như rùa, mà bạn thường chờ khi nào bình nitro thật sự đầy là phi max tốc độ)
Nhận thấy điểm mạnh bản thân là burst như vậy , mình ko còn ép bản thân học theo từng pomodoro nữa , mà học theo thế mạnh mình , đủ bình burst học 1 phát , sắp hết bình , ngừng học , đợi khi nào burst lại đầy bình , lại burst tiếp , ko còn gò bó theo từng pomodoro thời gian , học theo cảm nhận của cơ thể , lợi dụng thế mạnh burst của bản thân. Burst đầy hay không là cảm nhận của bản thân.
Nên là hãy lắng nghe cơ thể và cách học của bạn để tự phân tích và tạo ra cách học phù hợp với thế mạnh bản thân

bình nitro - burst của anh bạn full rồi kia , xả đi thôi
2. mental dissipation and distraction limitation
cũng là 1 ngày đẹp trời , mình nhận ra , trí não 1 ngày là có hạn , ví dụ nếu ngày đó mình chơi vài ván cờ căng não , nốt ngày hôm đó sẽ chả muốn học hay làm gì nữa , năng lượng não đã mất hết , phân tán đi (dissipation)
Lướt face book hay lướt spider rum, hay đọc bài của Tor-na-d (Spider rum toàn tự xóa chữ và đoạn văn chứa chữ ko có nghĩa , cay thật, nên ko viết liền được) thật sự lấy đi 1 phần năng lượng não của bạn , nên nếu làm những việc này trong phiên làm việc thì bạn đã vô tình làm mất đi năng lượng não rồi thay vì làm việc hay sáng tạo. Nên quản lí năng lượng não quan trọng , không làm việc gì cũng quan trọng như cần làm việc gì.
Ví dụ : mình sẽ tắt các tab Mess, có notification trong lúc làm việc , vậy là sự tập trung không bị gián đoạn và dành năng lượng não cho việc cần hơn.
Chấp nhận hi sinh những dòng thông báo bất tận , đếm số like , bạn làm chủ công nghệ , không để công nghệ làm chủ lại mình , gạt bỏ FOMO (tâm lí sợ bỏ lỡ) , tạm thời tắt những thứ gây sao nhãng đi, dòng chảy tư duy không còn bị phân nhánh mà tập trung nguồn lực cho việc cần hơn lúc đó
Việc này giúp mình không còn bị phân tán sự tập trung và năng lượng não , không còn ngáp ngủ nữa .
3. burst / deep work flow and break
flow là trạng thái dòng chảy , deep work flow là trạng thái làm việc sâu như kiểu dòng chảy vậy. Nó là phiên bản nâng cấp nhất về học mà mình biết , khi mà bạn làm việc , chỉ có bạn và công việc lúc đó trong thời gian lâu (deep) tầm hơn 40 phút , kiểu vào guồng làm việc hay dam mê vậy , việc này rất tốt vì nó chứa tư duy sâu và tạo ra giá trị rất chất lượng không thay thế được (điều này được nhấn mạnh trong quyển Deep work của Cal Newport). Theo mình để dễ vào được trạng thái deep work hơn , cần loại bỏ những điều sao nhãng và nghỉ không màn hình như dưới đây để tăng khả năng vào guồng.
break : quãng nghỉ
Theo bản thân mình có 2 kiểu nghỉ (break) : nghỉ có màn hình và nghỉ không màn hình . Mình là mix giữa 2 loại nhưng mình vẫn khuyến khích các bạn hãy thử nghỉ không màn hình , thứ nhất để bình burst đầy nhanh hơn do không tốn não vào MXH , và tâm cũng thanh tịnh hơn . Nếu nghỉ có màn hình thì ta lại cho não chạy , tận hưởng niềm vui thoáng chốc (instant gratification) , cũng giúp giảm căng thẳng , tạm quên đi công việc, lại đắm chìm vào các tin tức giật gân , drama không hồi kết , lấp đầy não bằng những thông tin đó và làm cạn kiệt dần sự tập trung và năng lượng não.
Theo bạn , nghỉ kiểu nào sẽ hợp bạn hơn , đây chỉ là mình chia sẻ góc nhìn về cách nghỉ , hãy thử nghỉ không màn hình và ngắm nhìn cảnh vật , con người xung quanh, tránh xa màn hình chút.
Tổng kết chương 1 :
mình đã cùng các bạn đi qua các cách tư duy cơ bản khi học của mình , đây chỉ là những gì hợp với mình , các bạn có thể thử , và tự tìm ra các phù hợp với phong cách học các bạn. Thử và sai , vui khi sai. Giờ thì màn chào hỏi đến đây là đủ rồi nhỉ , hi vọng các bạn sẵn sàng cho thuật tư duy level cao hơn ở bài viết sau.

Quan điểm - Tranh luận
/quan-diem-tranh-luan
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất

Annhienvulan
sao ko làm P2 nữa vậy hay mà bạn :<
- Báo cáo

Annhienvulan
@Annhienvulan mình cũng theo phương pháp học bức tốc, phương pháp học bức tốc là một chiến lược mà bạn tập trung cao độ vào giai đoạn đầu của quá trình học tập hoặc làm việc, giống như một vận động viên chuẩn bị cho một cuộc đua nước rút. Khi áp dụng phương pháp này, bạn có thể đạt được một lượng công việc lớn trong thời gian ngắn nhờ vào sự tập trung cao độ và khả năng bùng nổ năng lượng.Tuy nhiên, hạn chế của phương pháp này là không thể bàn cãi. Việc ép bản thân vào tình huống khẩn cấp để thúc đẩy não bộ và cơ thể hoạt động ở công suất tối đa tiêu tốn rất nhiều năng lượng. Đó là lý do tại sao bạn có thể cảm thấy kiệt sức sau khi hoàn thành công việc, giống như trạng thái cơ thể và tinh thần khi bị dí deadline. Phương pháp này giống như việc bạn đang buộc não bộ vào tình huống nguy hiểm, nơi mà cả não và cơ thể đều phải chạy hết tốc lực để hoàn thành nhiệm vụ. Mặc dù nó có thể hiệu quả trong ngắn hạn, nhưng về lâu dài, việc liên tục đặt bản thân vào trạng thái căng thẳng cao độ có thể dẫn đến stress và mệt mỏi. Vì vậy nên dù mình hợp với phương pháp này nhưng mình đang điều chỉnh lại.
Theo mình phương pháp học bức tốc của bạn không phải là dành toàn bộ thời gian và sức lực cho việc học từ đầu đến cuối. Thay vào đó, bạn duy trì một nhịp độ học tập ổn định, thực hiện một ít công việc mỗi ngày để giữ cho mình luôn tiếp cận với kiến thức và nhiệm vụ. Tuy nhiên, bạn vẫn chừa lại phần năng lượng và khả năng sáng tạo cao nhất cho những thời điểm gần deadline, khi não bộ thường hoạt động ở trạng thái sáng tạo và hiệu quả nhất. Chính vào lúc đó, phương pháp bức tốc trở nên hiệu quả nhất, khi các ý tưởng và giải pháp đột phá thường xuất hiện.
- Báo cáo

WandererGuy
cảm ơn bạn nhiều nha, đã ghé thăm bài viết này của mình ^^. Well , học pomodoro sẽ đều hơn học bứt tốc . Thật ra bây giờ đúng là cách học bứt tốc này mình ko còn dùng nữa. Giờ chỉ làm việc pomodoro với app forest trên điện thoại. nghỉ 5 phút , làm việc thật sự trong 20 phút . Bạn nói đúng, có vẻ cách học bứt tốc này ko còn được hiệu quả như mình nghĩ vì như bạn chỉ ra đúng: bị kiệt sức. Mình còn nhiều phương pháp hay khác , ko hẳn cho học mà phần lớn cho làm việc ở văn phòng. Ví dụ như boredom embrace, pen and paper only theory/ session , pomodoro. Đa phần mình tự nghĩ ra, trừ pomodoro kkk. Thanks bạn lần nữa :3
- Báo cáo