Tại sao chúng ta phải học Toán?  
Ai đó sẽ chắc chắn sẽ nghĩ " Đứa hâm hâm nào đây, tự nhiên đi hỏi cái câu nghe ngây thơ vi chưởng, mà thôi hôm nay rảnh đọc tiếp cũng được 😜 ". Câu trả lời thì tùy trình độ hiểu biết về toán học với khả năng văn hoa thêm tí quan điểm nữa mà ta cho ra lò những câu trả lời khác nhau.  Có thể dựa trên cơ bản  để trả lời rằng việc học toán giúp chúng ta có nền tảng cơ bản để mà trèo lên mấy môn khác. Ơ thế cơ bản này là cái gì ? ( lại hỏi ngu :v * ngón trỏ từ từ đặt lên ), cơ bản ở đây ta có thể coi là cách tính toán với con số và quan trọng có lẽ là hơn cả chính là cách tư duy.

Toán nhìn chung là vô cùng quan trọng ở trong bất cứ nền giáo dục nào hiện nay, dù bạn có đi đâu thì ở mọi nơi trên thế giới người ta đều coi trọng toán và coi nó là một điều cơ bản phải học, đồng thời coi đó như một tiêu chí rất quan trọng trong đánh giá khả năng của học sinh và của cả sự hiệu quả trong giáo dục. Nếu toán có một tầm quan trọng lớn đến như vậy, tại sao tư duy thứ được coi là cốt lõi, thứ mà phần lớn được cho là sẽ còn lại sau khi những sin, cos, tan  bay biến khỏi não ta lại chưa bao giờ được dạy ở dạy từ cấp 2 trở xuống, cái được coi là bậc giáo dục cơ bản thậm chí là cấp 3. Tại sao không dạy những đứa trẻ cách tư duy trước khi học toán hay bất kì một môn học hay bất kì điều gì liên quan đến việc vận dụng sự logic. Bạn sẽ được học công thức trước khi giải một bài toán, thầy cô có thể dạy bạn bằng cách giải một bài toán và chỉ ra công thức để giải nó hoặc học công thức trước. Vậy tại sao không ai dạy cách tư duy trước, sao không cho những đứa trẻ công cụ để chúng tự mình mày mò khám phá. Chỉ mặt, đặt tên cho nó ghi nó lại và học thuộc nó, chứ không phải để đó và để khoảng vài năm sau khi rời trường mới nghiền ngẫm ra "À toán dạy tôi thế đấy "( dám cá là hơn 60% không ngẫm ra nó, à mà cách nhìn của tôi khá là tích cực đấy và tôi là một trong mấy đứa ấy 😁 ).

         Tư duy mới chỉ là một trong những điều tôi coi là cốt lõi mà chúng ta nên học đầu tiên và cần được học trước tiên. Một trong số ấy là về chính mình về con người . Tôi tin đó văn học là thứ được trao cho trách nhiệm ấy vì thế nó mới luôn được đặt bên cạnh toán. Nhưng với tôi nó chưa đủ nếu không muốn nói là quá ít. Tạm dừng việc phân tính văn học vì như toán học nó cũng quá rộng lớn và bao la , với tôi dạy tôi cách tư duy nhưng ở đây là tình cảm là con người, là suy nghĩ để hiểu Tại sao tôi có những cảm xúc như thế? Sao tôi cảm thấy vậy? Cảm xúc là gì? Nếu toán dạy tôi một là gì, cộng là gì thì văn dạy tôi ghét là gì, yêu là gì. Nhưng lại một lần nữa chẳng có gì là rõ ràng cả, thay vì lấy việc hiểu tâm lý con người làm trọng tâm, ta lại một lần nữa tự mình lần mò trong những con chữ hay những bài thơ, bài văn để thân ai đứa đấy lo :). Cảm xúc, tâm lý có thể không logic được như toán bởi vì đơn giản là nó khó hơn toán. Bản thân tôi thấy để giải một bài toán bạn cần các dữ kiện để giải được nó, nhưng để thực sự hiểu đơn giản nhất là bạn cũng là cả một biển dự liệu từ khi bạn sinh ra, từ cái bạn đọc, người bạn đọc,.... Nhưng nó vẫn có những điều là cốt lõi, là bất di bất dịch. Vậy tại sao ta không dạy và học chúng ?

        Là một người trẻ, khi bước ra cuộc đời mình thấy mọi thứ thật khó khăn, đặc biệt là hoà nhập với xã hội loài người. Nó có quá nhiều màu sắc, chỗ thì quá rực rỡ nơi lại quá âm u nhưng rồi tôi cũng lờ mờ nhận ra, dù có bao nhiều màu sắc thì nó vẫn chỉ là thứ được tạo nên bởi những màu sắc cơ bản. Người lớn luôn dạy tôi rằng phải sống, phải trưởng thành thì mới hiểu, nhưng sao không dạy tôi cách nhận ra những màu sắc cơ bản, cách pha màu, cách dùng màu, hay ý nghĩa của chúng trước tiên. Liệu những mày mò, thử nghiệm có lẽ nó sẽ giúp tôi ghi nhớ, thấu hiểu nhưng liệu tất cả những đau khổ, khó khăn mà tôi phải trải qua để hiểu những điều ấy có đáng không? Liệu có đáng để ngốn thời gian vào việc mày mò làm một bài toán trong khi không biết công thức của nó?  

      Bài hát ở trên là của game, nhưng tui thì chẳng biết chơi game đó và cũng chẳng biết lịch sử của mấy ông tuyển thủ đó đâu. Chỉ là lời bài đó hay thật, ý nghĩa chắc không có gì mới " Chiến thắng chính mình". Tôi biết mọi người hay bảo cái đó phải tự học, phải va chạm, phải lên xuống thì mới học được. Nhưng giả dụ không học kiểu đó thì không được sao? Mấy ông vua đọc mấy cuốn như  " the Art of War" hay "The Prince" ( tôi biết đa phần mọi người đều biết nhưng cứ chú thích là mấy cuốn đó về chiến thuật quân sự và trị nước) trước khi choảng nhau thì nên làm, còn chúng ta giàu thời gian quá đi nên cứ thất bại trước đi rồi từ đó hiểu bản thân sau ?

       

       Tui viết bài này một phần vì vụ cải cách giáo trình mà dù tôi chưa biết mặt mũi nó thế nào, nhưng tui mong nó sẽ xây trên nền tảng từ tư duy,  chứ không phải thay đổi cách học với tiết giảm nội dung học với tôi là chưa đủ đặc biệt là trong thời đại số như hiện nay ( thực ra cách học cũng nên dạy riêng hoặc kết hợp cùng các môn khác với giáo trình, khoa học hẳn hoi). Nữa là tui mệt với mấy câu kiểu " Em phải trưởng thành thì mới hiểu" hay "Em phải va vấp rồi mới hiểu", " Tự mình trưởng thành đi " bla bla bla. Uk thì tự lập là cần thiết, tự mình tìm tòi thì càng quý, nhưng phải có cái rễ với cái lá thì mới mọc nổi chứ. Phải dạy phải học cái cốt lõi đã rồi mới leo nổi chứ.