Để kể một nghề có sức sống dai dẳng trong đại dịch, thật thiếu sót khi không nhắc đến truyền thông tin tức. 2021 là một năm bùng nổ với truyền thông, thậm chí Táo Quân 2021 còn ưu ái xuất hiện nhân vật mới - Táo Mạng cũng là một minh chứng khẳng định "chỗ đứng" của nó. Giá trị lớn lao của truyền thông nằm ở chỗ, nó vừa là công cụ thương mại, vừa là hoạt động văn hóa tư tưởng.
"Great power comes great responsibility" - Sức mạnh lớn mang theo sứ mệnh lớn
nói bởi uncle Ben
Là một lời thoại thâm sâu xuất hiện trong một bộ phim điện ảnh nọ, nhưng có thể áp dụng cho mọi loại hình nghệ thuật khác. Trích dẫn này đi đến một khẳng định đó là trách nghiệm luôn phải đi kèm với quyền lực được ban. Con chữ - vũ khí tối thượng của người theo đuổi nghề truyền thông, bởi chỉ một lời, một câu trong một thời điểm đặc biệt có thể dẫn dắt và thay đổi nhận thức của hàng ngàn cá nhân khác. Khoan nói về những thứ đao to búa lớn như tin giả, truyền thông bẩn, tuyên truyền phản động,... cũng không thiếu những "cây đại thụ" trong nghề từng đề cập và lên tiếng vì chúng. Một phần vì thời gian chiêm nghiệm cuộc sống này chưa đáng bao nhiêu, nên những điều mình nhận thấy xung quanh chỉ là những bất cập rất nhỏ. Nhưng sự phản ánh qua một đôi mắt trẻ cũng là một vấn đề, vậy nên, bài viết này từ ấy mà ra đời.
Nguồn ảnh: Pinterest
Nguồn ảnh: Pinterest
- BÍ KÍP ĐỂ "PHẢN DAME" NHỮNG CÂU HỎI VÔ DUYÊN NGÀY TẾT -
Trên các mặt trận facebook, tiktok, youtube, có lẽ đây không phải một title quá xa lạ những năm gần đây. Vào thời điểm đầu tiên content xuất hiện, nó đã "gãi đúng chỗ ngứa" của những bạn trẻ trong dịp Tết và kéo theo lượt tương tác khủng cùng cảm xúc phấn khích, thích thú. Có lẽ, content này nên dừng ở đó và thành công bởi những con số. Tuy nhiên, "đến hẹn lại lên", bí kíp lại thêm dày qua mỗi năm và cũng không thiếu những người tấm tắc gật gù "content thật xéo sắc chị ơi".
Việc này xuất phát từ bản chất con người, đặc biệt là người lớn thì luôn thích hỏi về những con số. "Lương bao nhiêu con?", "Tăng mấy cân rồi?", "Từng này tuổi rồi chưa chịu lấy chồng hả?",... Thật ra, những câu hỏi này, đơn giản, chỉ xuất phát từ sự quan tâm của họ hàng với con cháu nhà mình mà thôi. Người lớn không phải ai cũng giỏi thể hiện cảm xúc của mình, và cách để họ biết bạn có ổn hay không, ngoài những câu hỏi lặp đi lặp lại mỗi dịp Tết, có lẽ cũng không có "phương pháp tinh tế" nào hơn. Việc "phản dame" một câu hỏi, mình nghĩ chỉ nên dành cho xã hội bên ngoài, nơi không phải ai cũng tốt với ta. Còn với họ hàng, nếu thật sự không thoải mái, chúng ta còn nhiều cách khéo léo hơn thay vì phải bật lại họ và cục cằn ngay đầu năm mới. Vì suy cho cùng, đều là người một nhà, phải không?
Dù sao thì, câu hỏi "vô duyên" chưa phải là vấn đề chính. Mình nhận thấy một điểm chung ở những content này chính là đều ở dạng "bình cũ rượu mới" - một chủ đề lớn và được xào nấu lại mỗi năm. Bản thân việc bình cũ rượu mới không phải xấu, xấu ở chỗ, chủ đề này không đáng để nhắc lại quá nhiều như vậy. Bởi việc lặp lại một content khiến người tiếp nhận thông tin dần mặc định và in sâu trong tâm trí rằng: "Bà này hỏi vô duyên vl" dù rằng nếu nghĩ kĩ lại, mọi người sẽ thấy nó rất đỗi bình thường. Thật ra, người trẻ cũng rất thường xuyên hỏi về những con số, "Em đã có bao nhiêu năm kinh nghiệm với vị trí nhân sự rồi?", "Anh đã trải qua bao nhiêu mối tình vậy?", "Anh ấy lương có cao không? Anh chắc phải cao m7 nhỉ?... ". Vậy nên, 2022 rồi, cùng sáng tạo những nội dung mới mẻ hơn nhé!
Khái niệm “Cái chết của tác giả” (“The death of the author”) viết bởi Roland Barthes là khái niệm thường xuất hiện trong văn chương nhưng có thể áp dụng trong các loại hình nghệ thuật khác. Khái niệm này đi đến một khẳng định đó là thời điểm một tác phẩm đến với tay công chúng, hoạt động diễn giải và cảm thụ tác phẩm hoàn toàn thuộc về phía công chúng.
Nguồn ảnh: pinterest
Nguồn ảnh: pinterest
Dưới góc nhìn của mình, chúng ta không cần trở nên xấu tính hơn để đáp trả những câu hỏi xấu tính khác. Hơn nữa, để "go viral" trên mạng xã hội, cũng không thiếu những insight đặc biệt đang chờ những người làm sáng tạo khai thác nó. Mình không bài trừ sức hút của những content này, cũng không muốn phủ định công sức của những bạn đã tạo ra nó. Mình chỉ mong muốn có thể tạo ra một thay đổi nhỏ, nhưng tích cực hơn, tới những bạn làm nghề và cả tới cộng đồng. Bởi, những con chữ có sức công phá rất lớn, hãy có trách nghiệm hơn với việc viết và đưa một thông tin lên mạng xã hội. Người đọc họ có thực sự cần những thông tin đó hay những thông tin đó có cần thiết phải khai thác lại nhiều đến vậy hay không? Từ những điều nhỏ nhặt như vậy, sẽ làm nên mình một phiên bản trưởng thành và cao cả hơn.