Đây là một bài viết dựa trên những nghiên cứu của giáo sư tâm lý học Adam Grant của đại học Pennsylvania(Mỹ) với rất nhiều người thành công trên nhiều lĩnh vực khác nhau. Và bản thân mình cảm thấy mình học được rất nhiều điều thông qua bài viết này.
1. Đặt câu hỏi và giải quyết những vấn đề mà mình gặp phải.
Adam Grant: "Nếu bạn muốn làm đúng, trước tiên phải nếm trải cảm giác sai lầm."
Khi chúng ta không trốn tránh những vấn đề của bản thân mà chưa được giải quyết hay những câu hỏi khó thay vì nuông chiều bản thân bằng cách phất lờ chúng thì chúng ta sẽ phát triển rất nhanh. Lấy bản thân mình làm ví dụ. Khi mình gặp một vấn đề nào đó thì mình sẽ vẽ sơ đồ tư duy các nguyên nhân của vấn đề đó và từ những nguyên nhân đó thì mình sẽ vẽ lại một mindmap khác để tìm cách giải quyết vấn đề.
2. Đặt không gian cho những sai lầm.
Để khuyến khích cho việc thử sai thì giáo sư Adam Grant khuyên mọi người nên đặt mục tiêu về số lần thử nghiệm trong tuần. Khi mình dự kiến thử nghiệm sẽ bị sai thì mình sẽ không bị cảm xúc tiêu cực làm tổn hại và từ đó liên tục thử nghiệm cái khác dẫn đến việc bản thân mình sẽ tiến bộ hơn.
3. Hỏi lời khuyên chứ không hỏi phản hồi.
Hỏi lời khuyên là hỏi người khác chúng ta nên làm gì còn hỏi phản hồi là hỏi về nhận xét của họ theo hướng tích cực hay tiêu cực như chê hoặc khen. Vì vậy hỏi lời khuyên mang tính chất tương lai - nó dẫn dắt mọi người đến giúp đỡ bạn. Còn hỏi phản hồi thường thường chỉ hỏi về cảm xúc của người đó như thế nào về việc mình đã làm chứ không làm thay đổi vấn đề.
Chúng ta có thể khiến những người chỉ trích và những người cổ vũ hành động giống huấn luyện viên hơn bằng cách đặt một câu hỏi đơn giản: "Lần sau tôi có thể làm tốt hơn điều gì?"
4. Nghe những người đáng nghe.
Đây là một điều cực kỳ quan trọng. Chúng ta phải biết nên nghe người nào để đưa ra một quyết định nào đó hoặc chỉ đơn giản muốn tiếp thu một thông tin bất kỳ. Bởi vì nó sẽ ảnh hưởng đến tư duy cũng như suy nghĩ của chúng ta sau này.
5. Phấn đấu để trở nên xuất sắc.
Vào cuối ngày, hãy tự hỏi bản thân: Tôi đã làm cho mình tốt hơn chưa? Tôi có làm cho người khác tốt hơn không?
6. Biến công việc hàng ngày thành niềm vui.
Để duy trì niềm đam mê hài hòa, hãy thiết kế việc luyện tập xoay quanh việc chơi có chủ ý. Đặt ra các thử thách xây dựng kỹ năng thú vị, ví dụ nếu là một nhân viên văn phòng, hãy thử đặt mục tiêu đánh máy nhanh hơn.
7. Khi gặp khó khăn, lùi lại để tiến về phía trước.
Khi chúng ta đi vào ngõ cụt của vấn đề thì ta cần chấp nhận rằng ta đã thất bại và xem xét lại mọi vấn đề cũng như mọi giải pháp từ đầu để có thể tiếp tục tiến bộ.
8. Dạy những gì người khác muốn học
Cách tốt nhất để học điều gì đó là dạy nó. Ta hiểu nó rõ hơn sau khi giải thích và chúng ta nhớ nó tốt hơn sau khi bạn dành thời gian để nhớ lại nó.
9. Tham gia vào chuyến du hành thời gian bằng tinh thần.
Khi chúng ta đang cố gắng đánh giá cao sự tiến bộ của mình, hãy cân nhắc xem con người trong quá khứ của mình sẽ nhìn nhận những thành tựu hiện tại của mình như thế nào.
Bài tập tưởng tượng: Nếu cách đây 5 năm mình biết được những gì bản thân đã đạt được bây giờ, mình sẽ tự hào đến mức nào?