Những dấu chấm phẩy: một câu chuyện tình
Khi còn là một đứa tuổi teen, vừa chớm đam mê nghiệp viết, tôi vô tình đọc được những lời này từ Kurt Vonnegut: Đừng dùng những dấu...
Khi còn là một đứa tuổi teen, vừa chớm đam mê nghiệp viết, tôi vô tình đọc được những lời này từ Kurt Vonnegut:
Đừng dùng những dấu chấm phẩy. Chúng là một chủng loài lưỡng tính biến thái chẳng có giá trị gì ngoài việc chứng minh mày từng vào đại học.
Những lời ấy với tôi như một viên đá lạnh lọt vào trong lưng áo của mình.
Tôi khi ấy đã viết một số truyện ngắn - những truyện được rắc dấu chấm phẩy khắp nơi như món ăn được rắc gia vị của một thằng đầu bếp tay mơ. Và sau khi đọc Vonnegut, tôi thầm ước có thể xóa quách cái dấu chấm phẩy trên bàn phím và không mảy may nghĩ đến nó một giây nào nữa, trừ khi là để tằng hắng một cách cay độc khi chứng kiến một tay ký giả nửa mùa nào đó khác mắc phải phải lỗi lầm tương tự.
Tôi đã hầu như lờ đi sự mù quáng và gàn dở trong câu nói của Vonnegut và chỉ thấy ở nó một sự quyết đoán đáng ngưỡng mộ.
Vì sao Vonnegut lại có ý nghĩa với tôi đến như vậy? Chính xác thì vào những năm tháng ấy, Vonnegut còn hơn cả một thần tượng văn chương trong lòng tôi. Tôi đã viết nhiều lá thư vụng về cho ông ấy mà chỉ mong ông đừng bao giờ nhìn thấy. Tôi đọc toàn bộ những cuốn ông viết và tìm mua cả những bản tiếng nước ngoài của cuốn Slaughterhouse Five (dù biết chắc mình không đánh vần nổi một chữ trong số đó). Tôi thậm chí còn viết về chính mình bằng cái giọng văn của ông ấy.
Vì sao Vonnegut lại có ý nghĩa với tôi đến như vậy? Chính xác thì vào những năm tháng ấy, Vonnegut còn hơn cả một thần tượng văn chương trong lòng tôi. Tôi đã viết nhiều lá thư vụng về cho ông ấy mà chỉ mong ông đừng bao giờ nhìn thấy. Tôi đọc toàn bộ những cuốn ông viết và tìm mua cả những bản tiếng nước ngoài của cuốn Slaughterhouse Five (dù biết chắc mình không đánh vần nổi một chữ trong số đó). Tôi thậm chí còn viết về chính mình bằng cái giọng văn của ông ấy.
Sự chối bỏ của Vonnegut đối với dấu chấm phẩy theo tôi không đơn thuần là một cách tạo dấu ấn về văn phong, mà là một biểu hiện của đức hạnh; nó giống như cách ông từ chối nói về trải nghiệm chiến tranh của mình bằng những từ ngữ có tính tôn vinh vậy.
Nhưng sự khinh bỉ của tôi dành cho dấu chấm phẩy kéo dài mãi về sau, cả khi tôi không còn thấy say mê Vonnegut như trước nữa. Tránh dùng dấu chấm phẩy, tôi đặt niềm tin trọn vẹn vào dấu phẩy và dấu chấm, những dấu câu không kiểu cách, không giả tạo để phân tách suy nghĩ của mình. Tôi tưởng tượng, nếu mấy chục năm sau có một thằng nhóc nào đó với ánh mắt sáng rỡ tìm mình để xin một lời khuyên về nghiệp viết thì mình sẽ bê nguyên xi lời của Vonnegut mà trao cho nó.
Chính vì thế, tôi vô cùng ngạc nhiên khi thấy chính mình trong những năm gần đây bỗng chuyển sang yêu quý dấu chấm phẩy. Có thể là vì tôi đã vào đại học, như Vonnegut nói. Nhưng cũng có thể vì sự xuất hiện của một nhân vật khác.
Đó là William James. Tầm một, hai năm trước tôi có mượn vài cuốn sách do ông viết từ thư viện. Phải mất một thời gian để tôi nhận ra một trong những thứ khiến tôi yêu quý William James - một trong những thứ làm tôi cảm thấy hài lòng như đang lắng nghe một người bạn vong niên uyên bác, thú vị mà vẫn rất rộng lượng trò chuyện - đó là cách ông dùng dấu chấm phẩy trong văn của mình.
Những đoạn văn của James rất trong sáng và không kiểu cách được phân tách và kết cấu rất tinh tế bằng dấu câu, trong đó không thể không kể đến dấu chấm phẩy. Chính đây là công cụ giúp cái mà ông gọi là stream of thought không trở thành những dòng chảy loạn cuồng khiến người đọc ngộp thở.
Những đoạn văn của James rất trong sáng và không kiểu cách được phân tách và kết cấu rất tinh tế bằng dấu câu, trong đó không thể không kể đến dấu chấm phẩy. Chính đây là công cụ giúp cái mà ông gọi là stream of thought không trở thành những dòng chảy loạn cuồng khiến người đọc ngộp thở.
Rồi từ đó tôi bắt đầu dùng dấu chấm phẩy khi viết. Nhờ có nó mà tôi thấy mình luôn thông suốt, rõ ràng, ngay cả khi phải bắt chụp những suy tư khó nhằn, phức tạp nhất đặt vào trang giấy. Và khi tôi phải bỏ đi cái công cụ đã quen dùng này, mọi thứ bỗng trở nên hỗn loạn, mông lung.
Tôi dần thấy sự hữu dụng và cần thiết của những dấu chấm phẩy. Cái chức năng phân tách một câu dài và phức tạp thành các mệnh đề độc lập mà vẫn đảm bảo tính thống nhất trong cùng một ý, cái sự ngắt quãng dài hơn dấu phẩy nhưng lại ngắn hơn dấu chấm ấy là một thứ công cụ tuyệt vời nhìn từ góc độ tri nhận. Dấu chấm phẩy trợ giúp đắc lực vào trong việc bắt chụp những suy tư của chúng ta - nếu phải mô tả thì đó là một thứ vật chất vừa ở dạng rắn, vừa ở dạng lỏng; vừa ở dạng sóng, vừa ở dạng hạt.
Và theo đó, dấu chấm phẩy không hề kiểu cách hay giả tạo, mà nó tồn tại vì người ta cần đến nó. Dùng một dấu chấm phẩy đúng cách là một hành vi của đức tin. Nó là cách để truyền đạt ý tứ cho người đọc một cách lịch sự, với sự tập trung cao độ và ý thức trách nhiệm to lớn.
Và theo đó, dấu chấm phẩy không hề kiểu cách hay giả tạo, mà nó tồn tại vì người ta cần đến nó. Dùng một dấu chấm phẩy đúng cách là một hành vi của đức tin. Nó là cách để truyền đạt ý tứ cho người đọc một cách lịch sự, với sự tập trung cao độ và ý thức trách nhiệm to lớn.
Đúng như Kurt Vonnegut nói: sự giản tiện trong ngữ pháp, cũng như trong nhiều thứ khác, là đức hạnh. Nhưng tôi không tin dấu chấm phẩy không đại diện cho thứ gì; nó đại diện chí ít với tôi cho sự hài lòng khi khám phá ra rằng, mọi lời khuyên về việc viết, dù cho có thẳng thắn hay đáng yêu cách mấy, cũng cần được thâu nạp với một thái độ cẩn trọng.
Bài viết của Ben Dolnick trên tờ New York Times.
Vâng, tôi biết tôi dịch sai.
Truyền cảm hứng
/truyen-cam-hung
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất