Những con đĩ thèm khát sự quan tâm
Bài viết này nằm trong chuỗi bài viết 30 ngày thành thực với bản thân - #30daysofhonesty - challenge mà mình tự setup và tự thực...
Bài viết này nằm trong chuỗi bài viết 30 ngày thành thực với bản thân - #30daysofhonesty - challenge mà mình tự setup và tự thực hiện. Nếu bạn rảnh quá có thể đọc tại feibuk mình: Hoàng Namm, hoặc qua hashtag dưới đây: #30daysofhonesty
Mình sẽ thôi không đếm ngày nữa vì mình lười vcl các bạn ạ nên ko thể đăng 1 phát 30 bài ngày 1 bài đều như vắt tranh được. Mình sẽ chỉ hứa với lòng đủ 30 bài thôi. Hôm nay mình sẽ ngồi ngẫm về một cái chủ đề mà ai đó sẽ nhột, thậm chí là cả mình.
Mình hay ốm?
Sự thật là mình rất ít khi ốm nặng, tính ra số lần mình sập thẳng cẳng chắc chỉ đếm trên đầu ngón tay, hoặc đôi khi mình buộc phải xin nghỉ làm do tình trạng thiếu ngủ hoặc giấc ngủ có vấn đề gây đau đầu và khó chịu.
Mình ốm nặng đến mức phải delay một cái gì đó?
Thật ra một thời gian dài, mình nhận ra mình có những ước muốn xấu xí hơn, như việc mình muốn ốm một trận thật nặng, có thể là vào viện nằm, hoặc gặp 1 vấn đề gì đấy trầm trọng về sức khỏe tinh thần – thứ mà hiện tại mình thực sự không chắc mình đang khỏe.
Đ*o ai lại đi mong mình bị ốm nặng?
Có vài lý do để mình muốn bản thân ốm thật nặng.
1. Mình muốn trốn tránh một sự vật sự việc nào đó, hoặc nhiều sự vật sự việc nào đó.
Tâm lý này thường rất xảy ra khi mình chạy deadline và bắt đầu thấy chán nản. Mình nhớ hồi làm ở công ty cũ, đã có những lần mình phải chạy đôi ba cái deadline một task nào đó nằm ngoài khả năng của mình, mình đã ước mình bị ốm. Bị ốm lúc này giống như 1 cái excuse hoàn hảo đòi hỏi sự thương hại và tha thứ từ người giao việc, nhất là khi đó là một task nằm hoàn toàn ngoài khả năng của bạn. Hay như việc có lần 1 bạn người Nhật rủ mình đi chơi, và mình sẽ phải qua đón hắn vì không biết đi xe. Bữa đó là ngày đầu sau bữa nhậu xỉn hội trường, và mình thật sự oẳng với sự hangover kèm thêm đổi thời tiết, tuy nhiên mình biết mình vẫn đủ sức để đi chơi, cuối cùng mình vẫn chọn ở nhà và nhắn tin xin lỗi rằng “Tao oẳng quá, không thể đi với mày được”.
Những lúc đi chơi, việc ốm nặng để trốn tránh là một cách xử lý khá hiệu quả nhưng chỉ nên 1 lần mà thôi. Còn lúc đi làm hay đi học, việc trốn tránh bằng ốm đau chả có tác dụng gì ngoài việc kéo dài thời gian. Ngày bé bạn ngủ quên, bố mẹ sẽ bế bạn lên giường nằm và đắp chăn ấm áp như thể thế giới này thật bình yên, chỉ một giấc ngủ mọi vấn đề sẽ tan biến. Nhưng khi lớn lên, bạn tỉnh dậy sau một trận ốm dài, công việc vẫn còn đó, bạn vẫn phải thở, và vẫn phải làm. Không có ai cứu được bạn khỏi mớ bùn bạn tự tay tạo ra cả. Nói chung là mình từng muốn bị ốm để trốn tránh vì mình sợ hãi sự mất mặt, sợ việc sẽ lộ ra sự kém cỏi của bản thân, sợ phải chấp nhận rằng mình đã không thể handle một task nào đó dù vốn đã rất tự tin vào khả năng xử lý mọi thứ của bản thân.
2. Một kiểu xây dựng hình ảnh.
Gần đây các bạn thấy nhiều người bị trầm cảm không?
Mình tin chắc rằng có đến 60-70% những người nói họ hơi trầm cảm là những người không hề có bệnh tật gì, còn những người trầm cảm thì trông như đ*o có gì vậy và bạn lại cứ tưởng người ta bình thường. Trầm cảm thời đại này tự dưng lại là một cái mác rất thời thượng mà tôi không thể hiểu được. Chính bản thân tôi từng cân nhắc mình có bị trầm cảm không dựa vào một số thời điểm mất kiểm soát cảm xúc và có xu hướng nghĩ về cái chết nhiều hơn, và thú thật tôi đã nghiêng về hướng nghĩ rằng mình thực sự bị trầm cảm hơn.
Giống như mình vừa nói, xã hội hiện đại trầm cảm như thể một icon đầy tính thời thượng, như Billie Eilish, Sulli, Avicii, hay Britney Spears và nhiều ngôi sao khác. Những người nổi tiếng và xuất sắc trong giới nghệ sĩ – vốn là những người có tầm ảnh hưởng lớn đến giới trẻ - tự nhiên tạo ra một định kiến rằng “Người trầm cảm là những người cực kì giỏi và xuất sắc, và chắc chắn sẽ được trọng vọng yêu mến”.
Chính mình cũng đã từng nghĩ như thế. Mình sẽ không ngụy biện hay đưa ra bất cứ biện hộ nào, mình chỉ chia sẻ rằng mình nghĩ như thế trong thời điểm đang bị khủng hoảng nhận dạng (Identity crisis) – một thời điểm mà mình thấy khắc nghiệt nhất trong giai đoạn trưởng thành. Và hiện tại mình cũng chưa vượt qua :) Mình cần một sự đảm bảo, cần một sự vượt trội, cần tìm được bản ngã, và cần tô màu cho bản ngã của mình. Thời điểm tô màu nhận dạng, sự xuất sắc thì không có điểm dừng, còn bệnh tật thì lại quá rõ ràng để tìm đến. Nói như vậy việc ngụy trang, hay mong muốn bản thân ốm thật nặng chính là một cách để mình trốn tránh khỏi sự kém cỏi và mờ nhạt của bản thân khi tự nhiên bị vứt ra đường.
3. Cần được quan tâm
Nam said: No thanks. Dù dĩ nhiên Nam sẽ nghĩ trong đầu: Yes please.
Attention whore – Những con đĩ thèm khát sự quan tâm là một khái niệm không còn xa lạ ở cái thời điểm này. Ai mà chả muốn được quan tâm, nhưng đôi khi sự “muốn” này nó hơi “muốn” thái quá. Chúng ta sống trong một thế giới đầy những kẻ thích gáy to, có kẻ thích gáy để chứng tỏ mình quyền lực, có kẻ thích gáy để ra vẻ, có kẻ lại thích gáy để đòi hỏi sự quan tâm. Thực tế việc mong muốn mình được quan tâm chỉ đơn giản nằm ở tháp nhu cầu bình thường của con người, nhưng sẽ luôn có những người tham lam mong muốn nhiều hơn thế một cách bất chấp.
Thỉnh thoảng chắc hẳn các bạn sẽ đọc đôi ba cái quote kiểu “đôi khi muốn biến mất một ngày” hay “người đang muốn biến mất chính là người muốn được tìm ra”. Đúng rồi đấy, người muốn bị ốm chính là người muốn được quan tâm. Và chỉ thế thôi, ai mà chẳng có lúc yếu lòng cần người nghe than thở vỗ về. Dĩ nhiên sẽ luôn có những trường hợp thái quá và phản cảm, như việc sử dụng những bệnh tật đầy oai hùng và khiến người ta thay vì quan tâm thì chuyển sang thương hại chẳng hạn.
Và điều buồn cười hơn nữa, giống như truyện thằng nói dối dẫn sói vào làng, một ngày nào đó chẳng ai tin lời một người cứ ra vẻ mình ốm đau nữa. Việc càng gào rú lên đòi hỏi sự quan tâm chỉ khiến chúng ta trông thảm hại và đầy tuyệt vọng, để rồi khi thực sự thảm hại, lại không còn một ai để dựa vào.
4. Thích thú với sự cô độc
Hi vọng mình là đứa duy nhất thích thú với cái sự thể kì cục này.
Mình là một đứa thích sự buồn bã và tiêu cực trong tâm hồn. Khi mình lựa chọn phim, bộ phim hay với mình phải là một bộ phim buồn đến đau thắt mới là 1 bộ phim xuất sắc. Thỉnh thoảng mình đã nghĩ trong đời mình rồi sẽ sống một cuộc sống độc thân tới khi chết, và mình đã nghĩ tới viễn cảnh nằm ở viện 1 mình không người thăm, và hàng loạt các viễn cảnh không hay ho gì khác cứ trượt vào đầu mình mượt mà như mông em bé :)
Cách đây 2-3 năm khi đang có dịch sốt xuất huyết, mình chỉ có dấu hiệu ốm nhẹ, oẳng khoảng 2-3 ngày không ăn uống được gì tụt huyết áp và sốt cao, mình bò đến viện để xét nghiệm một mình. Thay vì cảm thấy tủi thân vì đi 1 mình, mình đã nghĩ sẵn viễn cảnh sẽ nằm viện 1-2 tuần cũng là một mình. Mình thích thú với sự cô độc và buồn bã, mình thích việc mình có thể tự dưng ngồi khóc đầy tủi thân mà rõ ràng đấy lại là lựa chọn của mình, mình thích việc có thể từ cái sự tiêu cực trong cảm xúc và tư tưởng mà ngồi đẻ ra mấy miếng văn thơ ba xu như thế này.
Hay tại hình tượng những người trầm buồn từ lâu đã đi vào thơ ca, và những người lạnh lùng ít cảm xúc được xây dựng trên sự cô độc đầy cool ngầu và mình bị ảnh hưởng? Chắc là cũng có một phần đấy! Đến bây giờ mình vẫn không thể giải thích được lý do tại sao, hoặc chỉ đơn giản mình hl nên chúng ta tạm bỏ ngỏ đi. Mình còn từng muốn mình bị thần kinh đấy, chính là bởi người có vấn đề về tâm thần thì bao giờ cũng dễ dàng được tha thứ hơn. :)
Nghĩ lại thì đây thực sự là một ước muốn kinh tởm và bệnh hoạn.
Cạn ly cho những con đĩ thèm khát sự quan tâm trên khắp thế giới.
#sidavl
Truyền cảm hứng
/truyen-cam-hung
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất