Hình ảnh có liên quan
những chú bò được chụp hình


1.  21/12/2012, thế giới sẽ bị hủy diệt!  
       6/12/2018, still waiting...
2. Đông Lào 2000 năm sau CN, Đông Lào bị đồn là nước có tỉ lệ ung thư cao thứ hai thế giới, nhưng sự thực là đứng thứ 78.
 Còn Việt Nam thì chưa có thống kê.
 
3. Ông chú mình làm ở Viettel.
4. Tháng 3/2018,  rộ lên câu chuyện từ một người dùng Facebook với nội dung: “Mẹ già vay tiền mua xe Exciter cho con trai”.
Và số tiền đó do anh con trai tự trả, anh đã bị vu oan là bất hiếu.
5. Tháng 6/2018, nhiều người chỉ đọc thông tin qua mạng về sự kiện 3 đặc khu, họ không rõ điều đó có ảnh hưởng thế nào đến kinh tế-văn hóa-chính trị, họ cũng chưa xem qua dự luật. Họ chỉ biết rằng đó chắc chắn là hành vi “bán nước”, kết cục là những cuộc biểu tình đội lốp hòa bình bằng biện pháp đập-phá-đánh đã diễn ra, tư tưởng của họ bị kích động tiêu cực dưới sự chỉ đạo của những phần tử quá khích. Kết quả là du lịch giảm sút, vài ngàn công nhân bị sa thải, nỗi lo giải cứu nông sản, thanh long chấm nước mắm và vài thứ khác xuất hiện. Yêu nước là đúng, biểu tình ôn hòa cũng không sai, nhưng sự việc như những ngày qua là bạo động. Tốt nhất nên suy cho tường nghĩ cho kỹ, tránh đọc thông tin từ một phía, cái gì không biết tốt nhất nên im lặng mà lắng nghe!
Trong hình ảnh có thể có: văn bản

6. Có rất nhiều phản ánh về hàng Trung Quốc kém chất lượng, người người tẩy chai nhà nhà tẩy chay đồ Trung Quốc, ưu tiên hàng Đông Lào. Nhưng thử đặt ra câu hỏi, nếu họ không nhập đồ kém chất lượng từ Trung Quốc thì còn lâu những mặt hàng đó mới có thể có ở khắp xứ Đông Lào.

Từ lâu, tin tặc đã hoành hành trên MXH như một cơn bão lớn, thế như chẻ tre, cuồng cuộn cuốn phăng những bạn trẻ nhìn cuộc đời qua tấm kính cường lực HD.  Những thông tin đánh thẳng vào suy nghĩ các cô bé cậu bé đang dậy thì và định luôn trong họ một suy nghĩ:

#xã_hội_này_tàn_rồi.


Khi sử dụng mạng xã hội, lượng thông tin tiếp nhận là vô kể, và số lượng tin rác, tin giả làm kiến hóa thành voi, người người buôn dưa, nhà nhà chém gió, tin tặc mặc sức tung hoành đổi trắng thay đen, làm giới sĩ phu trong nước hoang mang, dân mạng trở nên lầm than, thực giả lẫn lộn.

Nhiều người cập nhật thông tin qua mạng internet, đó cũng là công cụ đắc lực và mạnh mẽ nhất cho chiến tranh tâm lý, là nơi sử dụng lại những đòn tâm lý thời trước. Chỉ tấm ảnh người lính bế đứa trẻ hay chữa bệnh một người thì sẽ tạo được thiện cảm, thậm chí những thế hệ sau có thể thay đổi quan điểm của mình chỉ qua bức ảnh đó mà không tự đặt ra câu hỏi rằng: đó có phải là tâm lý chiến hay không?

Ngày nay, phá hoại cuộc đời một hay nhiều người cũng chưa từng đơn giản hơn với công thức:

Biết sử dụng mạng xã hội + có thể truy cập mạng xã hội

Một fanpage giả mạo, một tin lừa đảo, câu like, một đoạn clip cắt phần đầu bỏ phần đuôi hay tấm ảnh bị chỉnh sửa là y như rằng vịt hóa thiên nga, cáo đội lốp cừu. một tấm hình, một video mạnh hơn 1 triệu câu chữ.
Sống dưới một xã hội mà nhiều người bị dắt mũi bởi đám lều báo kiêm chòi báo, một xã hội mà con người vẫn thường than rằng hăm bốn giờ là không đủ mặc dù thời gian o bế cái điện thoại nhiều hơn giờ ngủ. Nhưng điều đó cũng chẳng làm họ có thêm thời gian để đọc đầy đủ một câu chuyện hay ít nhất là xem cái bài viết đó đáng tin cậy hay không?
Ngày xưa tui vẫn nghĩ mình đang sống trong thời bình, nhưng ngày càng nhận ra, mọi người trong chúng ta đều là những nạn nhân của những đợt tin tặc, đánh thẳng vào suy nghĩ mỗi người.
Nay tui viết bài này để bày tỏ nỗi lòng,
 tiếc thương thay cho những ai là nạn nhân của tin tặc!

Gửi đến các bạn một tấm ảnh tui rất thích:



Không, ảnh này cơ!