𝟏. 𝐋𝐚̀𝐦 𝟏 𝐰𝐞𝐛𝐬𝐢𝐭𝐞 𝐛𝐚𝐨 𝐧𝐡𝐢𝐞̂𝐮 𝐭𝐢𝐞̂̀𝐧?
Giá dao động khi làm website từ 5 triệu đến cả trăm triệu, giống như quần áo, giá nào cũng có. Điều quan trọng là bạn xác định loại website sẽ làm là loại nào. Thường sẽ có 2 loại chính: (1) là website dạng thông tin, chỉ show thông tin thôi, không bán hàng trên web, nếu khách hàng muốn mua hàng thì liên hệ tư vấn và đặt hàng qua facebook hoặc điện thoại; (2) là website dạng TMĐT.
Loại này cũng có 2 loại, loại thứ nhất là website của 1 brand cụ thể, có chức năng TMĐT (tức là có giỏ hàng, thanh toán, tất cả trên website), loại thứ hai là dạng sàn TMĐT như Shopee, Tiki, Lazada… Mình sẽ tạm bỏ qua loại website sàn TMĐT vì nếu bạn còn đang tìm hiểu những dòng này thì chắc chắn là bạn chưa cần quan tâm đến đâu.
Loại (1) thì có giá từ 5 triệu đến 50 triệu.
Loại (2) thì có giá từ 50 triệu đến trên 100 triệu…
Chi phí này bao gồm cả chi phí code, sản xuất nội dung, thiết kế. Chỉ là con số ước tính thôi nhé.
𝟐. 𝐂𝐡𝐢 𝐩𝐡𝐢́ 𝐧𝐚̀𝐲 𝐭𝐡𝐚𝐲 đ𝐨̂̉𝐢 𝐩𝐡𝐮̣ 𝐭𝐡𝐮𝐨̣̂𝐜 𝐯𝐚̀𝐨 𝐧𝐡𝐮̛̃𝐧𝐠 𝐲𝐞̂́𝐮 𝐭𝐨̂́ 𝐧𝐚̀𝐨?
Bao gồm nhưng không giới hạn:
- Mức độ uy tín hay thương hiệu của bên làm website
- Thương hiệu của khách hàng, thường tâm lý là thương hiệu càng to thì sẽ càng lo lắng vấn đề bảo mật, và họ sẵn sàng chi nhiều hơn để trấn an tâm lý rằng nhiều tiền là website sẽ xịn
- Yêu cầu đặc biệt từ nhãn hàng (đa ngôn ngữ, tích hợp chức năng digital, tìm kiếm thông minh, hiển thị 360 độ…)
- Thời gian gấp rút và số lần chỉnh sửa nhiều
- Có tích hợp CRM hay không?
- vân vân
𝟑. 𝐋𝐚̀𝐦 𝐭𝐡𝐞̂́ 𝐧𝐚̀𝐨 đ𝐞̂̉ 𝐠𝐢𝐚̉𝐦 𝐭𝐨̂́𝐢 đ𝐚 𝐜𝐡𝐢 𝐩𝐡𝐢́ 𝐤𝐡𝐢 𝐥𝐚̀𝐦 𝐰𝐞𝐛𝐬𝐢𝐭𝐞?
- Xác định loại website bạn cần ngay từ đầu, đừng lúc thích loại (1), lúc chuyển sang loại (2), vừa mất thời gian chỉnh sửa mà chi phí sẽ bị vượt ngân sách ban đầu.
- Sử dụng theme thiết kế có sẵn. Có hàng nghìn mẫu website đẹp, với chi phí rất rẻ (chỉ từ $10 đến $59, tối đa khoảng hơn 1 triệu đồng) là bạn có thể có mẫu website ưng ý. Nếu ngân sách hạn chế thì cách này tiết kiệm hơn rất nhiều so với việc bạn thiết kế mẫu riêng (chi phí từ 5 đến 15 triệu/ website thông tin thông thường, dĩ nhiên thiết kế riêng sẽ hoàn toàn theo ý bạn). Bạn có thể tham khảo theme tại themforest hoặc envator
- Nội dung website sẽ bao gồm những nội dung “đinh” và những nội dung tin tức/ blog chuẩn SEO. Bạn nên dành chi phí cho những nội dung “đinh” này, còn những nội dung tin tức có thể traning nhân viên intern/ fresher/ junior. Nội dung “đinh” là các thông tin giới thiệu doanh nghiệp (lịch sử hình thành, tầm nhìn, sứ mệnh, giá trị cốt lõi, dự án, thành tựu, lý do hợp tác & đầu tư…)
Đừng có suy nghĩ cắt giảm chi phí ở những nội dung “đinh” vì đây là “bộ mặt” của doanh nghiệp! Hơn nữa, nội dung này sẽ được sử dụng đi sử dụng lại trong các tài liệu doanh nghiệp, catalogue sản phẩm, profile công ty, hồ sơ thầu, slide đào tạo nội bộ, mạng xã hội khác của công ty… Đầu tư 1 lần vào những nội dung “đinh” 1 cách có chất lượng là cách tiết kiệm chi phí sản xuất nội dung về sau.
𝟒. 𝐋𝐚̀𝐦 𝐭𝐡𝐞̂́ 𝐧𝐚̀𝐨 đ𝐞̂̉ 𝐠𝐢𝐚̉𝐦 𝐭𝐡𝐨̛̀𝐢 𝐠𝐢𝐚𝐧 𝐤𝐡𝐢 𝐥𝐚̀𝐦 𝐰𝐞𝐛𝐬𝐢𝐭𝐞?
Các bước làm website có thể cuốn chiếu. Thứ tự thường thấy sẽ là:Khung nội dung => khung thiết kế => Code
Khi Thiết kế đang lên khung thì Nội dung triển khai chi tiết (gối đầu)Bây giờ nhiều bên làm website trên Figma nên có thể vừa thiết kế, vừa chỉnh sửa nội dung trên file luôn.
Tóm lại, để nội bộ của agency làm chính ra lại không mất nhiều thời gian, nhưng cái chính là thời gian duyệt của khách hàng. Ý muốn chủ quan của khách hàng, sự thay đổi liên tục là lý do khiến website lâu hoàn thành nhất.
𝟓. 𝐍𝐡𝐮̛̃𝐧𝐠 𝐥𝐮̛𝐮 𝐲́ 𝐤𝐡𝐚́𝐜 𝐤𝐡𝐢 𝐥𝐚̀𝐦 𝐰𝐞𝐛𝐬𝐢𝐭𝐞?
- Có điều rất kỳ cục là khách hàng bảo làm website nhưng chưa có logo, chưa có nhận diện thương hiệu. Đội làm website sẽ không biết sẽ làm theo phong cách nào, màu chủ đạo ra sao, định hướng như thế nào… Nó giống như bảo đi ra khơi mà chả biết ra hướng nào có cá.
- Nếu ngân sách thấp, đừng kỳ vọng phải tạo ra 1 logo hoành tráng. Thậm chí bạn có thể tự tạo logo theo ý muốn với phần mềm online (miễn phí) như Canva logo maker
- Nếu bạn băn khoăn về cách phối màu cho website thì có thể tham khảo bảng màu tại Schemecolor
- Cung cấp ảnh chất lượng cho đội làm website trước, đừng hoàn thành tất cả rồi mới bảo anh chị bây giờ mới có ảnh vào website. Có thể nó thay đổi hoàn toàn cục diện đấy!
- Hệ thống hoá nội dung theo thư mục cho agency để họ dễ dàng import lên website. Nhanh chóng và chính xác! Đừng gửi mỗi nơi 1 tý thông tin rồi bảo họ cập nhật. Họ sẽ làm nhưng người mất thời gian nhiều hơn lại là bạn đấy!
- Sau khi bàn giao website, hãy yêu cầu agency gửi bạn bộ code. Điều này tưởng là đương nhiên nhưng nhiều khi khách hàng không để ý, đến khi website có vấn đề mới tá hoả là chưa được gửi bộ code và lúc ấy cũng chẳng biết tìm đâu để fix lỗi.
Content Creator