Đối với tôi, cuốn Từ 0 đến 1 của Peter Thiel là đỉnh cao của tư duy độc lập, có thể hơi chủ quan nhưng tôi nghĩ 10 năm hay 20 năm sau, nó vẫn sẽ luôn có 1 chỗ trong top những cuốn sách hay nhất tôi đã từng đọc và tôi vẫn sẽ luôn đưa cho con cháu mình đọc cuốn này đầu tiên, để tụi nó biết rằng tư duy độc lập có thể đưa tụi nó đi xa đến đâu.
Peter Thiel và Elon Musk là hai người tư duy độc lập nhất mà tôi đã từng  có cơ hội được tham khảo, và cả 2 đều có chung 1 phẩm chất tối thượng, Peter Thiel gọi nó là tư duy độc lập (independent thinking), Elon Musk gọi nó là tư duy nguyên lý khởi nguyên (first principle thinking). Hai cái tên là 2 mặt của 1 đồng tiền!
Hôm nay, bài viết này được dành để nghiên cứu và phân tích về 1 phần quan trọng trong cuốn từ 0 đến 1 của tác giả; Những câu hỏi quan trọng cần phải có câu trả lời trước khi khởi nghiệp.
Hãy bắt đầu bài viết nào!
1) Sản phẩm?
"If I had asked people what they wanted, they would have said faster horses" Henry Ford
Điều cần tiên bạn cần phải hỏi là sản phẩm của bạn là một con ngựa nhanh hơn hay là xe ô tô. Khi sản phẩm của bạn chỉ có sự cải tiếng gia tăng (ngựa nhanh hơn vs ngựa thường) thì sự khác biệt đó không thật sự đủ lớn để thuyết phục người dùng chuyển sang sử dụng sản phẩm của bạn vì lợi ích sản phẩm của bạn mang lại thông thường không lớn hơn chi phí chuyển đổi (switching cost). 
Hãy nhìn Iphone, Google search, hay Tesla, bạn có thể thấy rằng khi những sản phẩm này ra mắt thị trường, sự khác biệt là quá rõ ràng so với những đối thủ cạnh tranh. Iphone đã cách mạng hóa thị trường di động, Google không hề có đối thủ cạnh tranh về mảng search từ năm 2000 khi nó toàn hoàn đứng ở 1 level khác so với Yahoo hay Altavista thời bấy giờ, hay mới nhất là Tesla khi nó là xe thể thao điện duy nhất được các tờ báo uy tín hết lời khen ngợi. Các founder nên suy nghĩ làm thế nào để đưa ra sản phẩm tốt hơn ít nhất 7 lần so với sản phẩm tốt nhất đang tồn tại trong thị trường bởi vì nếu sản phẩm của bạn chỉ có cải tiến chứ không mang tính cách mạng thì người dùng không thể thực sự cảm nhận rõ ràng lợi ích của việc chuyển sang  sản phẩm của bạn.
2) Thời điểm?
"The founder with a right idea at the right time looks like a  genius, the founder with a right idea at the wrong time looks like a moron" Marc Andereesen
Thời điểm cho ý tưởng của bạn cực kì quan trọng, thậm chí quan trọng hơn cả chất lượng ý tưởng đơn giản bởi vì nếu như ý tưởng của bạn vượt thời đại tới mức mà người tiêu dùng không thể hình dung được tầm nhìn của bạn, nó sẽ không thể cất cánh bởi vì người dùng vẫn chưa sẵn sảng chấp nhận ý tưởng của bạn. Năm 1993, Apple xuất xưởng Apple Newton, và sản phẩm thất bại 1 cách thảm hại. Năm 2010, Apple đưa ra sản phẩm giống  Apple Newton, đổi tên thành iPad, và sản phẩm cất cánh. Tại sao 2 sản phẩm gần như giống hệt nhau về ý tưởng lại có 2 kết quả hoàn toàn trái ngược nhau? Câu trả lời là sự sẵn sàng đón nhận sản phẩm của người tiêu dùng, hay đơn giản là thời điểm đã chín muồi. Sự thất bại của Segway hay Google Class là 2 ví dụ gần nhất, mặc dù cho sản phẩm có tuyệt vời như thế nào, nếu như nó đi trước thời đại và không được thị trường đón nhận thì vẫn sẽ thất bại.
3) Kế hoạch phát triển?
"Every startup should start with a very small market. In practice, if you start with a large market, it will either lack a starting point or open to competition" Peter Thiel
Đừng bao ngờ cắn 1 miếng bánh to mà bạn nuốt không nổi! Đó là lời khuyên thực sự hữu ích cho những founder đang băn khoan nên DISRUPT ngành công nghiệp nào trước. Tất cả những thị trường lớn đều đầy những đối thủ cạnh tranh và 1 anh đại tiêu biểu cho thị trường đó, nếu bạn bắt đầu từ những thị trường lớn với lời giải thích là khách hàng tiềm năng dồi dào thì cứ xác định là bạn sẽ phải cạnh tranh 1 cách điên cuồng và xuất phát điểm ngân sách của bạn luôn thấp hơn, và kết quả chỉ có 1: bạn sẽ là người thua cuộc!
Hãy tìm 1 thị trường cực nhỏ (niche market), và độc bá thị trường đó, rồi hãy bắt đầu mở rộng sang những thị trường khác. Jeff Bezos của Amazon là 1 ví dụ tiêu biểu, từ ngày mới có ý tưởng cho Amazon, thì Jeff Bezos đã có tầm nhìn là muốn biến nó trở thành đại lí cửa hàng bán lẻ online lớn nhất (the everything store), tuy nhiên, ông cũng biết là nếu cứ bắt đầu như thế thì không có 1 xuất phát điểm hợp lí, do đó ông đã chọn sách là thị trường niche đầu tiên mà Amazon phải độc bá, rồi sau đó Amazon bắt đầu công cuộc mở rộng thị trường bán lẻ của mình sang tất cả những lĩnh vực khác. Ngay lúc này, bất kì sản phẩm mà bạn muốn, dù nó có độc tới đâu, đều có thể tìm thấy trên Amazon, nhưng xuất phát điểm của Amazon là nơi mua bán sách!
4) Đội ngũ?
"Individual dont build great companies, teams do" Mark Suster
Với tư cách là 1 founder, nhiệm vụ đầu tiên của bạn là phải xây dựng 1 đội ngũ tốt nhất mà bạn có thể tìm được để sáng nghiệp, đơn giản bởi vì bạn không thể xây dựng 1 ngôi nhà tuyệt vời dựa trên 1 nên móng không vững chắc. Trong tất cả những yếu tố gây ra thất bại cho 1 startup, có thể kiểm soát được lẫn không thể kiểm soát, thì việc xây dựng 1 đội ngũ founding team tốt là 1 trong những yếu tố bạn có thể kiểm soát có khả năng quyết định sự thành bại của startup, nên tốt nhất là bạn hãy cẩn trọng trong việc xây dựng đội ngũ, nếu như sau này bạn phát hiện ra là việc hợp tác này không thực sự như bạn mong đợi, thì bạn đơn giản là phải sống chung với hoàn cảnh này trong 1 thời gian khá dài đấy.
Việc xây dựng 1 startup với ai đó cũng giống như hôn nhân, tâm đầu ý hợp thì hoạn nạn có nhau, có phước cùng hưởng có họa cùng chia, hôn nhân mà thất bại thì cuộc sống của bạn chỉ có 2 chữ khốn khổ.
5) Hệ thống phân phối?
"Build and they will come is not a strategy, its a prayer" Steve Blank
Tư tưởng cứ xây đi, sản phẩm tốt thì tự động người ta tới là 1 suy nghĩ sai lầm nghiêm trọng bởi vì thế giới không có hoạt động như thế. Nếu như bạn quyết định xây dựng sản phẩm mà không hề có 1 kế hoạch cụ thể cho việc quảng bá  và phân phối sản phẩm tới người tiêu dùng thì bạn đang cầu xin sự thương xót từ thần may mắn. Bạn có thể gặp may, nhưng hầu như là sản phẩm của bạn sẽ thất bại vì người tiêu dùng không hề biết về sự tồn tại sản phẩm của bạn. Dù cho sản phẩm có tốt tới đâu, bạn mà không có 1 chiến lược marketing và phân phối sản phẩm hiệu quả, sản phẩm sẽ không thể tự mình nó dịch chuyển tới tay người tiêu dùng được, kết quả là bạn sẽ không phát triển đủ nhanh để vượt ra giai đoạn đầu của startup.
Hãy nghiêm túc dành 1 phần sự tôn trọng của bạn cho sales và marketing, đơn giản bởi vì với startup thành công, sales và marketing đóng 1 vai trò không nhỏ.
6) Sự bền lâu?
" The key to investing is determining the competitive advantage of any given company, and above all, the durability of that advantage" Warren Buffet
Peter Thiel, co-founder của Paypal từng nêu ý kiến:" Bất kì startup nào cũng nên nhìn vào tương lai 10 tới 20 năm sau, và nghiêm túc suy nghĩ công ty của mình liệu có còn tồn tại hay không?". Sự phát triển về khoa học kĩ thuật đồng nghĩa với sự chết đi của những ngành công nghiệp không còn hợp thời. Henry Ford tự tay xóa xổ các ngành công nghiệp liên quan đến ngựa, Internet đang dần xóa bỏ các ngành công nghiệp như báo chí (Facebook bây giờ đang là nơi mọi người lấy thông tin nhiều nhất) hay công nghiệp thu âm (mọi người không còn mua đĩa âm nhạc nữa mà lên Spotify hay Pandora để nghe nhạc). Bạn cần phải đặt câu hỏi liệu startup mà bạn đang phát triển vẫn sẽ không lạc hậu 10 hay 20 năm tới? Bạn có thể có 1 ý tưởng tuyệt vời để disrupt ngành công nghiệp bảo hiểm ô tô, nhung khi xe tự động lái bắt đầu được đưa vào sử dụng (self-driving car) thì chắc chắn khả năng tai nạn sẽ giảm đi rất nhiều trong tương lai, và ý tưởng startup của bạn không còn hợp thời nữa.
Sự bền lâu của 1 ý tưởng hay ngành công nghiệp mà bạn muốn tham gia cực kì quan trọng bởi vì hầu hết startup sẽ không hề có lợi nhuận, hay lợi nhuận rất thấp trong vòng khoảng 5-7 năm đầu, lợi nhuận chỉ bắt đầu bùng nổ khi công ty đat được đà tiến nhất định và mọi thứ bắt đầu dễ dàng hơn rất nhiều. Biểu đồ này thường được gọi là biểu đồ hình gậy hockey (hockey stick graph), và là đặc trưng tiêu biểu của các hot startup. Vì thế các câu hỏi quan trọng bạn cần phải trả lời là


1) Bạn nghĩ là startup của mình sẽ lạc hậu khi nào?
2) Thời điểm nào lợi nhuận startup của bạn bắt đầu bùng nổ?
3) Khoảng cách giữa 2 thời điểm có đủ lâu để sự đầu tư của bạn vào ý tưởng là xứng đáng?

Nguồn: Zero to One-Peter Thiel