Ngoài kia, có người đang khóc, có kẻ suy sụp. Chỉ vì sự Vô tâm.
Bạn có bao giờ nghĩ những dòng chữ bạn đã và đang comment có ảnh hưởng rất lớn đến người khác hay không?

Chuyện của một người tài hoa bạc mệnh

Hồng Kông chiếu lại 2 tác phẩm kinh điển để tưởng nhớ Trương Quốc Vinh |  Văn hóa | Thanh Niên
Trương Quốc Vinh – cố nghệ sĩ Hồng Kông tài hoa nhưng bạc mệnh.
Mình biết cố nghệ sĩ Trương Quốc Vinh vào những ngày kỉ niệm năm thứ mười ba anh hồn hóa hồ điệp.
Ấn tượng đầu tiên về anh là một người đàn ông cực kỳ thanh tú và có một kiểu khí chất lạ: điềm tĩnh nhưng ấm nóng. Điều kỳ lạ nhất chính là dù nhìn thấy những bức ảnh tươi cười của anh, mình cũng thoáng cảm nhận được sâu trong con người hoàn mỹ ấy hiện diện nỗi cô đơn, từ ánh mắt đến dáng điệu. Chính điều đó làm mình cảm thấy quen thuộc và bắt đầu gọi anh là Ca Ca như bao người khác.
Ngày 1 tháng 4 năm 2003, Ca Ca gieo mình từ tầng 22 một khách sạn tự vẫn.
Anh đã rời đi như thế. Mãi mãi. Vì không chịu nổi áp lực dư luận, vì trầm cảm, vì bạo lực xã hội… Cả thế giới bàng hoàng.
Mạng xã hội bùng nổ, không cần gì những người nổi tiếng như doanh nhân, nghệ sĩ, ngay cả người bán hàng rong hay anh công nhân bình thường nhất cũng có thể biến thành đối tượng khiến cả thế giới quan sát. Những cú nhấp chuột, lượt chia sẻ, lời bình luận bỗng trở nên bén nhọn và đáng sợ hơn bao giờ hết. Điều đáng sợ là: Chúng ta luôn cho rằng mình chỉ đang nói lên suy nghĩ riêng của bản thân và mình vô tội
Nhưng từ khi nào, bạn có quyền phán xét và chỉ trích một ai đó – phần lớn lại là người chưa từng tiếp xúc bao giờ?

Về bạo lực tinh thần trên mạng xã hội

Theo thông cáo báo chí của UNICEF (số liệu ngày 06/09/2019), hơn một phần ba thiếu niên ở 30 quốc gia xác nhận gặp tình trạng bạo lực mạng. Đến năm 2020, tỷ lệ này không hề giảm xuống mà còn tăng lên. Người ta gọi bạo lực mạng là Cyperbullying.
Stop Bullying by harumi-kyun on deviantART

Lời bạn nói ảnh hưởng hơn bạn nghĩ
Theo nhiều báo cáo, bạo lực mạng thường diễn ra ở độ tuổi thanh thiếu niên. Tuy nhiên, nó cũng xuất hiện ở nhiều độ tuổi khác nhau nữa. Khi mỗi một người hiện tại đều có trong tay ít nhất một thiết bị tiếp cận mạng xã hội nói riêng và internet nói chung như điện thoại thông minh, máy tính bảng hay máy tính… Và tất cả đều có khả năng tiếp nhận nguồn thông tin cực lớn đến từ nhiều phía.
Đó cũng là lúc bất kỳ ai cũng có thể buông lời phán xét về một ai đó, sự việc hoặc hiện tượng nào đó dễ dàng chỉ trong một cú nhấp chuột. Tâm lí học gọi đây là một hiện tượng “Bạo lực tinh thần” – một kiểu Tội ác mềm. Âm thầm và đáng sợ hơn bất kì dạng bạo lực nào khác.
Ví dụ: người phụ nữ bình thường hiền lành chịu đựng hoàn toàn có thể trút những vất vả mệt mỏi mà cô ấy hằng ngày gánh chịu lên những con chữ mà cô ấy nghĩ là bình thường và không ảnh hưởng đến ai. Hay một cậu sinh viên chưa trải sự đời cũng có thể phán quyết một ai đó như quan toà để ủng hộ điều mà cậu ta cho là đúng.
Trái khoáy của xã hội hiện đại là chính khi con người sáng tạo càng nhiều phương tiện để gần nhau thì càng trở nên xa cách, vô cảm và tàn nhẫn hơn.
Bạo lực (bắt nạt) trên internet được thể hiện ở nhiều mức độ khác nhau
- Mức độ nhẹ là sự sung sướng, hả hê và cười cợt trước sự đau khổ hoặc sai lầm của người khác. 
Ví dụ: chính là những việc nhỏ như thả ha ha trước các bài viết mang tính chất thương tâm.
- Mức độ trung bình là sự sỉ nhục, miệt thị, chà đạp nhân phẩm hay lòng tự trọng của người khác khiến họ luôn cảm thấy không an toàn. Biểu hiện cụ thể của việc này là nói xấu, bôi nhọ hoặc bắt người khác chứng kiến cảnh bạo lực.
Ví dụ: chính là những kiểu comment như bà này xấu xí hay nhỏ idol vừa mập vừa lùn… Điển hình của trường hợp này gần đây là Lynk Lee. Đó là những lời nói mang tính chất mỉa mai và quấy rối nhằm thoã mãn nội tâm dục vong của những người đó.
- Mức độ cao nhất của là đe dọa, khủng bố.
Ví dụ: như việc bảo người khác hãy chết đi… Mình đã thấy điều này rất nhiều trên mạng xã hội. Mình không biết mọi người nghĩ thế nào khi bảo một người chết đi. Vì đâu người ta cho bản thân cái quyền được quyết định sinh tử của người khác.
Mình biết có nhiều bạn đọc tới đây sẽ khó mà hình dung được những việc trông có vẻ “nhỏ nhỏ” này lại được mình làm hẳn một bài viết để nói đến.
Ở Việt Nam, mọi người luôn coi nhẹ sức khoẻ tinh thần, hay thậm chí có cái nhìn đầy ác cảm với các dấu hiệu này. Nhưng ở nước ngoài, ở trường học hay các công ty xí nghiệp luôn có một nhân vật gọi là nhà tham vấn tâm lý để hỗ trợ. Thế giới đầu óc của chúng ta không hề đơn giản chút nào. Và những sự bạo lực về mặt tinh thần hoàn toàn có thể mang đến những kết quả xấu xí, thậm chí còn hơn cả bạo lực thân thể.
Bạn đã bao giờ thấy một người vì nghĩ bản thân có bệnh và không xứng đáng được sống, vì một lời hùa theo tự tử trên mạng mà gieo mình chưa? Sau đó, người ta còn miệt thị người đó là quá yếu đuối nên mới không dám sống tiếp. Thói đời lạnh lùng thay!  
Bạn đã bao giờ thấy một người vì một chướng ngại khi thấy mẹ ngoại tình khi còn bé mà cả đời không thể yêu ai? 
Nhưng ít người hiểu được: It's Okay to be not okay - Ổn mà nếu ta bất thường.

Tại sao chúng ta phải ngăn chặn bạo lực mạng?


Ngừng đi những hành động bạo lực trên mạng là giúp môi trường ảo trở nên Văn Minh hơn.
Từ những ngày tâm lý yếu ớt cần được chăm sóc, mình hay tự hỏi: “Một người làm tổn thương thể xác người khác phải chịu trách nhiệm và bị xử phạt, vậy kẻ làm tổn thương tinh thần thì như thế nào?”.
Người có bạo lực mạng thường tự nhận định và được cho là vô tội nên sau khi tạo ra nỗi đau, họ xoa tay và đi ngủ ngon lành, quên mất bản thân đã tàn ác đến mức nào. Thậm chí, đôi khi họ còn không nhận thức được đã thực hiện hành vi bạo lực tinh thần người khác.
Lời nói trên mạng có khả năng kết nối và lan tỏa quá to lớn. Con người lại là cộng đồng có tâm lí đám đông rất mạnh, rất dễ hùa theo và bắt chước. Một nỗi đau lặp đi lặp lại nhiều lần hoàn toàn có thể khiến một người sụp đổ. Những dòng chữ tưởng chừng vô hại đã và đang viết đôi khi lại chính là lưỡi dao cuối cùng đưa một người đến sự tuyệt vọng không lối về và nghiêm trọng hơn là tước đoạt luôn sinh mệnh của người đó.
Minh mong mọi người có thể nhận thức rằng: Hùa theo và Vô hình không có nghĩa là VÔ TỘI.
Giới hạn tinh thần của mỗi người không giống nhau. Một người bề ngoài mạnh mẽ cũng không có nghĩa khả năng chịu đựng của họ cũng vậy. Bạn thấy người ta cười cười và tỏ ra mạnh mẽ thì đâu có nghĩa là bạn được chà đạp người ta trên phương diện tinh thần.
Thế giới này là Ảo. Nhưng những tổn thương nó gây ra là THẬT.
Đừng núp dưới chiếc bóng của mạng xã hội mà mỉm cười buông lời thoá mạ ai đó.
Vì chúng ta chẳng biết khi nào thì mình là nạn nhân đâu!
Tài liệu tham khảo:
Thông cáo báo chí của UNICEF về bạo lực mạng ở độ tuổi thanh thiếu niên.Báo cáo về bạo lực học đường và bạo lực mạng.
LƯU Ý: Tất cả mọi điều mình viết là nghiên cứu và quan điểm cá nhân, được tổng hợp qua sách báo (sẽ có nguồn tham khảo dưới mỗi bài viết). Mình không phải chuyên gia hay người có học vị về tâm lý. Vì thế những điều mình cung cấp chỉ nhằm cho bạn tham khảo, cảm nhận chứ không phải thước đo. Mình rất mong mọi người sẽ có cách nhìn yêu thương và quan tâm đến tinh thần của bản thân và người khác qua những bài viết của mình.
Hug your dark side, but be good person.
Jeen