Những bí mật của chim cánh cụt mà các nhà khoa học tại Nam Cực không dám tiết lộ
Kể từ đầu những năm 1900, những bí mật về loài chim này đã được tiết lộ và nó thực sự khiến rất nhiều người phải cảm thấy bất ngờ, thậm chí là có phần kinh tởm.
Trong chuyến thám hiểm Nam Cực của Tiến sĩ George Murray Levick, ông đã phát hiện ra những sự thật đáng kinh ngạc về loài chim cánh cụt, và nó thực sự gây sốc đối với con người vào thời điểm đó, bởi vậy ông đã ghi chép lại và giữ bí mật cho tới tận giây phút cuối cùng của cuộc đời.
Đó là cảnh một con chim cánh cụt Adélie trống trẻ tuổi cố gắng giao phối với một con mái đã chết, và điều này đã khiến George Murray Levick, một nhà khoa học trong Chuyến thám hiểm Nam Cực Scott 1910-13, đặc biệt kinh hãi. Theo những gì ông biết trước đây, chưa từng có quan sát nào như vậy, và Levick, một người Anh gốc Edward điển hình, đã cảm thấy rất kinh hoàng.
Tuy nhiên mọi chuyện chưa dừng lại ở đó. Levick đã dành mùa hè Nam Cực 1911-12 để quan sát lãnh thổ của loài chim cánh cụt Adélies ở Cape Adare, những gì quan sát được đã khiến ông trở thành nhà khoa học duy nhất cho đến ngày nay đã nghiên cứu toàn bộ chu kỳ sinh sản của loài chim cánh cụt ở đó. Trong thời gian này, ông đã chứng kiến những con trống giao phối với những con trống khác và cả những con mái đã chết, trong đó có một số con đã chết vào năm trước. Ông cũng nhìn thấy chúng cưỡng bức giao phối với những con mái và cả những con non, đôi khi giết chúng ngay sau khi xong việc.
Vào thời điểm đó, Levick sau đó đã viết ra những quan sát của mình bằng tiếng Hy Lạp để những thành viên trong đoàn thám hiểm không thể đọc hiểu được. Trở lại Anh, ông đã viết một bài báo (bằng tiếng Anh), có tựa đề "Lịch sử tự nhiên của chim cánh cụt Adélie". Tuy nhiên, phần nói về các hành vi giao phối "bệnh hoạn" của loài này đã bị loại bỏ với mục đích phù hợp với con người và xã hội thời điểm đó. Levick sau đó đã sử dụng tài liệu này làm cơ sở cho một bài báo ngắn riêng biệt - "Những thói quen tình dục của chim cánh cụt Adélie", nhưng bài báo này chỉ được lưu hành riêng tư giữa một số ít chuyên gia.
Trên thực tế, những quan sát của Levick đã đi trước thời đại rất nhiều. Các nhà khoa học đã phải đợi thêm 50 năm thì những sự thật đáng chú ý của Adélie mới được tiết lộ. Tuy nhiên, vào lúc này, tập sách nhỏ của ông và những ghi chép chi tiết về những trò tai quái của chim cánh cụt Adélie lại đột nhiên bị thất lạc.
Nhưng giờ đây, một bản sao những ghi chép của Levick tại Nam Cực đã được phát hiện nhờ sự nghiên cứu của Douglas Russell, người quản lý các loài chim tại Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên, người đã phát hiện ra một bản sao trong số các hồ sơ về công trình thám hiểm của Scott và đã xuất bản nó trên tạp chí tạp chí Polar Record, với một phân tích kèm theo về công việc của Levick.
Trong những ghi chép của Levick, ông đã nhắc đến những khoảnh khắc mà các con chim cánh cụt Adélies trống tụ tập thành "những nhóm côn đồ nhỏ từ nửa tá trở lên và lượn lờ ở khắp mọi nơi, tìm kiếm những 'con mồi' để thực hiện các hành vi đồi bại liên tục".
Ngoài ra chim cánh cụt Adélie cũng là một trong số những loài hiếm hoi trên hành tinh biết thực hiện hành vi trao đổi nhu cầu sinh lý để lấy những thứ mình mong muốn, đặc biệt là đá cuội.
Chúng thường tụ tập thành đám đông lớn vào đầu mỗi mùa hè để làm tổ dọc theo các rìa của Bán đảo Nam Cực. Vào cuối mùa, khi thời tiết ấm lên, các tổ bằng đá đơn giản của chim cánh cụt có nguy cơ bị ngập nước và làm trứng của chúng bị chết đuối trong nước, vì vậy chim mái sẽ đi tìm những viên sỏi để tích lũy và bồi đắp thêm cho tổ của mình cao hơn. Và thường là chúng ăn trộm sỏi trong tổ của nhau, đôi khi hành động này khiến chúng phải bỏ mạng.
Tuy nhiên một số con chim mái đã tìm ra các để lấy sỏi mà không bị những con chim khác đánh. Mục tiêu của chúng là tổ của những con chim trống trẻ chưa tìm kiếm được bạn đời, thường sống ở rìa đàn. Những con chim mái ranh mãnh sẽ đi tới tổ của một trong những con trống cô đơn này và thể hiện hành vi như thể nó muốn giao phối.
Những con trống trẻ tuổi cũng theo đó mà không có sự nghi ngờ gì, chúng sẽ lùi lại, bước sang một bên để con mái có thể nằm xuống chiếc tổ đầy đá cuội của mình và thực hiện hành vi giao phối. Tuy nhiên những con trống trẻ thiếu kinh nghiệm nên thường xuyên bắn nhầm mục tiêu.
Sau khi thực hiện xong hành vi, con chim mái sẽ trở về tổ của mình với một viên sỏi đã ăn cắp trong mỏ.
Một vài con mái hai mặt còn bày trò tán tỉnh để có được những viên đá, và chạy mất trước khi con đực kịp hành sự. Còn việc trộm đá từ tổ của kẻ thù thì được thực hiện bởi cả chim trống và mái.
Khoa học - Công nghệ
/khoa-hoc-cong-nghe
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất