Những bệnh thường gặp ở chó Husky và cách điều trị!
Husky là loài chó thông minh và thích chơi đùa. Chúng đặc biệt rất yêu quí gia chủ, có tâm tính vui vẻ như chó con. Tuy nhiên, chúng...
Husky là loài chó thông minh và thích chơi đùa. Chúng đặc biệt rất yêu quí gia chủ, có tâm tính vui vẻ như chó con. Tuy nhiên, chúng cũng thường hay mắc phải một số bệnh mà người nuôi cần biết cách phòng ngừa và chữa trị thích hợp.
1. Bệnh cảm:
a. Nguyên nhân: Cảm là bệnh do viêm niêm mạc đường hô hấp. Thường thì những con còn nhỏ và những con thể chất yếu dễ mắc bệnh hơn. Chó bị cảm đa số là do nuôi dưỡng không chu đáo, thời tiết thay đổi khiến chó bị lạnh. Chó bị bệnh sẽ đột nhiên xuống tinh thần, sợ lạnh.Thường thấy nhất là bị lạnh sau khi tắm vào mùa đông. Khi bị lạnh, sức đề kháng của chó giảm, khả năng phòng bệnh của niêm mạc đường hô hấp suy yếu, các vi khuẩn gây bệnh lại sinh sôi với tốc độ khá nhanh và nhiều, khiến bệnh càng nặng.
b. Biểu hiện: Tinh thần xuống sắc, không thiết ăn uống, nhiệt độ cơ thể tăng, kết mạc đỏ lên, mắt ngấn nước, đôi khi ho. Thời kỳ đầu phát bệnh, nước mũi có chất nhờn, về sau biến thành chất nhầy màu vàng, sau nữa có thể biến thành chất dịch đặc. Biểu hiện kèm theo thường là ngứa niêm mạc mũi, chó thường lấy chân trước cào vào phần mũi, như vậy dễ gây tổn thương mũi. Nhiệt độ trên bộ da cũng không đồng đều, tai và đoạn cuối 4 chân lạnh, nhịp thở tăng.
c. Cách phòng trị: Mùa lạnh cần chú ý giữ ấm, chăm sóc kỹ hơn. Nguyên tắc trị bệnh là giải nhiệt, giảm đau, tránh gió, tránh lạnh Để chó yên tĩnh nghỉ ngơi dưỡng bệnh, cho uống nhiều nước; mùa đông chú ý giữ ấm, tránh để bệnh tái phát, nếu không bệnh sẽ càng nặng.
2. Bệnh táo bón
a. Nguyên nhân:
- Trong thức ăn có lẫn xương, tóc.
- Môi trường sống thay đổi, làm đảo lộn thói quen việc “giải quyết” hằng ngày.
- Mắc phải các bệnh như mọc nhọt ở hậu môn, bệnh dò hậu môn, u trực tràng, vv...
- Bị viêm ruột, gãy xương chậu, phình tuyến tiền liệt, vv...
b. Biểu hiện: Chó cố đi tiêu, nhưng không được, thường sủa lên vì đau đớn, ruột yếu, thường hay nôn mửa, phân vón cục ở trực tràng.
c. Chữa trị: Chủ yếu là làm thông ruột để chó dễ “giải quyết”. Sau khi chữa trị cần phải cho chó vận động thích hợp, đồng thời trộn thức ăn hợp lý, cho chó uống nước đầy đủ.
3. Bệnh đường tiêu hóa
a. Nguyên nhân: Do nuôi không đúng cách, lúc cho chó ăn quá no, lúc để chó quá đói, ăn hùng hổ. Chất lượng thực phẩm không tốt, thức ăn vào mùa lạnh quá lạnh, mùa hè thì để thức ăn bị ôi thiu biến chất, dụng cụ đựng thức ăn không sạch sẽ, không rửa và khử độc sau thời gian sử dụng dài.
b. Biểu hiện: Nước tiểu và phân có lẫn tạp chất, đôi khi nước tiểu có lẫn những vụn và máu. Chó bị đau bụng nhẹ, thích nằm ở những nơi tối, vùng bụng bị chướng, lưỡi có nấm màu vàng, cơ thể mất nước nhanh, nước tiểu hơi vàng, thời gian phát bệnh thường từ 2-5 ngày.
c. Cách trị: Đầu tiên ngừng cho ăn 1 ngày, sau 24 tiếng cho ăn các món dễ tiêu như canh rau, cháo. Có thể cho uống thuốc trợ tiêu hóa. Cách phòng bệnh tốt nhất là áp dụng cách nuôi phù hợp. Phải cho ăn đúng giờ, đúng khẩu phần, không nhiều không ít, chó con dưới 1 tuổi có thể cho ăn 1 ngày 4-5 lần, chó trưởng thành 2-3 lần. Thức ăn nên nấu chín, nhiều loại, trộn cả thức ăn thô và thức ăn tinh, ví dụ như có thể trộn cơm, mì, bắp, rau cần, củ cải, cải trắng, thịt nấu chín, canh xương… đảm bảo chó hấp thụ lượng dinh dưỡng cân bằng, đáp ứng được nhu cầu sinh trưởng và phát triển của chúng. Những thực phẩm như dăm bông thì không nên cho ăn nhiều. Thi thoảng có thể cho ăn trái cây, đặc biệt là những con nhỏ thì nên cho ăn nhiều. Đồ ăn phải tươi ngon, không lên đông lạnh, lên men, dụng cụ đựng thức ăn sau khi dùng xong phải rửa sạch, không dùng chung với chó khác.
4. Bệnh giun đũa
a. Nguyên nhân: Do giun ký sinh trong ruột non và dạ dày, thường gây hại cho những con chó nhỏ từ 1-3 tháng tuổi, ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển, nếu nặng quá có thể dẫn đến tử vong.
b. Biểu hiện: Dần dần gầy gò, niêm mạc trở nên trắng, không thiết ăn uống, ói mửa, tiêu hóa gặp trở ngại, đầu tiên là kiết lỵ, sau đến táo bón. Có khi co giật như bị động kinh. Những con chó nhỏ thì bụng phình to ra, chậm phát triển. Trong chất nôn ra và phân có giun đũa, có thể căn cứ vào đó mà chẩn đoán và chữa bệnh chính xác.
c. Phòng ngừa và chữa trị: Khám và xổ giun định kỳ: chó nhỏ mỗi tháng khám 1 lần, chó trưởng thành 3 tháng khám 1 lần, nếu phát hiện bệnh thì lập tức xổ giun. Vệ sinh cho chó tốt: phải giữ vệ sinh môi trường, thức ăn. Dọn sạch phân, đồng thời rắc men xử lý.
5. Ngộ độc thức ăn
a. Nguyên nhân: Chó ăn phải những thứ ôi thiu biến chất, thịt, cá thúi hoặc sữa chua.
b. Biểu hiện: Vi khuẩn Staphylococcus trong các chất ôi thiu này gây nôn mửa, đau bụng, kiết lỵ và các bệnh dạ dày cấp tính. Chó bị bệnh xuống tinh thần, cả người mệt mỏi, nhiệt độ cơ thể hơi thấp một chút. Khi bị nặng hơn, có thể dẫn tới bệnh co rút, bất an, hô hấp khó khăn và ngất xỉu. Căn cứ vào chó đã ăn phải thức ăn ôi thiu gì, và các biểu hiện lâm sàng mà có cách trị bệnh.
c. Cách chữa trị: Giai đoạn đầu mắc bệnh có thể tiêm tĩnh mạch bằng apomorphine để chó ói ra. Khi cần có thể rửa ruột, bổ sung dịch, và các biện pháp khác. Đồng thời có thể để chó đói, ngừng không cho ăn. Đối với chó bị ngộ độc do ăn phải thịt ôi thiu, nên dùng kháng sinh.
6. Bệnh dại
a. Biểu hiện: Thường vào mùa xuân hoặc hè chó phát bệnh nhiều hơn. Biểu hiện ban đầu thường là tinh thần sa sút, hành động bất thường, ví dụ như không sủa, thích nơi tối, có những sở thích lạ, thích gặm đá nhỏ, miếng gỗ, bùn… thường hay lấy lưỡi liếm vết thương. Không lâu sau, thì có vẻ lo lắng bất an dữ dội, tấn công người và động vật, thường chạy lung tung. Từ ngoài nhìn vào thấy chó dần tiều tụy, hàm dưới và đuôi cúp xuống. Tiếng kêu khàn, thường chảy nước dãi, nuốt khó khăn. Thời kỳ sau, chó bị tê liệt, đi đứng khó khăn, sau cùng toàn thân bị liệt.
b. Cách phòng bệnh:
- Kiểm tra định kỳ.
- Tăng cường kiểm dịch. Nếu chẩn đoán đúng...
7. Vi khuẩn trên da
a. Biểu hiện: Bệnh nặng hay nhẹ tùy vào thể chất của từng con. Những con nhỏ hoặc yếu thì bị nặng hơn. Thường xuất hiện những vết đốm tròn trên da đầu, cổ và tứ chi. Nếu nghiêm trọng thì những đốm tròn đó liền thành một mảng.
b. Cách chữa trị:
- Giữ vệ sinh cho da, thường xuyên kiểm tra trên da có vết đốm hay vảy nào không.
- Trông coi kỹ chó, không cho tiếp xúc với chó bị bệnh.
- Chó mắc bệnh phải kịp thời cách ly điều trị.
- Song song với việc điều trị, cần phải chú ý trừ độc cho cả công cụ và nơi ở của chó.
8. Bệnh rụng lông
Do nội tiết rối loạn nên dù không phải thời kỳ rụng lông nhưng chó vẫn bị rụng lông từng phần hoặc toàn thân, nguyên nhân khác có thể do ve hình giun và nấm gây nên.
a. Rụng lông do rối loạn nội tiết:
Thời kỳ đầu màu lông sẫm lại, da có vảy, lông thưa dần, sau đó xuất hiện tình trạng rụng lông ở phần bụng, ngực. Chó bị rối loại nội tiết ở nhiều cơ quan như tuyến giáp, rối loạn kích tố tuyến thượng thận, rối loạn chức năng sinh dục. Do chức năng tuyến giáp giảm sút dẫn đến rụng lông, chó bị bệnh thích ngủ, dễ mệt mỏi, quá mập, không sinh đẻ, không chịu được lạnh; da dẻ thô ráp và khô, lông thưa dần và bắt đầu bện thành lớp. Do bị u tuyến thượng thận, tuyến thùy não kích thích tuyến thượng thận tiết ra nhiều hormon. Chó ăn uống quá mức, tiểu nhiều, cơ thịt teo nhỏ, dễ mệt mỏi, mỡ xuất hiện ở dạng ống, vòng bụng tăng; da mỏng hơn, có thể thấy rõ các mạch máu trên da và nếp nhăn vùng bụng. Rối loạn tuyến sinh dục, chó đực có thể thấy các u nhỏ ở tinh hoàn, bệnh rụng lông ở chó cái thường liên quan đến u buồng trứng, thường bị rụng lông – bình phục cứ thế nhiều lần, kèm theo là vú và âm hộ sưng to.
b. Rụng lông do da bị nấm: Do điều kiện vệ sinh không tốt, khiến cho da bị nấm, gây nên bong tróc lớp da trên, lông và móng vuốt bị tổn thương. Các bào tử nấm đã có sẵn trên cơ thể chó lâu ngày, chỉ gây viêm nhẹ, 50% bệnh nấm gặp ở chó là do các bào tử nấm này gây ra.Bào tử nấm dạng thạch cao là loại vi khuẩn thích bùn đất, loại này thỉnh thoảng gặp phải khi khí hậu ấm áp.
Cách chữa: đầu tiên tiêm Griseofulvin 15mg/kg trọng lượng cơ thể, cho ăn loại thức ăn có mỡ cao để kích thích hấp thụ đường ruột, nếu nấm ít có thể bôi các thuốc kháng khuẩn như Clotrimazole.
c. Rụng lông do ve: Thường bị ở trên mặt và đùi, đa số là bệnh mãn tính, có biểu hiện:Lông thưa thớt hoặc rụng hết từng phần, da dày lên, các nếp nhăn nhiều và sẫm, nang lông phình to từ đó chảy chất mỡ ngoài da hoặc phá hoại lớp nang lông, tiến vào lớp da thật, do ngứa ngáy làm tổn thương da hoặc nhiễm trùng da gây lở da.
Cách chữa: Nếu ve xuất hiện trên cả cơ thể thì khó chữa trị. Lúc chữa trị nên cắt bỏ da bị nhiễm bệnh và vùng da xung quanh, dùng cồn làm sạch, nếu vùng viêm nhiễm lớn cần dùng xà bông lưu huỳnh hoặc dầu gội rửa sạch, bỏ đi lớp da bị tổn thương bên trên, dùng các loại thuốc ít độc, có hiểu quả cao, dễ thẩm thấu như hỗn hợp đá lưu huỳnh, 0.5% DDVP (dimethyl-dichloro-vinyl-phosphate), Dipterex, ở nước ngoài có người đề nghị dùng cồn Rotenon 75% bôi lên sẽ cho kết quả tốt. Nếu chó có hiện tượng bị nhiễm khuẩn thì nên nghĩ đến việc dùng thuốc kháng khuẩn điều trị.
9. Bọ chét
a. Nguyên nhân: Bọ chét là loài côn trùng ký sinh hút máu vật chủ, một khi chó bị bọ chét, sẽ ảnh hưởng đến các sinh hoạt bình thường. Bọ chét có 2 ảnh hưởng nguy hiểm đến chó: một là bọ chét có thể truyền bệnh truyền nhiễm hoặc ký sinh trùng bệnh cho chó; hai là bọ chét gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến da, gây ngứa, chó dùng móng gãi, làm tổn thương da, hơn nữa, bọ chét quấy nhiễu không cho chó nghỉ ngơi, dẫn đến chó không thiết ăn uống, sụt ký.
b. Biểu hiện: Chó dùng móng quào, dụi mình và gặm da, dẫn đến rụng lộng, đứt lông hoặc bị trầy, nặng thì ngay chỗ da bị thương chảy chất dịch màu vàng, thậm chí mưng mủ. Đôi khi bị dị ứng, bị chàm. Nếu thấy chó có những biểu hiện trên, thì nên kiểm tra kỹ vùng cổ và vùng đuôi. Khi kiểm tra, chải ngược lông lên, quan sát vùng chân lông và da, nếu thấy bọ chét hoặc phân bọ chét thì đúng là chó đã bị bọ chét. Cũng có thể dùng một tờ giấy trắng ướt, để dưới thân chó, sau đó dùng lược chải lông, những chất do bọ chét thải ra sẽ rơi xuống tờ giấy.
c. Cách chữa: Thuốc và bột trị bọ chét trên thị trường bán có thể giết được những con bọ chét trưởng thành, nhưng trứng của bọ chét thì có khả năng kháng thuốc cao, rất khó trừ. Phải liên tục xịt thuốc, thông thương 1 tuần/lần, cứ xịt hơn 1 tháng thì mới được. Diệt bọ chét trên thân chó, đồng thời cũng diệt ở cả nơi ở của chó, đặc biệt là những đồ vật mà chó hay sử dụng cần phải sát trùng thật kỹ càng. Đổi tấm đệm lót ổ chó, tốt nhất là tiêu hủy tấm đệm cũ. Những vết thương ngoài da thì phải rửa sạch, bôi thuốc sát trùng và thuốc chống lây nhiễm. Nếu chó vẫn bị ngứa, có thể tiêmdexamethasone và Diphenhyd amine. Bình thường phải chú ý giữ vệ sinh cho chó, thường xuyên tắm, năng chải lông, tắm nắng, đều là những cách phòng bọ chét có hiệu quả. Ngoài ra, sử dụng vòng đeo cổ phòng bọ chét cũng là một cách. Chiếc vòng này có chứa thuốc diệt bọ chét, trên bề mặt vòng có nhiều lỗ nhỏ, thuốc từ trong lỗ nhỏ này tiết ra toàn bộ thân chó, nếu gặp bọ chét sẽ tiêu diệt liền. Nhưng cần chú ý có thể khi sử dụng lâu dài, chó bị dị ứng.
/ky-nang
- Hot nhất
- Mới nhất