Năm 2016, nhân kỷ niệm 100 năm ra đời cuốn Ngôn ngữ học Đại cương của Ferdinand de Saussure, Đại học Geneva đã đặt tên ông cho một giảng đường của trường.
Năm 2016, nhân kỷ niệm 100 năm ra đời cuốn Ngôn ngữ học Đại cương của Ferdinand de Saussure, Đại học Geneva đã đặt tên ông cho một giảng đường của trường.
Khóa dạy cuối cùng của Saussure ở Đại học Geneva là vào niên khóa 1910-1911, năm ông 53 tuổi. Có 12 sinh viên tham gia khóa đó, một trong số họ là Emile Constantin, người đã ghi chép rất cẩn thận các bài giảng của Saussure trong sổ tay của mình để sau này đóng góp phần lớn vào Cours. Cũng có những lời chứng của các học trò khác về khóa học này, chẳng hạn như hồi ký của Marguerite Burdet, hay bài phỏng vấn Saussure của Leopold Gautier vào tháng 5-1911.
Sau khóa 1910-1911 đó, bệnh ung thư của Saussure càng lúc càng nặng, buộc ông phải nghỉ dạy vào năm tiếp theo, nhưng rồi không thể trở lại nữa. Ông mất vào mùa đông năm 1913.
Ở khóa cuối cùng này, lớp học diễn ra hai tuần một lần, kéo dài từ cuối tháng 10 đến tháng 7 năm sau. Những học sinh của ông phần lớn đều không chuyên về ngôn ngữ học. Chúng ta có lẽ cũng nên thông cảm cho những hạn chế của Cours, khi mà đích thân Saussure đã không thể để lại một trước tác hoàn chỉnh mà phải dựa vào chắp nhặt các ghi chép từ học trò của ông. Mặc dù có lẽ bản thân Saussure luôn bị vây đuổi bởi cái dự án đầy tham vọng làm rõ bản chất của ngôn ngữ, nhưng hẳn ông cảm thấy vẫn chưa đủ để bắt đầu. Trong cái trạng thái ‘chuẩn bị’, chưa ‘tính sổ xong xuôi’ đó, mà ông vẫn phải đứng lớp giảng dạy cho những học trò mà phần lớn đều không chuyên về ngôn ngữ học, thì với tư cách giáo sư, ông phải có sự tự thúc đẩy để bản thân trở nên chắc chắn hơn trong các bài giảng, ngay cả trong những điểm mà lúc này ông hãy còn đang băn khoăn. Ông chỉ có thể dạy họ những điểm cơ bản và cung cấp bằng chứng ngữ pháp và ngữ nghĩa để củng cố luan điểm của mình. Điều này được ông chia sẻ với một trong những học trò của mình. Ông không muốn làm học trò rối trí vì những hoài nghi của chính mình về những nội dung kiến thức mà ông trình bày. Chính vì thế mà sau này, khi người ta đối chiếu di cảo của Saussure với các ghi chép của học trò ông, vẫn thấy có những điểm gây tranh cãi vì có lẽ Saussure lúc ấy hãy còn đang giải chưa xong các bài toán nhưng phải cung cấp một đáp số nào đó. Thật tiếc vì chúng ta chưa thể thấy được hình hài hoàn chỉnh của những thứ lúc bấy giờ hãy còn đang trôi nổi trong đầu Saussure. Nhưng những phát hiện dang dở của Saussure cũng đã đủ sức truyền cảm hứng cho cấu trúc luận sau này.
(…)
Thời gian trôi, học kỳ mùa đông cũng đến hồi kết thúc. Chủ yếu nó giúp sinh viên hiểu thêm về ngữ hệ Ấn-Âu và những liên hệ giữa các nhánh khác nhau thuộc cùng ngữ hệ này. Khóa học này không hề dễ dàng. Có nhiều chi tiết kỹ thuật phải ghi nhớ về những thay đổi của ngôn ngữ qua thời gian song song và phân kỳ với nhau. Cần phải nắm được cách mà các âm được ghi theo các bảng chữ cái alphabets khác nhau hoặc theo những truyền thống phiên âm khác nhau. Sinh viên tin rằng một số câu hỏi trong đề thi cuối khóa sẽ liên quan đến nội dung của các bài giảng này.

24 tháng 4 năm 1911

Học kỳ hè bắt đầu vào ngày 8 tháng 4 và giáo sư Saussure vẫn phải dạy cho xong các bài giảng của mình về các ngữ hệ, vốn là chủ đề của khóa học này từ mùa đông. Việc này chiếm tới gần hai tuần. Khi ông khép lại phần này, ông bày tỏ sự tiếc nuối vì không có đủ thời gian để mở rộng một cách đầy đủ khảo sát của mình bên ngoài ngữ hệ Ấn-Âu. Ông chỉ khám phá trong sự tò mò trường hợp ngữ hệ Uralo-Altaic như tiếng Thổ Nhĩ Kỳ, Phần Lan, Hungary, và ông cũng đề cập đến ngữ hệ Semit với một ít thông tin về hệ thống chữ viết của họ. Ông đã phải lướt qua các bài giảng về tình hình ngôn ngữ lúc bấy giờ ở châu Âu. 
Giáo sư Ferdinand de Saussure
Giáo sư Ferdinand de Saussure
Lúc này, cuối cùng ông cũng sắp sửa trình bày phần hai của khóa học theo như chương trình mà ông đã lên soạn trước từ mùa thu. La langue sẽ là trọng tâm của bài giảng đầu tiên của ông trong học kỳ này. Đây cũng là phần mà các sinh viên của ông muốn nghe nhất khi họ đăng ký khóa này. Hai bài giảng đầu niên khóa vào tháng 10 năm ngoái đã kích thích sự tò mò của sinh viên. Họ đã nghe từ Albert Riedlinger, người từng theo học khóa ngôn ngữ học đại cương niên khóa 1909-1910 kể lại, là giáo sư bày tỏ chủ ý muốn giải quyết trọn vẹn cái ‘triết học về ngôn ngữ’ của ông, rằng cái mà ông tin là bản chất của ngôn ngữ, trong khóa học mà ông đã định dạy hai năm sau. Nhưng các sinh viên phải học qua một phần dài về ngôn ngữ học lịch đại vốn là một phần chính thức của khóa học về ngôn ngữ học đại cương, và cũng là mảng kiến thức sẽ có trong bài kiểm tra cuối khóa.
Đó là một ngày mùa thu đẹp trời, nhiều nắng kèm vài cơn gió nhẹ. Cửa sổ mở rộng. Giáo sư Saussure trễ vài phút. Ông muốn đóng cửa sổ lại. Trông ông có vẻ mệt mỏi, hơi khó thở. Ông ho nhiều. Dường như bị bệnh cúm. Ông có lẽ cũng đã xuống vài cân gần đây.
Sau một khoảng lặng ngắn, giáo sư lấy lại sự điềm tĩnh vốn có của mình. Ông chăm chú nhìn vào các ghi chú, cau mày như thể ông đang cố giải mã thứ gì đó. Nhưng ngay sau đó cơ mặt ông giãn ra và ông đóng cuốn sổ tay lại. Hôm nay ông sẽ không giảng theo một giáo án soạn trước. Mọi người sẽ thấy ngay là buổi hôm đó trước hết tập trung vào cái mà ông gọi là langue, rồi nói về ý niệm ký hiệu. Ông không cần các chỉ dẫn của một văn bản được ghi sẵn, thậm chỉ không cần một danh sách các mục được đánh số những điểm cần trình bày. Có những chủ đề ông có thể ứng khẩu bàn luận. Sinh viên thích những khoảnh khắc như vậy khi giáo sư cởi mở hơn, nói những suy nghĩ trong đầu ông với sự đam mê, chứ không chỉ dạy về những chi tiết tinh tế của ngữ âm học lịch đại ít người biết. Nhưng những dịp thế này, ông có xu hướng nói nhanh hơn, như thể ông không quá bận tâm về việc sinh viên có ghi chú chính xác những gì ông nói hay không. Ông chỉ muốn họ nắm được cái ý chính của bài giảng. Ông tiếp tục bằng một chuỗi các quả quyết phác họa một hướng tiếp cận chung hơn là phát triển một minh họa kỹ thuật đã được phản biện một cách nghiêm ngặt. Ông tin những trực giác của bản thân sẽ gặp gỡ những trực giác của sinh viên một khi ông khai mở tâm trí của họ với những chân lý cơ bản mà với ông là rất rõ ràng mình bạch dù cho phần nào hãy còn khó nắm bắt.
Bài giảng bắt đầu như một hồi đáp lại phần mở đầu khóa học mà giáo sư đã cung cấp vào đầu mùa thu khi ông phác thảo ra khái niệm langue. Ông sẽ nói nhiều về nguyên tắc quan trọng: “langue là một đối tượng phải thấu hiểu, không bao gồm toàn bộ các phương diện của ngôn ngữ nhưng nó là một phần quan trọng của ngôn ngữ vì toàn bộ những phương diện khác đều lệ thuộc vào nó. Không có langue, vốn được trao cho ta bởi xã hội, con người cá nhân không thể nói năng dù cho có được tự nhiên trao cho bộ máy cấu âm. Ngôn ngữ như một tổng thể không thể là đối tượng của sự thấu hiểu khoa học. Nó quá đa dạng, quá hỗn tạp. Không thể phân loại nó mà tránh được sự thiếu rạch ròi. Nhưng langue có thể được nhìn nhận độc lập với cái tổng thể phức tạp này. Nó giống một cơ thể tự thân. Nó hình thành một sự thống nhất mà tâm trí có thể giải quyết. Trên thực tế, nó thậm chí có thể được xem xét một cách độc lập khỏi những phương diện khác như hệ thống cấu âm hay hệ thống thính giác cho phép ta nghe và hiểu những gì được nói. Dwight Whitney, người được nhắc đến ở đầu khóa học, thậm chí cho rằng lý do chúng ta sử dụng phương tiện âm thanh để giao tiếp thuần túy là vì tiện lợi, chứ không phải vì tất yếu. Những hệ thống hình ảnh cũng có thể hiệu quả như ngôn ngữ nói. Langue là một năng lực phổ quát hơn. Nó được hỗ trợ bởi sự phát hiện của bác sĩ Paul Broca người đã cho thấy traumas ảnh hưởng đến frontal circumvolution thứ ba thuộc bán cầu não trái gây suy nhược năng lực viết lẫn nói. Điều này đã xác nhận rằng langue có liên quan đến một năng lực nhận thức rộng lớn hơn có chức năng xử lý tín hiệu, dù cho là âm thanh hay loại khác”.
Giáo sư đứng dậy và vẽ một lược đồ trên bảng đen: hai cái đầu người chụp nghiêng đang đối mặt nhau với hai đường đi ra từ miệng người này đến tai người kia. Đây là đường đi bên ngoài của tiếng nói nhưng nó không phải là quan trọng nhất. Ông vẽ một cái đồ hình khác: hai hình tròn nhỏ được đặt đối diện nhau trong một đường tròn lớn hơn. Ông ghi chú cho hai hình tròn nhỏ là “trung tâm kết hợp” và đường kính ngang của chúng chia chúng thành hai nửa “ý niệm ngôn ngữ” ở trên và “hình ảnh ngôn ngữ” ở dưới. Chúng tái hiện hai tâm trí đang giao tiếp với nhau. Ông viết bên dưới mỗi phía của cái vòng tròn lớn theo thứ tự ngược lại: “phonation” và “audition”, với những mũi tên đi từ hình tròn này đến hình tròn kia. Đây là sơ đồ giao tiếp. Thứ có liên quan đến langue chính là những trung tâm kết hợp mà ở đố những tái hiện âm thanh được gắn với những ý niệm nhận thức. Ông khẳng định rằng sự tái hiện âm thanh không thể ngang hàng với những phẩm chất vật lý của âm thanh thực. Nó cũng mang tính tâm lý như là ý niệm mà nó gắn vào. Sự kết hợp mật thiết này tạo thành một ký hiệu. Trong não người, “phạm trù langue” chứa hàng ngàn những kết hợp kiểu vậy. Để tránh những đề cập liên tục về não và phát hiện của Broca dẫn đến một cái nhìn thuần túy sinh lý, giáo sư quả quyết rằng toàn bộ những thứ này đều liên quan đến tâm trí. “Nó đều là tâm lý, là nhận thức”. Saussure ngồi xuống và nhìn vào những ghi chú của ông. Một vài sinh viên tự hỏi ông phân biệt giữa não (vật chất) và tâm trí (phi vật chất) như nào. Những sinh viên khác thì không chắc những gì ông vừa nói ăn nhập với những tuyên bố trước đó rằng mọi thứ thuộc về langue đều có tính xã hội.
Khi sinh viên đóng tập lại, họ cảm thấy nhẹ nhõm vì Saussure đã chỉ ra những vấn đề cốt lõi nhất. Bài giảng này là một khởi đầu tốt nhưng nó phần lớn là một sự trình bày lại những gì ông đã nói ở đầu khá học. Họ nhận ra rằng ông cũng đề cập đến phần thứ ba của khóa học theo chương trình mà ông cho biết vào tháng 10 năm ngoái. Nhưng có gì đó đã kích thích họ: trong khóa học này, giáo sư đã nhắc lại hai lần langue như một sinh vật. Họ xem lại và nhận ra rằng đó có thể là bằng cách nói năng, một hình ảnh đề xuất rằng langue trong cái nhìn của của Saussure là một thực thể tự động có tổ chức. Có thể ông sẽ giải đáp vào những buổi học sau không? Họ rất nóng lòng muốn đến buổi học tiếp theo.

28 tháng 4 năm 1911

Hôm nay, giáo sư Saussure khá vội. Để không quên, đầu buổi học ông đã muốn đính chính một số điều ông nói ba ngày trước. Ông nghĩ rằng ông đã nói về ‘bản năng ngôn ngữ’ nhưng ông nên nói một cách khác đi. Ông nói rằng lẽ ra ông nên đặt câu hỏi liệu rằng ngôn ngữ có chức năng tự nhiên không. Không có một điểm nào quyết định xem liệu langue có tự nhiên hay không.
(…)

4 tháng 7 năm 1911

Hôm nay là buổi học cuối cùng, giáo sư Saussure có vẻ mệt, nhưng ông vẫn kiên nhẫn thảo luận với sinh viên về ý niệm giá trị. “Chúng ta không thể xác định giá trị của một từ – như từ ‘sun’ – mà không xem xét đến những từ lân cận đã định giới hạn ngữ nghĩa của nó. Sự xác định một nét nghĩa lệ thuộc vào hệ thống được tạo nên bởi toàn bộ các từ vựng. Chúng ta phải đi từ hệ thống đến từng đơn vị và thấy rằng mỗi đơn vị đều được xác định trong những quan hệ của nó với các đơn vị khác, đó chính là giá trị của đơn vị ngôn ngữ. Chúng ta không thể chạm đến sự thật này nếu bắt đầu từ những từ vựng đơn lẻ. Không có ngữ nghĩa nào là đơn lẻ. Nó đều nằm trong một liên hệ giữa các liên hệ. Không có những mối quan hệ này, sẽ chỉ có một vũ trụ hỗn loạn của âm thanh và một suy nghĩ vô định hình. Chính sự thốn, hôn phối giữa cả hai, đã tạo thành những giá trị nhưng những giá trị này không tuyệt đối. Chúng võ đoán. Chúng tương đối. Chúng tập hợp lại với nhau thành những đơn vị của hệ thống. Chúng không nằm bất động trên một bề mặt rắn. Vì thế, những suy nghĩ sẽ phải tồn tại trên chính chúng. Nhưng điều này không đúng”. Saussure lúc này xem xét lại vấn đề của những từ ông dùng trước đó: signifiant và signifié. “Những khái niệm này không có sự độc lập mang tính hữu thể luận một cách rời rạc. ‘Signified’ không thể được xác định độc lập với ‘signifying’.
Quyển sách được biên soạn 3 năm sau khi Saussure mất
Quyển sách được biên soạn 3 năm sau khi Saussure mất
Giáo sư nhấn mạnh rằng nếu có những ngữ nghĩa độc lập, sẽ dễ dàng dịch ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác. Ông cũng nhấn mạnh thực tế rằng không phải mọi ngôn ngữ đều có cùng những hạng mục phân loại về tiếng nói và thể cách, chẳng hạn, rất khó về mặt tâm lý để chuyển dịch từ một hệ thống ngữ pháp này sang hệ thống ngữ pháp khác.
‘Sau hết, chúng ta phải cân nhắc đến toàn bộ hệ thống các ngôn ngữ như những tập hợp các khác biệt về âm thanh gắn với những tập hợp các ý tưởng khác biệt’.
Khóa học đã kết thúc, giáo sư Saussure còn chần chừ. Ông vẫn chưa đưa ra một kết luận nhất quán. Đây vốn không phải là tác phong của giáo sư, chỉ là ông không đủ thời gian để hoàn tất chương trình mà ông đã bắt đầu. Nhìn lại khóa học vừa qua, ông nghĩ rằng ít nhiều mình đã giải quyết xong cái phần bên ngoài, trình bày về sự đa dạng của ngôn ngữ. Nhưng cái phần bên trong, ngôn ngữ học tiến hóa, tức ngôn ngữ học của parole, của những động lực làm nên sự thay đổi, vẫn còn bị bỏ ngỏ vì phải ưu tiên bàn về các nguyên lý phổ quát về của hệ thống tĩnh. Những nguyên lý này cũng đáng được cân nhắc nhiều hơn nữa.
Năm 1916, ba năm sau khi Saussure mất, Leopold Gautier, người học trò đã phỏng vấn ông vào tháng 5-1911, vẫn nhớ rõ hình ảnh người thầy của mình: “một ông già lịch lãm và nổi bật, trông có vẻ mệt mỏi và mơ mộng, phảng phất nét sầu muộn và khó hiểu.”