Xét về ảnh hưởng toàn cầu hay thành tựu khoa học kĩ thuật, nước Mỹ có thể sẽ vượt qua Trung Quốc. Tuy nhiên, Trung Quốc có một "thành tựu phi thường" mà Hoa Kì không bao giờ có thể đạt được: "The Great Firewall", một biểu tượng cho mức độ kiểm duyệt gắt gao ở quốc gia này.
Ngày 2.9, Tổng cục Phát thanh và Truyền hình Trung Quốc - Quảng Điện (NRTA) đã ra văn bản thông báo mới nhằm tăng cường quản lý nghệ sĩ, chấn chỉnh những nội dung thiếu lành mạnh trong giới giải trí Trung Quốc.
Trong đó, đáng chú ý, Quảng Điện nhấn mạnh, cần kiểm soát chặt chẽ việc tuyển chọn diễn viên, khách mời và kiên quyết chấm dứt những nội dung có tính chất "quái dị" về thị hiếu, như phong cách trang điểm đậm, ẻo lả, yểu điệu của các nam nghệ sĩ trên truyền hình.
“Trích báo laodong.vn”
Như bạn đã thấy, thì sau hàng loạt vụ scandal, Trung Quốc đã siết chặt hơn hình ảnh giới giải trí nước nhà. Chưa bàn tới việc liệu lệnh cấm này có hợp lí hay không thì đây chỉ là một trong vô số lệnh cấm khác của chính quyền Trung Quốc.
Như chúng ta đã biết thì trước đó cả những tập đoàn công nghệ lớn như Facebook, Google và Twitter đều bị cấm ở Trung Quốc. Tuy nhiên đây không phải là một vấn đề với người dân Trung Quốc bởi họ đã có những ứng dụng với chức năng tương tự như Baidu, Weibo, Youku và Wechat.
Vậy ngoài những ứng dụng trên thì sự kiểm duyệt của Trung Quốc đã loại trừ những gì khỏi không gian mạng của nước họ?

1. Che giấu những sự kiện lịch sử

Cuộc biểu tình chính trị gần nhất ở Trung Quốc năm 1989, hàng ngàn người tập trung tại Thiên An Môn để biểu tình về cải cách dân chủ. Ngày 4 tháng 6 năm 1989, quân đội Trung Quốc nã đạn vào đám đông, làm ảnh hướng đến tính mạng người dân. Sự kiện này sau đó bị xóa sổ khỏi các trang mạng Internet và cũng không được đưa vào giáo dục trong trường lớp. Họ chỉ có thể tìm hiểu về lịch sử của chính quốc gia mình thông qua một trang mạng từ nước ngoài nằm ngoài quyền kiểm soát của Trung Quốc.
CBS Mornings

2. Xóa bỏ tất cả những bất đồng chính kiến.

Dưới quyền Tập Cận Bình, Trung Quốc đã “xóa sạch” tất cả những bất đồng chính kiến. Ông Tập kiểm soát chặt chẽ những tổ chức phi chính phủ (NGOs), giam giữ các luật sư về vấn đề nhân quyền và ban hành các quy định mang tính "càn quét" về an ninh mạng. Họ thậm chí trực tiếp cấm những từ ngữ như “Không đồng ý” hay “phản đối”.

3. Cấm một số ấn phẩm hoạt hình nước ngoài

Họ cấm những hình ảnh và từ khóa tìm kiếm liên quan đến “Winnie the Poo” và bộ phim hoạt hình Heo Peppa. Chương trình truyền hình trẻ em Chú heo Peppa, nổi tiếng khắp thế giới cũng bị cấm ở Trung Quốc vì một lý do khá bất ngờ - nhân vật chính trong phim được cho là tuyên truyền thái độ “giang hồ”. Còn về Winnie-the-Pooh, bộ phim bị cấm sau khi hình ảnh của ông Tập Cận Bình bị đem ra so sánh với chú gấu này.

4. Kiểm soát cả tin tức về những việc đang xảy ra

Những người bị giam giữ lắng nghe một bài diễn văn trong một trại giam ở Xinjiang, tháng 4, 2017.
Những người bị giam giữ lắng nghe một bài diễn văn trong một trại giam ở Xinjiang, tháng 4, 2017.
Hiện nay, Trung Quốc đang bị các tổ chức quốc tế lên án về việc đàn áp nhóm người Hồi Giáo thiểu số, Uighurs.
Chính quyền Trung Quốc được cho rằng đã giam giữ hơn 1 triệu người hồi giáo tại quốc gia này vào các trại tái cải tạo. Các tổ chức nhân quyền, Liên Hợp Quốc và chính phủ các nước vẫn đang ráo riết thúc đẩy Trung Quốc dừng ngay hành động được cho là vi phạm về tội ác diệt chủng này.
Tuy nhiên các quan chức Trung Quốc lại cho rằng các “trại cải tạo” của họ là những trung tâm giáo dục nghề miễn phí và không có bất cứ vi phạm nhân quyền nào. Kể từ năm 2014, chính phủ Trung Quốc đã bị buộc tội thực hiện nhiều tội ác chống lại nhân loại đối với người Hồi giáo Turkic, bao gồm giam giữ hàng loạt, tra tấn và gây tử vong trong trại giam, và nhiều tội danh khác.
Nếu hiểu theo lời của các quan chức Trung Quốc, bạn có thể hiểu rằng đi trại lao động (labor camp) ở Triều Tiên cũng giống như đi tình nguyện vậy. Hay các trại tập trung ở Đức là nơi để người Do Thái kết bạn. Họ được lao động, làm việc, gặp gỡ mọi người xung quanh và có thức ăn, chỗ ở, tất cả hoàn toàn miễn phí. Điều bất tiện duy nhất có lẽ là không có wifi và mọi người bắt buộc phải làm việc thật năng suất thôi nhỉ?
hrw.org
hrw.org
Với 1,4 tỉ dân và 800 triệu người dùng Internet, công tác kiểm duyệt là một việc qua đỗi bình thường. Cuộc sống ở Trung Quốc sẽ rất tốt và việc kiểm duyệt sẽ chẳng có ảnh hướng gì nếu tất cả những gì bạn làm là chụp ảnh tự sướng hay đăng những thứ lặt vặt trên Weibo. Nhưng với phần còn lại, những nhóm người thiểu số, những nhà hoạt động xã hội và những ai đi ngược lại với các "giá trị truyền thống", họ có vẻ sẽ... "không ổn".
Reference:
https://www.youtube.com/watch?v=qR-aAfF0KBU
https://www.youtube.com/watch?v=Ad-YqwhUsTE
https://www.dw.com/en/china-bans-winnie-the-pooh-film-report/a-44982027