1. Cuộc sống là không công bằng, hãy chấp nhận Sẽ thế nào nếu bạn với xuất thân gia đình nông thôn, học tại trường Đại học tầm trung ở Việt Nam phải chạy đua trên con đường sự nghiệp với những người có bố mẹ từng ở vị trí thứ trưởng trở lên, du học nước ngoài về, phần lớn họ hơn bạn về cả vốn tiền bạc, vốn quan hệ lẫn vốn trải nghiệm sống. Hãy chấp nhận việc đó vì nó là game mà bạn phải chơi cả đời này, đừng trốn tránh mà hãy dũng cảm, phân tích kĩ tình hình và đối thủ để biết tiến biết lui, học cái hay từ những người giỏi hơn để tiến lên chứ đừng đầu hàng vì trông họ mạnh hơn ta, hãy tìm cái ta mạnh hơn họ.
2. Càng lên cao càng cô đơn - Ngày làm nhân viên, bạn đồng nghiệp có thể chia sẻ đầy rẫy công ty. - Ngày làm trưởng phòng, bạn đồng nghiệp có thể chia sẻ gồm các trưởng phòng và một số key chính, một số anh em trong team. - Ngày làm giám đốc bộ phận, bạn đồng nghiệp tôi có thể chia sẻ chỉ còn mỗi ban giám đốc và một số giám đốc chuyên môn, một số anh em trong team. - Ngày làm giám đốc điều hành, bạn đồng nghiệp tôi có thể chia sẻ chỉ còn một nhóm chưa đầy bàn tay, mà thật ra tôi cũng chẳng chia sẻ hết với họ được! Vì có những thông tin của công ty nó đơn giản là không thể chia sẻ cho các lớp khác, vị trí khác, vì nó quá nhạy cảm có thể ngay lập tức ảnh hưởng đến cả tổ chức. Hãy tưởng tượng công ty chỉ còn tiền duy trì hoạt động trong vòng 3 tháng, bạn đi bô bô nói với anh em để tất cả chạy trước cả khi cố gắng hay là ngậm mồm vào và nói những điều tích cực?
3. Khôn ngoan quan trọng hơn cố gắng Đừng quá đánh cao sự chăm chỉ, hãy đánh giá cao sự khôn ngoan và tạo ra thành quả lớn hơn. Những người làm việc chăm chỉ hơn bạn có rất nhiều, trừ khi bạn là siêu nhân cơ bắp cuồn cuộn, ngày làm việc 12 tiếng ở tuổi 60 ra thì rồi sức khỏe ai cũng đi xuống, tuổi 30 rất khác 20 và 40 rất khác 30. Trẻ thì cần cố gắng nhưng sau cố gắng đó hãy chắt lọc lấy sự khôn ngoan, vì sự khôn ngoan mới là thứ bền bỉ nhất mà bạn tích lũy được.
4. Hãy tích lũy vốn Có 3 loại vốn là tiền, kinh nghiệm và quan hệ xã hội nữa. - Tiền là máu của doanh nghiệp, hết máu là hết game, hãy nhớ điều này. - Hãy chơi với mọi người nhiều hơn, đa dạng hơn để tích lũy quan hệ, hỗ trợ nhau trong các thời điểm sau này của sự nghiệp. - Hãy đúc kết những kinh nghiệm của mình từ cả thành công và thất bại để dần điều chỉnh bản thân, làm cái tốt nhiều lên, làm cái dở ít đi.
5. Sẵn sàng chịu đau Con người luôn tự động tìm kiếm ham muốn và né tránh nỗi đau, nhưng khi làm sếp bạn chỉ có thể không sai khi chẳng làm gì cả :D Bạn sẽ làm sai, bạn sẽ mất tiền, bạn sẽ bị nhân viên nói sau lưng, bạn sẽ bị xa lánh, bạn sẽ phải sa thải một vài người - một vài chục người - một vài trăm người ... tùy quy mô nhân sự công ty và điều kiện kinh doanh, bạn sẽ phải đau buồn nhưng mặt vẫn tỉnh bơ, đôi lúc có thể là muốn khóc hoặc bỏ việc nữa :D Đó là một phần cái giá phải trả cho sự thăng tiến và phát triển bạn thân, trong tự nhiên chẳng tồn tại con hổ nào mềm yếu hay con sói nào thiện lành cả.
6. Hãy tư duy tích cực Kể cả trong hoàn cảnh ngặt nghèo nhất cũng cần tư duy tích cực. Trong nguy bao giờ cũng có cơ, trong mất bao giờ cũng có được, mọi việc xảy ra với bạn đều có thể nhìn nhận như hai mặt của một đồng xu, một mặt tích cực, một mặt tiêu cực, chỉ cần bạn còn nhìn vào mặt tích cực thì bạn còn cơ hội tiến lên.
Chúc các bạn thành công!
Nếu được hãy chia sẻ lại các bài học của mình trong con đường sự nghiệp nhé.