Làm việc nhóm, một thứ không hiểu lợi hay hại trong thời gian làm sinh viên. Nó như một ván bài, vừa là cơ hội vừa là rủi do. Nhưng như người ta hay đồn về cờ bạc, 10 thằng chơi thì 9 thằng tạch. Còn theo mình thấy thì tạch hết.
Như nhiều trường hợp khác thì trưởng nhóm như người làm thuê không lương vậy, một "sản phẩm hoàn chỉnh" thì 80% công sức của duy nhất một hai thành viên thường là trưởng nhóm và bạn thân trưởng nhóm. Các thành viên khác hầu như chỉ cưỡi ngựa xem hoa và làm cho có khi được yêu cầu hoặc cũng muốn góp sức thật nhưng không biết làm.
Thường thì các bài làm nhóm được kể thường thiên về mấy môn xã hội, phân chia công việc khá đơn giản gồm: nội dung, làm powerpoint, thuyết trình. Nhưng đã ai đã được làm nhóm về môn kĩ thuật chưa, không biết giống mình không nhưng mình thấy đây là tập hợp nhiều thứ khó trong làm việc nhóm nhất. Không phải thuyết trình, không làm powerpoint, gần như mọi thứ chỉ bao gồm: quan sát, tính toán. Trình bày thì theo khuôn nên cũng khá dễ. Nhưng thứ quan trọng nhất ở đây đó là trình độ kiến thức của từng thành viên, chắc chắn là muốn hoạt động tốt thì trình phải ngang nhau rồi còn về tinh thần thì đơn giản, không làm thì biến. Phải chăng chỉ có leader là người có trình độ hơn một tí hoặc có khả năng trình bày chẳng hạn. Nhưng nếu leader là một đứa có điểm đầu vào gần thấp nhất thì bạn biết nhóm sẽ như thế nào không.
Không như các nhóm khác, mình lại được nhét vào nhóm mà số thành viên tham gia còn không bằng một nửa của nhóm đông nhất, mặc dù thầy chia theo số thứ tự (do mấy bạn bảo lưu nhưng quên mất còn mấy môn chưa học và đen cái dính đúng nhóm mình). Tuy có điểm đầu vào thấp top lớp nhưng việc thể hiện khá tốt trong học kì vừa qua và đầu năm đã tạo nên sự tín nhiệm và khi được phân nhóm thì ngay lập tức được coi là người "gánh", ok chấp nhận nhưng vấn đề không chỉ có thế. Các bài thiên về xã hội thì việc các cá nhân làm kiểu chả liên quan gì đến nhau, xong ghép lại lấp liếm dùng câu từ nối để tạo liên kết có lẽ là thứ mà nhóm nào cũng làm khi có các bài thuyết trình dài, nhiều nội dung. Nhưng các bài thiên về tính toán đâu làm vậy được, không thể lôi hai công thức với số liệu chả liên quan gì đến nhau ra tính chỉ có đúng hoặc sai chứ không có cái phù hợp và không phù hợp. Đây chắc là nỗi khổ lớn nhất của các "trưởng nhóm". Tiêu chí chọn ra trưởng nhóm trong bài kiểu này rất đơn giản, ai làm được thì tự khắc có thể coi mình là trưởng nhóm luôn.
Khi có một dự án cần nhiều bước làm tuần tự thì ở các bước về sau chỉ có người tham gia ở các bước trước mới hiểu, nhập nhịp một cách trơn tru. Và chắc chắn rồi, sinh viên chưa có kinh nghiệm sao phối hợp đều với nhau trong từng bước một kiểu cùng suy nghĩ về vấn đề tìm ra công thức đúng làm gì có chuyện đấy, chắc chỉ có nhóm mà toàn điểm tuyệt đối làm chung nhau với vậy được thôi. Quá trình thì ai cũng biết, một đứa sẽ đứng ra lo hết hầu như đầy đủ phần nội dung, quy trình, công thức; các thành viên lo phần tính toán và trình bày.
Các lớp dạy thêm, lò ôn thi đại học nợ mình một lời xin lỗi, xin lỗi cũng không tha thứ được (căn bản do mình chưa bao giờ học thêm nên vẫn chê được). Từ bao giờ việc tính trung bình cộng lại khó khăn và phức tạp vậy, mỗi tính thôi mà sai phần nửa. Còn phần trình bày còn chối đời đến mức chỉ việc sao lại toàn bộ báo cáo cho sạch đẹp còn cắt của cái cũ ghép vào cái mới mà một kiểu giấy A3, 1 kiểu giấy thếp (lưu thành PDF chứ không phải nộp trực tiếp). Cũng may là nhóm mỗi 3 đứa, nhiều hơn chắc tự tách nhóm.
Nhưng nhóm "dở" mà bài vẫn tốt thì leader đó chắc chắn rất tuyệt vời trách móc tí nhưng chính trưởng nhóm cũng là một thành viên bình thường trong nhóm khác (thường mấy đứa giỏi tự nhiên thì kém xã hội, may mắn mình giốt đều, chả qua là nhóm mấy bạn thấy không có ý định cố nên phải tự làm thôi). Đại học có rất nhiều môn yêu cầu nhóm nên không ai làm trưởng nhóm suốt được, trừ lớp trưởng và "chức vụ" trong lớp. Tình trạng trên lại được tái diễn, từng phải gồng gánh thì khi đổi vai trò, mình như các thành viên từng được gồng gánh, chả làm gì cả.
Nhiều bài viết nói khá chung chung về vấn đề này nhưng dưới góc nhìn của mình, một đứa vừa có thể chăm nhất vừa lười nhất nhóm (chứ không nhóm nào cũng làm khối lượng như nhau được như mấy bài viết trên face đâu) mình mạnh dạn có những ý kiến khác một tí về cái gọi là làm việc nhóm, các thành viên và leader cần có những yếu tố gì trong việc làm việc nhóm trong các môn ở đại học. Ở đây nhấn mạnh là khi có nhiều nhóm đang tham gia hoặc có một lý do nào đó phù hợp cho việc khó mà tích cực trong nhóm được.

Thành viên

- Xác định chắc chắn nếu môn học cần học, chủ động thể hiện mong muốn tìm hiểu và nếu được, tự ứng mình làm trưởng nhóm hoặc phó nhóm. Cứ tích cực là được.
- Bằng không xác định các yêu cầu, nhận một công việc mình làm tốt trong đó nếu vừa muốn có điểm tốt vừa muốn nhàn.
- Nếu cảm thấy thật sự không muốn tham gia hoặc có việc khác làm bản thân không có thời gian tham gia thì theo mình là chủ động nói chuyện với trưởng nhóm, thật sự bạn có thể " không làm mà vẫn có ăn" nhưng không bị ai trong nhóm tỏ thái độ khó chịu.

Trưởng nhóm

- Kỹ năng mềm luôn quan trọng nhưng nếu muốn đứng lâu thì phải cần một cái đầu lạnh, tạo dựng các mối quan hệ tốt với từng thành viên. Có cách xử lí thành viên đúng cách thông qua các việc như gán mốc thời hạn để xử lí công tâm.
- Lòng bao dung tới những ai gặp hoàn cảnh khó khăn, có các lý do chính đáng. Vì biết đâu sau này chính bản thân gặp tình huống đó.
- Hãy liên hệ với giáo viên về các vấn đề thành viên và nếu được xin luôn quyền admin, đá ai ra nếu thấy hợp lí. Càng đông càng không vui
- Học giỏi, đi học thì chắc chắn trưởng nhóm phải học giỏi môn đó nhất rồi. Nếu được thì tuyển một đứa luôn sẵn sàng đứng lên cãi tay đôi với trưởng nhóm.
- Phân công kiểu 2 việc 2 người hoặc nhiều việc trên nhiều người hơn để thành viên cảm thấy bản thân có quyền lựa chọn, tránh kiểu chỉ đâu làm đấy.

Phó nhóm

- Chỉ có khi nhóm quá đông, thường đóng vai trò gắn kết thành viên và giải quyết các vấn đề phát sinh.
- Nên là nữ :))
- Có khả năng liên hệ tốt với giáo viên bộ môn, nhanh nhẹn.
Nếu mà có môn cần làm nhóm thì tốt nhất ngay từ bước đầu, xin giáo viên để được quyền tự tạo và chọn nhóm. Không thì vừa không hiểu bài, vừa lạc lõng hoặc một mình gánh hết khổ lắm. Cũng may mấy ông nhóm mình cũng nhiệt tình.
Đừng quá ham hố làm trưởng nhóm của nhiều nhóm xong nó dồn bài vào thì mệt lắm. Việc đòi hỏi các thành viên tham gia tích cực như nhau, làm cùng nhau, đưa ra giải pháp và cùng giải quyết vấn đề chỉ có thể đến từ một nhóm đã quá quen thuộc. Một nhóm mới muốn lâu dài chỉ cần một lãnh đạo công bằng và mong muốn tham gia của các thành viên là đủ. Nhưng đừng để mấy đứa thích thể hiện làm trưởng nhóm.
Hi vọng qua bài viết có thể giúp các bạn thông cảm cho các đứa lười trong nhóm (có lý do chính đáng). Tạo ra một tập thể lâu dài và hiệu quả.