Máu là thành phần không thể thiếu trong cơ thể. Trong mỗi người trưởng thành có khoảng xấp xỉ 5 lít máu, mất khoản 1 lít máu do bất kì lý do gì điều có thể gây nguy hiểm đến tính mạng. Vậy cho nên khi cấp cứu những bệnh nhân mất máu ta cần đến phương pháp truyền máu. Để truyền máu sao cho an toàn thì y học thế giới đã phân loại máu thành các nhóm để đảm bảo an toàn cho người nhận máu.
Tế bào máu
Tế bào máu
Ở Việt Nam, tỉ lệ về nhóm máu khác nhau : - Nhóm máu O: 43,2 % - Nhóm máu A: 29,1% - Nhóm máu B: 22,2% - Nhóm máu AB: 5,5% (máu hiếm)
Ta đã biết trên thế giới này có tất cả 4 nhóm máu chính là A, B, AB, O (gọi chung là hệ nhóm máu ABO), mỗi người có một nhóm máu cho đến hết cuộc đời, không thể thay đổi được. Để truyền được máu cho bệnh nhân ta phải truyền đúng nhóm máu cần truyền để tránh nguy hiểm cho người nhận máu. Trước khi ta đến với máu nào truyền phù hợp cho nhóm máu nào thì ta phải tìm hiểu tại sao người ta lại chia máu thành các nhóm như vậy ?

Nguồn gốc tên gọi nhóm máu hệ ABO

Tên gọi nhóm máu được đặt theo tên của loại kháng nguyên mà chúng gắn trên bề mặt hồng cầu.
Máu bao gồm tế bào máu và huyết tương, để kháng nguyên trên bề mặt hồng cầu không xảy ra phản ứng giữa kháng nguyên - kháng thể thì huyết tương của nhóm máu đó là loại kháng thể khác tên với kháng nguyên trên bề mặt hồng cầu.
Hệ nhóm máu
Hệ nhóm máu
Nhóm máu A: có kháng nguyên A trên bề mặt hồng cầu, và trong huyết tương (hoặc huyết thanh) có kháng thể chống B (anti B)
Nhóm máu B: có kháng nguyên B trên bề mặt hồng cầu, và trong huyết tương (hoặc huyết thành) có kháng thể chống A (anti A)
Nhóm máu O: trên bề mặt hồng cầu không có kháng nguyên A và B, và trong huyết tương (hoặc huyết thanh) có cả 2 kháng thể anti A và anti B
Nhóm máu AB: trên bề mặt hồng cầu có cả 2 kháng nguyên A và B, trong huyết tương (hoặc huyết thanh) không có kháng thể anti A và anti B

Phương pháp xác định nhóm máu

Dựa vào phản ứng giữa kháng nguyên - kháng thể để hình thành 2 phương pháp xác định nhóm máu chính.
Phương pháp trực tiếp (huyết thanh mẫu): dùng các huyết thanh có kháng thể anti A, anti B, anti AB để xác định kháng nguyên trên bề mặt hồng cầu.
Phương pháp gián tiếp (hông cầu mẫu): dùng các loại mẫu hồng cầu biết trước kháng nguyên để xác định kháng thể có trong huyết tương (hoặc huyết thanh).
Trong thực tế, để xác định nhóm máu, nhân viên y tế bắt buộc phải tiến hành cả 2 cách trên xác định nhóm máu (trẻ em dưới 4 tháng tuổi thì dùng phương pháp trực tiếp vì trẻ chưa hình thành đủ hoàn toàn kháng thể).

Uống rượu bia bị đỏ mặt là do nhóm máu O gây ra ?

Hiện nay, chưa có bằng chứng khoa học nào chứng mình việc người có nhóm máu O sẽ không uống được nhiều rượu bia, hay đỏ mặt, phát ban khi sử dụng đồ uống có cồn hơn người có những nhóm máu khác.
Quan niệm về người nhóm máu O như vậy là sai lầm. Khi chúng ta uống rượu, cơ thể chúng ta sử dụng gan để phân hủy và chuyển hóa chất cồn. Trong khi làm điều đó, nó tạo ra một chất độc gọi là Acetaldehyde, chất này tiếp tục bị phân hủy thành Axit Axetic không độc. Axit axetic cuối cùng bị phân hủy thành Carbon dioxide và nước.
Những người đỏ mặt khi uống rượu có thể do lỗi của gen Aldehyde dehydrogenase (ALDH) gây thiếu hụt enzyme này. ALDH là một loại enzym trong cơ thể bạn giúp phân hủy một chất có trong rượu gọi là Cetaldehyde.
Sự tích lũy quá nhiều Acetaldehyde có thể gây đỏ mặt và các triệu chứng khác.
Mặt đỏ bừng xảy ra do các mạch máu trên mặt giãn ra để phản ứng với các chất độc này. Ở một số người, điều này có thể xảy ra sau khi uống rất ít rượu, hay chỉ cần ngửi mùi rượu.
Bài viết nhằm mục đích tham khảo, không có ý nghĩa trong việc chữa trị thực tế lâm sàn.
Có câu hỏi nào liên quan đến y học hay bạn hứng thú về chủ đề gì về y học, hãy bình luận phía bên dưới nhé.