Nhịp điệu và tiết tấu trong copywrite(?)
Bạn có cảm thấy như tôi? Thi thoảng khi ta viết, đột nhiên lòi ra một đoạn văn có nhịp điệu. Nếu thường xuyên bị vậy, bạn chắc cũng giống tôi, cũng là người viết rất nhiều.
Bạn có cảm thấy như tôi? Thi thoảng khi ta viết, đột nhiên lòi ra một đoạn văn có nhịp điệu. Nếu thường xuyên bị vậy, bạn chắc cũng giống tôi, cũng là người viết rất nhiều.
Khác với thơ, ta sẽ phát điên nếu phải gieo vần cho văn bản mất. Có thể vì, từ lâu một đoạn văn đã là cách thể hiện quan điểm đơn giản nhất. Nên, nếu ta có thể viết dài mà vẫn có nhịp điệu và tiết tấu, thì theo bạn có nên thử, hay, không làm điều đó được đâu?
Có thể những gì tôi nói tới quá xa xôi, nhưng hãy thử nghĩ về “văn mẫu” trên mạng xã hội. Đọc thì tức cười, xài thì hả hê. Ai cũng có thể hùa theo và biến mọi thứ thành trò hề.
Có điều gì đó sau đoạn văn mẫu này khiến nó áp vào cái gì cũng trơn tru. Có lẽ nhịp điệu, tính nhạc trong văn bản là thứ để viết ra content level vũ trụ.
Vấn đề của tôi là không có một ví dụ nào đầy đủ.Kiểu, tôi phải tìm kiếm một văn bản nào đọc lên đã thấy du dương. Không phải là thơ Đường, hay những thứ gieo vần lộ liễu. Rồi tôi chợt nhớ ra một cái tên, khi còn đi học tại nhà trường.
Đó là Bình Ngô Đại cáo, và phần sau tôi sẽ cố giải thích tại sao.
Có một điều tôi nhận ra: Bình Ngô đại cáo không gieo vần nhưng đọc vẫn trơn tru kì lạ.Ví dụ như cách phối hợp thanh ngang và các thanh bằng trắc. Chỗ tô đỏ là 2 thanh ngang, kết hợp với một dấu huyền một dấu nặng.
Tôi đồ rằng kết thúc một câu trong veo, câu thứ hai cần trầm lắng xuống. Sẽ tạo ra hiệu ứng âm thanh, như từ mưa rơi với đồng ruộng
Tác giả cũng sử dụng cụm âm trầm+dấu sắc kết hợp với âm trầm + dấu ngang. Cá nhân tôi rất thích cách sắp xếp này. Khi đọc bài, bạn có thể thấy tôi hay sử dụng nó. Đến mức, nếu được hỏi rằng mình lạm dụng không, câu trả lời của tôi là có.
Khi còn đi học, với môn văn tôi khá thờ ơ (cho nên dù có nhớ nhầm) thì, tôi vẫn nghĩ Bình Ngô Đại Cáo không phải một bài thơ. Có lẽ do Ngô Tất Tố hiếm khi gieo vần, hiếm như ban phát, và ông viết các cặp câu đối xứng thì nhiều, đến độ chan chát.
Không chỉ là âm cuối câu để tạo ra tiết tấu, người đọc bị cuốn theo những cặp ý nghĩa trái ngược hoặc tương tác. Áp dụng cách viết này liên tục vào một đoạn văn, thề có chúa, không bao giờ mang lại cho người viết khoái lạc.
Tôi đã muốn triển khai bài này theo hướng đó, tuy nhiên, thấy sai quá phải rút lại. Cách viết đó chỉ dành cho các thiên tài, còn tôi, tôi là ai?
Còn một điều nữa, đó là việc tổ chức một câu một đoạn. Max 20 từ một câu, vì mạch đọc của ta có giới hạn. Nếu tôi viết dài như sách Mác, viết được ba dòng chắc là toang. Nên tôi thường viết những mạch nhỏ 6-7 từ, hy vọng đó là cách phù hợp với bạn.
Tuy nhiên cách viết này gây khó cho cả người viết và người đọc.
Nếu tôi cứ viết thơ nửa mùa như này, nội dung sẽ dở ẹc và khiến cho bạn đau đầu. Bởi tôi thường gặp khó khăn khi chuyển nhịp điệu và tiết tấu. Hầu như lúc nào tôi cũng phải đánh đổi, ý nghĩa muốn truyền tải với chất nhạc ở trong câu.
Vì vậy, giống cherry trên bánh kem, nhịp điệu trong văn chỉ cần một vài thôi, không cần nhiều lắm. Như tàu chở quá nhiều trong bão tố, muốn người đọc say mê nhưng chỉ có chìm, đắm.
Science2vn
/science2vn
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất