Chỉ cần một chiếc kính thiên văn, hoặc bằng mắt thường, bạn có thể nhìn về quá khứ hàng triệu, hoặc thậm chí hàng tỉ năm trước của vũ trụ.
Khoảng cách từ Trái đất đến các hành tinh. Ảnh: Google
Khoảng cách từ Trái đất đến các hành tinh. Ảnh: Google
Các giác quan của chúng ta đều “bị kẹt” trong quá khứ. Giả như có một tia sét trên bầu trời, một vài giây sau bạn mới nghe được tiếng của nó, thì bạn đã nghe âm thanh trong quá khứ. Bởi vì khi nghe âm thanh tiếng sét đó, nó đã xảy ra một vài giây trước, nhưng do vận tốc ánh sáng nhanh hơn vận tốc âm thanh, nên ánh sáng tia sét truyền đến mắt trước khi âm thanh của nó truyền đến tai bạn.
Và bạn cũng đang nhìn về quá khứ…
Trong khi âm thanh truyền với vận tốc khoảng 1km mỗi 3s, thì ánh sáng lại di chuyển với tốc độ 300.000km mỗi 1s. Vì thế khi bạn nhìn một tia sét ở khoảng cách 3km, bạn thực chất đang nhìn thấy một điều gì đó xảy ra trong khoảng 1% của 1 mili giây trước, một con số cực cực kì nhỏ. Và đó không phải điều gì đó nằm quá xa trong quá khứ.
Nhưng khi bạn nhìn những vật ở rất xa, mắt bạn đang thấy quá khứ cách hiện tại khoảng một vài giây, một vài phút, một vài năm hoặc hơn… của chính vật đó. Quan sát bằng một chiếc kính thiên văn, đồng nghĩa với việc nhìn về quá khứ xa hơn.
Lấy một vài ví dụ cụ thể…
Mặt trăng là người hàng xóm gần gũi nhất với trái đất-một thế giới với những thung lũng, dãy núi và miệng núi lửa.Mặt trăng cách chúng ta 380,000km, mất khoảng 1,3s để ánh sáng từ mặt trăng truyền đến mắt bạn. Vì thế khi nhìn lên mặt trăng, bạn đang nhìn hình ảnh của mặt trăng khoảng 1,3s trước, chứ không phải mặt trăng hiện tại.
Mặt trăng không thay đổi nhiều một cách tức thì. Nhưng độ trễ 1,3s này có thể nhận biết được khi thực hiện sứ mệnh nói chuyện với các phi hành gia trên Mặt trăng. Sóng vô tuyến di chuyển với tốc độ ánh sáng. Do đó, một tin nhắn từ trạm mặt đất mất 1,3s để đến Mặt trăng và ngay cả những câu trả lời nhanh nhất cũng mất 1,3s nữa để gửi lại.

Phút và giờ

Mặt trời, ngôi sao trung tâm của Thái Dương Hệ, cũng cách chúng ta 150 triệu km. Và khi nhìn Mặt trời, bạn thấy Mặt trời của 8 phút trước chứ không phải Mặt trời hiện tại!.
Thậm chí là hai hành tinh hàng xóm là Sao Kim và Sao Hỏa, cũng cách chúng ta hàng triệu km. Qua kính thiên văn, bạn cũng chỉ thấy hình ảnh Sao Kim và Sao Hỏa của một vài phút trước.
Vào thời điểm gần nhau nhất, thì ánh sáng từ Sao Hỏa cũng mất 3 phút để đến Trái đất, và có khi là hơn 20 phút ở một thời điểm khác.
Tiến xa hơn một chút trong không gian. Ở thời điểm gần Trái đất nhất, Sao Thổ vẫn cách Trái đất hơn 1 tỷ km, vì vậy bạn chỉ có thể nhìn thấy hình ảnh Sao Thổ ở khoảng thời gian một giờ trước, cũng là khoảng thời gian ánh sáng truyền từ Sao Thổ đến mắt bạn.
Thái Dương Hệ. Ảnh: Google
Thái Dương Hệ. Ảnh: Google
 Năm
Bầu trời đêm đầy sao, và những ngôi sao ở rất xa chúng ta. Khoảng cách được đo bằng năm ánh sáng (khoảng cách ánh sáng truyền đi trong một năm-khoảng 9 nghìn tỷ km)Alpha Centauri, ngôi sao gần nhất có thể nhìn thấy bằng mắt thường, ở khoảng cách 270.000 lần khoảng cách giữa Trái đất và Mặt trời(4 năm ánh sáng). Vì vậy bạn chỉ đang nhìn thấy Alpha Centauri của 4 năm trước.Một số ngôi sao sáng ở xa hơn nhiều, Betelgeuse, trong chòm sao Orion, cách chúng ta khoảng 640 năm ánh sáng. Nếu Betelgeuse phát nổ (và nó sẽ nổ vào một ngày nào đó), bạn sẽ không biết điều đó trong nhiều thế kỉ, chỉ khi ánh sáng từ vụ nổ đó truyền đến trái đất, bạn mới nhận biết được vụ nổ, và khi ấy, hiển nhiên bạn đang quan sát vụ nổ đã xảy ra vài trăm năm trước.
Alpha Centauri. Ảnh: Google
Alpha Centauri. Ảnh: Google
Hàng tỷ năm
Với con mắt tinh tường, bạn có thể nhìn về quá khứ hàng triệu năm, nhưng còn hàng tỷ thì sao? Chà, bạn có thể làm điều đó với thị kính của một chiếckính thiên văn nghiệp dư.Trái đất mới chỉ 4,5 tỷ năm tuổi, và ngay cả bản thân vũ trụ cũng đã 13,8 tỷ năm tuổi. Tương đối ít người được tận mắt nhìn thấy chuẩn tinh APM 08279 + 5255, nhưng khi làm như vậy, họ (và bạn) đã nhìn lại gần như toàn bộ lịch sử vũ trụ của chúng ta.Vì vậy, khi bạn nhìn lên trời, hãy nhớ rằng bạn không nhìn thấy mọi thứ ở hiện tại; bạn đang nhìn thấy mọi thứ trong quá khứ, như chúng vốn có…
Bầu trời đêm. Ảnh: Google
Bầu trời đêm. Ảnh: Google