Hôm trước đọc được một bài viết khá hay về nhiếp ảnh. Nay xin share cùng mọi người.

Khi nào thì ảnh cần phải THẬT?

Những người theo trường phái Thật - là những người chụp Photojournalism, Documentary, Editorial... Đó là những nhiếp ảnh gia báo chí, sự kiện, chụp đám cháy, chụp chiến trường, chụp nạn đói, chụp khô hạn, chụp đám ma... Tính chất của ảnh báo chí đòi hỏi sự Trung Thực trong nhiếp ảnh. Và tất nhiên, ai đã đi theo con đường Photojournalism, Documentary, Editorial... thì phải tuyệt đối tuân thủ ngặt nghèo sự trung thực này.

Nhiếp ảnh có phải NGHỆ THUẬT không?

Khởi đầu, Nhiếp ảnh KHÔNG phải là nghệ thuật, và nó chưa bao giờ được đứng vào danh sách các ngành nghệ thuật theo quan niệm HÀN LÂM (Trong khi Điện Ảnh thì Có)
Khởi đầu, nhiếp ảnh là một phát minh dựa trên sự kết hợp giữa Vật Lý (quang học) và Hóa học (phản ứng hóa học) - Nó chả liên quan gì đến nghệ thuật cả.
Đến nay, phần lớn tập bao hàm rộng của nhiếp ảnh cũng không thuộc về nghệ thuật, ta có thể thấy nhiếp ảnh có ảnh chụp bản đồ, ảnh chụp vi trùng trong phòng thí nghiệm, ảnh chụp đua chó, ảnh chụp trẻ trâu đánh nhau ngoài đường, ảnh chụp khám nghiệm tử thi....hầu hết không liên quan gì đến nghệ thuật cả.
Do đó, nhà báo là NHÀ BÁO, Nhà báo Không phải NGHỆ SỸ và ngược lại, NGHỆ SỸ không phải / và không cần trở thành một NHÀ BÁO.

Vậy ảnh Nghệ thuật là gì?

Trong quá trình phát triển của Nhiếp ảnh, có một thể loại được sinh ra. Nó là tập giao giữa Nhiếp ảnh (không nghệ thuật) với Hội Họa (nghệ thuật). Thể loại nhiếp ảnh này dùng PHƯƠNG TIỆN là Nhiếp ảnh nhưng TƯ DUY là Hội họa. Những người theo trường phái này cầm máy không phải để "CHỤP" (trong ngoặc kép) mà là để "VẼ".
Chính vì những gì thể hiện trong bức ảnh mang theo ngôn ngữ của HỘI HỌA. Bao gồm đường nét, mầu sắc, bố cục...Nên thể loại ảnh này được coi là gần gũi với nghệ thuật hơn cả. Tuy nhiên trên thế giới, những người chụp thể loại này vẫn gọi là Photographer, rất ít người đạt đến ARTIST như ở Việt nam chúng ta vẫn gọi nhau là NGHỆ SỸ.
Trường phái ẢNH (gần với) Nghệ thuật này được định danh là STAGED (Không phải Editorial ^^)

Ảnh STAGED có cần phải THẬT không?

Câu trả lời là KHÔNG.
Chính vì ảnh Stage là Vẽ. Nên người chụp ảnh cũng giống như một họa sỹ, họ có quyền vẽ bất cứ thứ gì lên bức ảnh của mình mà ko cần phải NỆ THỰC. Bởi vì SÁNG TẠO là không có giới hạn và MỤC ĐÍCH chụp ảnh của mỗi người là KHÁC NHAU. Triết học cũng có Biện chứng và Siêu Hình đánh nhau chan chát, tôn giáo thì ông nào cũng cho mình là chân lý rồi tử vì đạo. Trong khi đứng ngoài tất cả nhìn vào thì giáo phái này có thiêng hơn giáo phái kia không?
Chính vì ảnh Stage là Vẽ, nên người "vẽ" có quyền sắp xếp bất cứ đối tượng gì vào bức ảnh của họ cho phù hợp với yêu cầu/ mục đích của "bức tranh". Đó có thể là bà gồng gánh, cô gái đạp xe, trẻ em cầm bóng bay, cô gái hái hoa súng... Bất cứ thứ gì...
ẢNH STAGED đến hôm nay đã có một chỗ đứng riêng, bình đẳng và ngang hàng với Editorial. Anh muốn sắp đặt kiểu gì cũng được, miễn là ĐẸP. Sẽ có những sân chơi riêng, cuộc thi riêng cho thể loại của anh.
Trở lại câu hỏi ảnh STAGED có cần THẬT không? Câu trả lời vẫn là KHÔNG.
Hiện nay trên thế giới, ảnh STAGED lại chia ra làm 3 thể loại nhánh:
1 - Hiện thực sáng tạo: Đây là thể loại mà nhiều cao thủ ở VN thích nhất. Vẽ gì thì vẽ nhưng vẫn bám sát hiện thực cuộc sống, màu sắc, ngữ cảnh hình ảnh đều tôn trọng và tái hiện chân thực.
Trường phái này nó giống như "Cổ điển" trong hội họa vậy, rất khắt khe và Hàn Lâm. Nhưng cũng rất bảo thủ. Một thời gian dài cổ điển cho nó là chân lý, nhưng cũng không thể ngăn được những Ấn Tượng, Siêu Thực, Lập thể, Trừu tượng phát triển...
2 - Số hóa mầu sắc: Đây là thể loại ĐÔNG người theo nhất, thế thiên hành đạo, sắp đặt người gồng gánh, tre con cầm bóng bay, người ngồi làm hương, lăn lốp trên đồi cát...Thay đổi mầu sắc, blend mầu phim, dùng các kỹ thuật Photoshop từ cơ bản đến nâng cao nhằm can thiệp sâu vào bức ảnh (Tôi theo trường phái này)
3- Siêu thực: Ảnh Siêu thực thể hiện thế giới siêu thực chỉ có thể thấy trong tiềm thức và tưởng tượng của con người. Nói cách khác, thế giới siêu thực được mô tả như "ảo giác, mơ mộng" tồn tại trong tâm trí mỗi người và trên thực tế, chúng không tồn tại ở hiện thực.
Vậy ảnh siêu thực mô tả những điều nằm trong trí tưởng tượng của con người, không phụ thuộc vào bất kì qui luật tự nhiên nào, phát huy được sức sáng tạo của con người.
Và Không cần phải THẬT.

KẾT LUẬN

- ẢNH - có nhiều trường phái. Nhà Báo thì không phải Nghệ sỹ và ngược lại.
- Nếu ai chơi STAGED thì cứ thoải mái Set up, nếu mà Lố quá thì thành SIêu thực cũng được. Không ai cấm trí tưởng tượng của bạn bay đến đâu. Nên nhớ: Ảnh Siêu thực thì không cần THẬT.
- Trước đây khi Tùng Dương, Quốc Trung, Lê Minh Sơn... chê nhạc Bolero và những người hát nhạc Bolero là kìm hãm phát triển âm nhạc Việt Nam. Duy Mạnh nói câu thấy cũng hay "Ngu nhất là thằng chơi dòng nhạc này chê thằng chơi dòng nhạc khác là ngu hơn mình"
Tác giả: Lê Việt Khánh