[Nhiếp ảnh cơ bản] - Chụp ảnh đẹp hơn với điện thoại - Phần 1
Với chiếc điện thoại có camera, ai cũng có thể bấm một cái và tạo ra ngay một hình ảnh. Nhưng hình ảnh của máy ảnh khác với hình ảnh...
Với chiếc điện thoại có camera, ai cũng có thể bấm một cái và tạo ra ngay một hình ảnh. Nhưng hình ảnh của máy ảnh khác với hình ảnh của thị giác, bức ảnh chụp khác với cảnh quan thực, hình ảnh được tạo ra nhiều khi không được như ý muốn. Bởi vì sao? Vì nhiếp ảnh phụ thuộc ánh sáng, tuỳ hoàn cảnh và cái máy ảnh phụ thuộc sự dẫn dắt của người cầm sử dụng nó. Sự dẫn dắt không chỉ là giơ lên bấm chụp bất kể, mà nên hiểu rõ và làm chủ nó, biết cách lấy nét, chọn góc chọn hướng sáng phù hợp, tìm kiếm khoảnh khắc hoặc chủ đề chụp... thì ảnh chụp bằng điện thoại sẽ được cải thiện tốt hơn.

Có rất nhiều loại điện thoại có camera chụp hình tốt. Công nghệ hình ảnh với camera trên điện thoại tiến bộ rất nhanh và ngày càng hoàn hảo về mặt kỹ thuật, hệ thống cảm biến và ống kính, công cụ giao diện chụp đa dạng, màn hình hiển thị hình ảnh, các chế độ chụp từ đơn giản đến phức hợp, và cả công cụ chỉnh sửa hình ảnh nhanh ngay sau khi chụp. Hàng loạt kiểu camera điện thoại thi nhau góp mặt trong thị trường hiện tại. Về nguyên tắc ghi hình thì giống nhau, nhưng có phần khác nhau về tính năng và điểm mạnh điểm yếu theo từng cơ chế chụp. Vậy nên, nếu chọn đúng loại phù hợp với nhu cầu chụp, phù hợp với sở thích, khả năng mà loại camera điện thoại đáp ứng, bạn sẽ dễ dàng hơn và có được ảnh đúng ý hơn.
1. Lựa chọn điện thoại phù hợp nhu cầu
Theo như cảm nhận của cá nhân sau quá trình dùng một số loại điện thoại để chụp hình, mình có thể phân biệt tương đối vài điểm chính yêu như sau để chọn cho phù hợp nhu cầu:
Dòng Lumia của Nokia (MS): nếu bạn thích giao diện công cụ chụp có tuỳ chỉnh các thông số chuyên nghiệp: cân bằng trắng (WB), tốc độ màn trập, dải nhạy sáng ISO, tăng giảm EV. Chỉ không có tuỳ chỉnh khẩu độ ống kính. Nếu chụp ảnh bằng Lumia, mà không thích tuỳ chỉnh để có ánh sáng như ý muốn, bạn không nên dùng dòng máy này, bởi ảnh của Lumia sẽ đạt hiệu quả rất tốt với hệ thống công cụ này thay vì cứ chụp tự động Auto. Phần mềm chỉnh sửa ảnh tốt tương thích với HĐH WP trên Lumia là: Photoshop Express, FotoR tải về xài miễn phí.


2. Hiểu rõ và sử dụng thuần thục thiết bị đang có
Dòng Lumia, mời bạn xem bài hướng dẫn chi tiết ở link : hiểu rõ và làm chủ giao diện chụp của LumiaiPhone, mời bạn xem bài hướng dẫn chi tiết ở link : một số nguyên tắc cơ bản để chụp đẹp với iPhone.Công cụ chụp phức hợp như của HTC, xem hướng dẫn chi tiết ở link : tận dụng công cụ chụp.* Lưu ý: Một điểm luôn nhớ là sau khi lấy điện thoại trong túi ra, bạn kiểm tra xem mặt camera có bị bám bụi bẩn không, nếu có phải lau nhẹ bằng vải mềm. Bề mặt của ống kính camera điện thoại rất bé, nên một vật bụi bám hay dấu vân tay sẽ ảnh hưởng đến chất lượng ảnh nhiều.
Hiểu rõ các chế độ mà camera điện thoại cho phép và sử dụng thành thục nó giúp bạn khai thác năng lực của chiếc điện thoại bạn đang có và nhanh nhạy bắt dính khoảnh khắc nhiều hơn bắt "hụt".
3. Đo sáng là quan trọng nhất
Riêng dòng Galaxy Camera của Samsung có thể tách điểm lấy nét và điểm đó sáng riêng biệt, hầu hết giao diện chụp của điện thoại điểm đo sáng và lấy nét là một. Bạn thử chạm tay vào màn hình, chúng ta nói cái hình vuông nhấp nháy trên màn hình thường là điểm đo sáng và lấy nét vật thể cần chụp. Bạn thử chạm vào nhiều vùng sáng / tối khác nhau, bạn sẽ thấy hình vuông đo sáng đó hoạt động (đo sáng và điều chỉnh ánh sáng toàn khung thay đổi khác nhau). Do vậy, đo sáng vào đâu để kiểm soát được ánh sáng cho bức ảnh và thể hiện ý đồ chụp là rất quan trọng.
Hãy xem các tình huống sau:
Mình đo sáng vào bờ vách (vị trí hình vuông màu vàng).
Ánh sáng ở cái cặp sẽ cháy trắng. Khi đo sáng vào bờ vách thì bờ vách đúng sáng và nét tại đó, nhưng vùng sáng khác sẽ thừa và cháy trắng.

Mình thay đổi điểm đo sáng (hình vuông vàng tại cái quai cặp), lúc này cái cặp đúng sáng, thì xung quanh bờ vách thiếu sáng trầm trọng và tối đen. Nếu bạn thích chụp hậu cảnh tối đen thì chọn chủ đề lệch sáng như thế này.

Đo sáng tại vùng sáng trung bình giữa 2 vùng lệch sáng. Cái cặp hơi thừa sáng 1 chút, nhưng đã thấy khung kệ.

Chọn 1 điểm đo sáng khác trên cái cặp để dung hoà giữa 2 vùng lệch sáng là cái cặp và khung kệ gỗ ở mức chấp nhận được.

4. Chụp đúng nét và bố cục ảnh
Chụp ảnh điện thoại có hai cách lấy nét và bố cục khung ảnh:
Canh khung ảnh, bố cục khung hình rồi chạm vào màn hình chọn đối tượng cần lấy nét, rồi chụp.Chạm vào màn hình giữ yên khoảng 1-2 giây để lấy nét và khoá nét vào một đối tượng ở vùng sáng tối hơn hoặc sáng hơn, không phải đối tượng cần nhấn mạnh, rồi giữ yên vị trí máy ảnh, xoay nhẹ khung ảnh để canh lại bố cục khung ảnh. Trường hợp này hữu dụng khi lấy nét và đo sáng vào đối tượng cần chụp mà ánh sáng phức tạp không được như ý, phải đo sáng vào một điểm khác tối hơn hoặc sáng hơn, rồi bố cục lại khung hình.Khi đưa máy điện thoại lên, bạn sẽ phản xạ chọn khung ảnh theo bố cục phù hợp, để đối tượng cần chụp được nổi bật hoặc ấn tượng. Bước sơ khởi vẫn là tuân theo "Bố cục theo tỷ lệ vàng 1/3". Khung ảnh được chia thành 9 phần bằng nhau với hai cặp đường thẳng ngang và dọc cắt khung hình với khoảng cách đều. . Khi quen dần, điều này sẽ gần như trở thành hoạt động vô thức khi mắt bạn đưa vào khung ngắm và lúc đó mới nghĩ đến các kiểu phá bố cục.

5. Xác định nguồn sáng và chọn hướng sáng
Có hai nguồn sáng cơ bản: Nguồn sáng tự nhiên (mặt trời) và nguồn sáng nhân tạo (các nguồn sáng đèn).Có các hướng sáng chính: Ánh sáng tạt ngang, ánh sáng xiên góc, ánh sáng ngược, ánh sáng thuận...Mới tập chụp ảnh, bạn nên tập xác định nguồn sáng, hoặc các nguồn sáng cùng tác động vào vật thể (nguồn sáng chính và có thêm nguồn sáng phụ như ánh sáng mặt trời qua khung cửa sổ và ánh đèn trong phòng); rồi bạn xác định hướng sáng đó là hướng sáng nào lên đối tượng. Rồi bạn chọn góc chụp nào để có được ánh sáng phản chiếu tốt nhất, ưng ý nhất cho khung ảnh.

6. Tìm kiếm vị trí phù hợp & khoảnh khắc tự nhiên
Đưa điện thoại lên và bấm chụp ngay những gì họ thấy đầu tiên và ngay tại vị trí mà họ nhìn thấy. Đúng là chụp ảnh nhanh nhạy chụp kịp thời khoảnh khắc và nhiều khi không đủ thời gian để thay đổi vị trí bấm máy. Nhưng nếu có thời gian thì nên tìm cho được một góc nhìn tốt cho khung hình. Có thể bạn chỉ xê dịch một chút vị trí cầm máy, và thỉnh thoảng bạn sẽ có góc ảnh bất ngờ.
Với sự cơ động của điện thoại, bạn có thể dễ dàng thay đổi góc chụp. Góc nhìn ngang tầm mắt là góc tự nhiên của mắt nhất, nhưng cũng ít độc đáo trong nhiếp ảnh nhất. Bạn có thể thử chụp từ các vị trí, từ góc cao xuống, từ dưới lên, cảnh tượng sẽ thay đổi và chắc chắn sẽ có sự khác biệt hơn.


7. Hậu kỳ bằng ứng dụng chỉnh sửa
Dẫu thế nào thì ảnh điện thoại vẫn đầy những giới hạn. Cảm biến của điện thoại rất bé, ống kính không có tuỳ chỉnh khẩu độ, phụ thuộc nhiều vào một hệ điều hành... ảnh sẽ có những giới hạn nhất định. Và, việc chỉnh sửa hậu kỳ ảnh là việc cần làm.
Tất cả các điện thoại đều tích hợp sẵn bộ chỉnh sửa ảnh sau khi chụp. Tuỳ theo mức độ và loại điện thoại mà công cụ chỉnh sửa đơn giản đến phức tạp. Các ứng dụng chỉnh sửa cài đặt mình ưa thích: Trên WP: Có Fotor và Photo Express. Trên các máy chạy Android, cá nhân mình luôn thích Snapseed.





Nếu bài này chỉ mang tính chia sẻ phổ quát thì các bài sắp tới chúng ta sẽ trao đổi với nhau chi tiết hơn về cách chụp bằng điện thoại các thể loại và chủ đề cụ thể, cách xử lý từng loại nguồn sáng, cân chỉnh các giao diện chụp và hậu kỳ chi tiết.

Kỹ năng
/ky-nang
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất