Việc Roma bổ nhiệm José Mourinho ngay lập tức vừa là một sự tranh cãi vừa là một phiên bản lý tưởng cho những gì Roma luôn mong ngóng. Nhưng liệu quyết định này có đúng đắn? Và liệu chúng ta có chấp nhận nó không?
Khi José Mourinho được Manchester United chiêu mộ, slogan về ông là chưa bao giờ thất bại trong việc vô địch bất kỳ giải đấu quốc nội nào với bất kỳ đội bóng nào. Vào thời điểm Mourinho được Tottenham chiêu mộ, slogan đó đã bị hạ cấp thành lời hứa rằng ông sẽ không bao giờ thất bại trong việc giành được ít nhứt một danh hiệu. Sau đó là thông báo ngầm từ chủ tịch Daniel Levy của Spurs ngay trước trận chung kết League Cup mùa này: Mourinho đã bị sa thải trước khi ông có cơ hội duy trì bất kỳ điều nào ở trên.
Tottenham vẫn cho là việc vào chung kết League Cup của họ là dưới sự dẫn dắt của HLV tạm quyền Ryan Mason. Nhưng hơn thế nữa, Tottenham muốn truyền đi thông điệp rằng họ không chỉ có vậy mà còn nhiều hơn, chứ không chỉ là một dự án phù phiếm với tên tuổi người Bồ Đào Nha kia, người mà bây giờ đã rời CLB. Bạn thấy rõ rằng Levy đang bực bội thay đồ, sau khi lên giường với Mourinho.
Trong phần Q & A giàu cảm xúc của riêng chúng tôi với Cartilage Free Captain, Spurs cảm thấy như ban đầu họ bị mê hoặc, để rồi cuối cùng là lừa gạt trong việc góp mặt của Mourinho vào màn trình diễn của Tottenham. Bài phát biểu hoành tráng về việc José nghỉ ngơi mười một tháng, tư duy lại triết lý của mình và tiếp cận ban lãnh đạo câu lạc bộ với những ý tưởng mới giờ đây trông giống như một trò hề, nó cho thấy Mourinho vẫn nóng tính kể từ khi ông hết ý tưởng ở Real Madrid vào giữa thập kỷ trước. Đừng bận tâm đến những khẩu hiệu hay lời hứa. Những hành động của Mourinho trong thời gian ở Spurs đã nói lên tất cả.
Royal Antwerp v Tottenham Hotspur: Group J - UEFA Europa League

Photo by John Berry/Getty Images
Không có chiến thuật sáng tạo nào mới của Mourinho ở Premier League mà từ lâu đã thích ứng với cuộc cách mạng 4-3-3 mà ông đem đến cho bóng đá Anh trong lần đầu tiên dẫn dắt Chelsea. Thay vào đó, giống như những ngày cuối cùng của ông ở Manchester, Mourinho đã chọn đi tắt và tìm cách mạt hạng nhất để nắm quyền. Cách đó là, theo thuật ngữ bóng đá, là động thái cổ điển khi đang giữa mùa giải, thì đem đội trưởng, ngôi sao của toàn đội hoặc cầu thủ quan trọng nhứt rồi ném họ vào gầm xe buýt mà không thèm nói gì cho những người còn lại.
Đó là một trong những chiêu trò cũ rích trong việc quản lý đội bóng (được chính Rinus Michels viết thành giấy trắng mực đen) và trong vài tình huống cụ thể, còn có thể khiến toàn đội phấn chấn ủng hộ HLV. Nhưng nó thường xuyên phản tác dụng khi cầu thủ cảm thấy không có lý do chính đáng nào đằng sau những toan tính của riêng huấn luyện viên.
Spalletti bị sa thải ở Inter Milan sau khi loại Mauro Icardi. Nhìn bề ngoài, đó có vẻ như là một việc dễ dàng đối với Spalletti vào thời điểm đó, đặc biệt là với tai tiếng trước đó của Icardi. Nhưng rồi hoàn toàn ngược lại. Thêm nữa, hãy xem Paulo Fonseca tước băng đội trưởng Roma của Edin Dzeko. Chắc chắn, Dzeko là một cầu thủ cá tính và giàu kinh nghiệm với phong cách lãnh đạo và lối chơi không phải ai cũng thích ngay cả khi những năm đầu đỉnh cao. Nhưng (thậm chí có như vậy thì) động thái hợp lý là đơn giản là để Dzeko trên băng ghế dự bị, không làm mất kiểm soát và không đi xa tới mức tước chiếc băng đội trưởng của cầu thủ ngôi sao khi đang giữa mùa giải.
Đó là một trong những khoảnh khắc hiếm hoi mà Paulo Fonseca để cảm xúc chế ngự, và vấn đề là hình ảnh tạo nên tên tuổi của Fonseca ở Rome lại là ông là một người dẫn dắt điềm tĩnh và rất “cool”. Sau khi điều này biến mất, niềm tin của cả đội vào Fonseca cũng không còn, nhanh chóng sau đó là phong độ của Roma giảm sút. Khi nhà quản lý bại lộ chân tướng khi chiến lược quản lý cầu thủ rẻ tiền phạm phải sai lầm, điều đó để lại sự hoài nghi kéo dài rằng ông ta đã mất kiên nhẫn để thực sự có thể giải quyết các vấn đề. Trong trường hợp đó, tại sao bạn lại bận tâm đáp ứng những yêu cầu chỉ để phục vụ cho lối chơi của ông ta?
AS Roma v Udinese Calcio - Serie A

Photo by Silvia Lore/Getty Images
Câu hỏi đó đã đeo bám Mourinho kể từ những ngày còn ở Manchester United: Liệu José có còn thật sự liên quan đến công việc chuyên môn của CLB hay không? Liệu ông có đủ năng lượng để tiếp tục kiếm chuyện với cầu thủ, với đối thủ, với trọng tài, với các trợ lý, với mấy nhóc nhặt bóng, và thậm chí cả với các bác sĩ của đội trên con đường giành chiến thắng không? Hay là giai đoạn này trong sự nghiệp của Mourinho, khi thực tế là ông chỉ bán thân nuôi miệng, làm việc vì tiền?
Và liệu bây giờ Mourinho có chỉ đang huấn luyện các CLB tạm bợ để đơn giản là kiếm tiền trước khi nghỉ hưu? Đối với một câu lạc bộ có quy mô như Roma hiện tại, thì câu trả lời cho câu hỏi này không quan trọng. Ít nhất là không ở khía cạnh thương mại.
Roma ký hợp đồng với Mourinho để giải quyết vấn đề CLB đang xuống dốc
Kể từ năm 2005, José Mourinho đã là thương hiệu. Chỉ trong tuần này, Calcio e Finanza tiết lộ Roma sẽ phải thông qua ý kiến Chelsea nếu câu lạc bộ Ý muốn mua cầu thủ mà Mourinho yêu cầu cho mùa giải tới. Câu lạc bộ của Roman Abramovich vẫn là chủ sở hữu quyền thương mại đối với tên tuổi của Mourinho cho đến năm 2025 — đó cho thấy rằng chữ ký của Mourinho đã ảnh hưởng đáng kể như thế nào trong thế giới bóng đá trong hai thập kỷ qua. Qua đó cho thấy lợi ích đầu tiên đằng sau việc Roma ký hợp đồng với người quản lý mới của họ cho mùa giải 2020-2021: một thương vụ quá nhiều thuận lợi.
Có điều khi Tottenham Hotspur đưa ra tuyên bố sa thải Mourinho trước trận chung kết cúp quốc gia, chúng ta (dù có như nào) cũng không thể so sánh thực tế những gì Tottenham phải mất — một câu lạc bộ có giá trị thương hiệu € 1,8 tỷ vào năm 2021 theo Forbes, được hỗ trợ bởi tài sản 1 tỷ Euro là Sân vận động Tottenham Hotspur trên sổ sách của họ - với những gì Roma phải mất trong mùa giải tồi tệ này.

Khoản tài trợ trong năm 2021 mà Jose Mourinho thu được nhiều gần như bằng số tiền Roma nhận được hàng năm từ hợp đồng quảng cáo trên áo đấu với Qatar Airways.
Giá trị thương hiệu hiện tại của Roma bằng một phần tư của Tottenham. Roma cũng không được Amazon liên hệ để thực hiện bộ phim All or Nothing như Tottenham. Roma cũng không có sân thi đấu có thể đa năng trong tích tắc chuyển đổi thành nơi dành riêng cho việc tổ chức các trận NFL, phức hợp cùng với văn phòng điều hành cho các đối tác NFL của họ. Thay vào đó, Roma ngày càng thua lỗ, thu nhập từ hoạt động âm và các chủ sở hữu buộc phải bỏ ra khoảng 150 triệu euro (và còn đang tăng) số tiền của họ (cao hơn mức phí ban đầu được trả để mua câu lạc bộ) chỉ để giữ cho Roma hoạt động lay lắt trong năm 2021. Vì vậy, khi Tiago Pinto gọi điện Dan Friedkin vào cuối tháng Tư nói rằng vẫn còn hi vọng ngay lập tức để chấm dứt những thua lỗ ngoài sân cỏ? Tất nhiên, Friedkin đã đồng ý với Pinto để thử ký hợp đồng với Mourinho.
Theo Ari Gold, việc ký hợp đồng với Mourinho không chỉ là một bước đi đúng đắn mà, theo lời của Ari Gold, giải quyết các rủi ro khi 'Thương hiệu Mourinho' rơi chẳng may vào tay các đối thủ của Roma, trong tình cảnh giữa đại dịch này, thì sẽ rất rất tồi tệ cho công việc kinh doanh. Mùa hè này có thể chứng kiến rõ nét nhất những ông bà lớn săn đón những cầu thủ tài năng nhất của Roma, đổi lại, Roma thì săn đón những tên tuổi lớn nhất của Torino, Verona hay Cagliari. Vì vậy, sẽ còn khó khăn hơn cho Roma khi tự thân vận động bên ngoài sân cỏ nếu một câu lạc bộ như AC Milan hay Napoli ký hợp đồng với José Mourinho. Và bên cạnh vấn đề về hợp đồng áo đấu mới của Roma với New Balance.
Với hợp đồng tài trợ áo đấu mới, quyết định từ bỏ một khoản tiền đầu tư trước mắt đổi lấy một khoản thu về sau dù nhiều tiềm năng có lớn vẫn có vẻ là không khôn ngoan cho Roma. Khi nguồn tiền đang cạn kiệt trong bóng đá, bạn sẽ luôn muốn được thu tiền trước. Nhưng sự hào nhoáng của Mourinho tại câu lạc bộ giờ đây khiến Roma có thể giành được tỷ lệ phần trăm lớn hơn trong việc đàm phán hợp đồng áo đấu của họ với New Balance, có vẻ như rủi ro càng cao, lợi nhuận sẽ còn càng nhiều hơn với Roma.
Đây là ví dụ cho việc thức thời gió bề nào che bề đó, thể hiện nhiệt tình cần thiết cho Rome thấy vào lúc này. Nhưng trên hết tất cả là tiền bạc và chính trị. Còn bóng đá thực tế thì sao? Bởi vì tôi không ở độ tuổi mà việc dành thêm ba năm cuộc đời nữa để ngồi xuống và xem Roma mỗi cuối tuần (chứ đừng nói còn thêm giữa tuần) là một quyết định mà tôi xem nhẹ như tôi đã từng làm. Cho đến giờ, bỏ sang một bên mối quan tâm và sự nhiệt tình của công chúng giành cho câu lạc bộ, tất cả những gì đạt được là Friedkin thúc đẩy việc đầu tư của họ, trong khi Mourinho tiếp tục tuần trăng mật với các bản hợp đồng sắp tới.
AS Roma v Ajax - UEFA Europa League Quarter Final: Leg Two
Photo by Silvia Lore/Getty Images
Mourinho hiện có thêm khoản tiền lương được đảm bảo trị giá 21 triệu euro có hiệu lực đến hết mùa hè năm 2024, so với hợp đồng 39 triệu euro trước đó của ông với Tottenham Hotspur. Chỉ khoảng sáu năm trước, giá trị tài sản ròng của Mourinho là khoảng 40 triệu euro. Trong khoảng thời gian ngắn đó kể từ lần cuối cùng rời Chelsea, và trong chưa đầy một phần tư sự nghiệp dẫn dắt câu lạc bộ, Mourinho đã tăng hơn gấp đôi tài sản cá nhân của mình. Vì vậy, những người giàu có thì càng trở nên giàu có hơn bên ngoài sân cỏ. Nhưng liệu những thứ này đồng nghĩa với những thứ mà phần còn lại của chúng ta sẽ muốn theo dõi?

Roma tiếp tục tránh né các HLV với phong cách huấn luyện tập thể
FBL-EUR-C1-SHAKTAR DONETSK-ROMAPhoto credit should read GENYA SAVILOV/AFP via Getty Images
Đồng ý với Daniele Lo Monaca tại Il Romanista khi anh ấy viết, trong ba câu liên tiếp, rằng trận thua của Roma Fonseca trước Manchester United ở Cúp châu Âu mùa này không phải (chỉ) do chiến thuật. Không phải (chỉ) do chiến thuật. Và không phải (chỉ) do chiến thuật. Bây giờ, một lần nữa tôi phải đồng ý với bài báo trên Lo Monaco tuần này: đề cập tới Mourinho mà chỉ nói về chiến thuật thì hoàn toàn lạc đề.

Mourinho đầu tiên là một thương hiệu, và thứ hai mới là một HLV. Suy nghĩ chung từ những người có liên quan tới sự nghiệp của Mourinho là José thực sự đã dành "mười một tháng nghỉ ngơi" của mình để nghiên cứu tâm lý học, dường như đầy quyết tâm học cách giành được cảm tình của cầu thủ và làm sao thọc tay vào túi tiền của các ông bà chủ đội bóng.

Tất nhiên, một số chiến thuật sẽ được đưa vào mỗi trận đấu của mùa giải tới, nhưng Roma - một lần nữa giống như khi họ thay từ Enrique và Zeman sang Garcia và Spalletti - chuyển từ những huấn luyện viên huấn luyện một đội bóng cùng chia sẻ quyền quyết định với nhau trong số tất cả mười một vai trò trên sân (hoặc chỉ tám hoặc chín, nếu bạn muốn thực tế hơn), qua một huấn luyện viên dựa vào chất lượng của từng cầu thủ để quyết định điểm số cuối cùng. Nếu bạn có thể gọi những huấn luyện viên như Paulo Fonseca và Eusebio Di Francesco là huấn luyện viên dựa theo hệ thống tập thể, thì một người như Luciano Spalletti hoặc (ở mức độ thấp hơn một chút) Rudi Garcia sẽ nằm ở phía đối lập đó là huấn luyện viên dựa theo áp đặt mệnh lệnh. Mourinho lại tuyệt vời nằm đâu đó ở chánh giữa 2 thể loại trên.
AS Roma v Empoli FC - Serie A

Photo by Giuseppe Bellini/Getty Images
Chúng ta đã đề cập đến những ưu và nhược điểm của huấn luyện theo mệnh lệnh trong nhiều bài viết về Spalletti; Nói ngắn gọn là, mỗi cầu thủ đều được hướng dẫn cụ thể lối chơi và phải học thuộc lòng từng chi tiết. Huấn luyện viên ra lệnh cho cả đội phải làm gì trong mọi thời điểm, mọi tình huống của trận đấu theo chiến thuật của mình. Đó là một lợi thế lớn cho những cầu thủ thiếu tự tin vào bản thân đủ để tự đưa ra quyết định của riêng mình, nhưng rủi ro sẽ đến khi những cầu thủ trẻ, tài năng được kỳ vọng sẽ thay thế được hoàn toàn những ngôi sao giàu kinh nghiệm mà phải thể hiện được cùng vai trò trong lối chơi của tập thể, với cùng một mức phán đoán chính xác và cùng một mức độ hiệu quả khi thi đấu.

Huấn luyện viên theo cách áp đặt phương pháp trên sẽ gặp khó khăn khi chúng ta hi vọng một Stefano Okaka trẻ tuổi sẽ ra mắt ở Serie A và thi đấu tiền đạo với cùng hiệu quả tương tự như đội trưởng Francesco Totti (thậm chí còn tan nát thêm khi cạnh khóe Okaka rằng nếu anh lái Audi R8 đi tập thì muôn đời khỏi thi đấu cho Roma - một drama áp đặt của Luciano Spalletti). Tình huống này hãy khoan đề cập đến khoảng cách về kinh nghiệm, thực tế là dù có là Totti khi nghe điều này thì chắc chắn cũng bị tâm trạng ức chế với các đồng đội.

Tâm trạng ức chế đó có thể hủy diệt một cầu thủ trẻ, hoặc thậm chí có thể phá tan sự nghiệp của một cầu thủ ngoại quốc tuy giàu kinh nghiệm, nhưng chưa kịp hòa nhịp cùng câu lạc bộ. Và canh bạc cảm xúc đó cũng đè nặng ở phía huấn luyện viên, vì huấn luyện theo mệnh lệnh thường dựa vào sức hút của huấn luyện viên (dù làm vậy có thể đúng hoặc sai, nhưng thường cách này là đúng); nếu HLV muốn tất cả thể hiện lối chơi của mình, họ cần có trực giác sắc bén để biết thực sự khi nào là giới hạn trong mối quan hệ với cầu thủ của mình. Khi họ thực sự làm được như vậy, thì đây không phải là một điều xấu. Nhưng nó sẽ là giọt nước tràn ly mạnh mẽ xảy đến với toàn tập thể khi huấn luyện viên cứ suốt ngày kiếm chuyện với cảm xúc của các cầu thủ.
Giai đoạn vừa qua, chúng ta nếm đủ đỉnh cao - vực sâu với mọi huấn luyện viên trong thời kỳ Roma của Mỹ, bao gồm cả khi Roma của Rudi Garcia ngoạn mục lật ngược số phận, khi sức mạnh lớn nhất của ông là niềm tin tuyệt đối cho Rome với tư cách là một câu lạc bộ, một thành phố và niềm tin đặt vào các cầu thủ. Bạn không thể tìm thấy một câu lạc bộ nào bền chắc hơn như dưới thời Rudi Garcia. Ông ta là một kẻ ngoan cố, nguyện chung thân mà cống hiến cho Roma. Nhưng khi lối chơi của Rudi Garcia bị Bayern Munich “bắt bài” trong trận đấu tại Champions League hủy diệt Giallorossi ngay tại Olimpico, theo quan điểm của Francesco Totti, Garcia đã không bao giờ có thể vượt qua được cảm xúc sau thất bại đó và lấy lại tinh thần cho toàn đội.

Giờ đây, các cầu thủ hiểu rằng Garcia với tư cách HLV rõ ràng đã lung lay niềm tin vào chính mình, và đội bắt đầu xuống dốc từ một thứ bóng đá dễ dự đoán (nhưng không thể ngăn cản) sang một loạt trận hòa 1-1 hỗn loạn và dường như vô tận, ngồi xuyên suốt mà xem những trận đấu này thật sự đau đớn. Làm sao một thứ đang đẹp đẽ như vậy lại có thể trở nên xấu xí trong một thời gian ngắn đến thế? Đó là thứ bóng đá rập khuôn đá quá đáng theo chỉ đạo của HLV; trong chừng mực Roma tìm kiếm không gian và sự sáng tạo, chỉ có Miralem Pjanic và Francesco Totti mới được đá tự do, và Gervinho (hoặc sau này là Salah) mới được phép di chuyển bao sân. Thêm nữa thực tế là huấn luyện theo phương pháp áp đặt có thể khiến cả đội thi đấu khập khiểng mỗi khi bị gặp các đội bóng được quản lý bằng phương pháp trao quyền quyết định lối chơi cho tập thể của các cầu thủ.

Tuy nhiên, trong khi các huấn luyện viên lựa chọn phương pháp cho phép tập thể cầu thủ quyết định lối chơi như EDF và Fonseca tìm cách chia sẻ trách nhiệm giữa các vị trí trên sân (thay vì từng cầu thủ cụ thể), thì những lời chỉ trích nhắm đến các huấn luyện viên như Fonseca, Di Francesco và những người tương tự theo phương pháp này, là toàn đội kiểu gì cũng sẽ phụ thuộc vào phong độ của từng cá nhân! Nếu cứ tiếp tục làm như tất cả các vai trò của cầu thủ trong đội đều như nhau, bạn chỉ đang rao giảng một sự thật phù phiếm không hơn không kém rằng sáng kiến này là của HLV, trong khi chúng ta đều biết công lao thuộc về các cầu thủ.

Chúng ta đã tận mắt chứng kiến Roma của EDF trở nên phụ thuộc vào phong độ của Aleksandar Kolarov và Edin Dzeko như thế nào để đưa Roma đến hầu hết những chiến thắng quan trọng. Điều đó không bao giờ nằm trong chiến thuật của EDF, tập trung thật nhiều vào cầu thủ phòng ngự làm bóng và tiền đạo cắm di chuyển dạt cánh để quyết định lối chơi (tùy thuộc vào việc phát động tấn công qua cánh trái hay cánh phải) thay vì toàn đội triển khai lối chơi để ghi bàn thắng sau cùng.

Đôi khi chúng ta cũng thấy đội bóng của EDF phụ thuộc quá nhiều vào Diego Perotti và Alisson, mặc dù điều đó là phù hợp với chiến thuật trong cả hai trường hợp. Tuy nhiên, bạn luôn có thể cho rằng liệu Perotti thực sự có đủ chuyên môn để thực hiện một vai trò quan trọng như vậy trong đội hay không. Giống như Leonardo Spinazzola dưới thời Paulo Fonseca, Perotti là một cầu thủ cầm bóng xuất sắc để đội triển khai lối chơi hoặc câu giờ, nhưng lại thiếu hiệu quả trong những quyết định ở khu vực một phần ba sân gần khung thành đối phương.

Đó là một thiếu sót lớn đối với đội hình của EDF khi về cơ bản được xây dựng xung quanh một hình mẫu Francesco Totti thời trẻ đã để lại nhiều ấn tượng cho đồng đội Di Francesco của anh (chơi như một tiền đạo cắm dạt về bên trái dưới thời Zeman), với kỹ năng sẵn có của một rifinitore (cầu thủ kiến thiết bàn thắng siêu hạng) như Totti ở khu vực một phần ba sân gần khung thành đối phương đã chứng mình Totti là người tạo ra khác biệt cho cả quá khứ, hiện tại và tương lai.

EDF đã biến những gì ông quan sát trên sân khi còn là một cầu thủ đưa vào ý tưởng của ông với tư cách là một huấn luyện viên, và ông thậm chí còn cố gắng đẩy Joao Pedro đến những thành tích chưa từng thấy ở Cagliari mùa này vì hình ảnh của những ngày còn là cầu thủ trẻ của Totti đã in sâu vào tâm trí của EDF. Nhưng cuối cùng, khả năng sáng tạo của cầu thủ đó (thường) sẽ cạn kiệt theo thời gian, nó sẽ tạo ra áp lực quá mức để khiến cả đội phải thích ứng lập tức. Vì Perotti, Spinazzola hay Joao Pedro đều không phải Francesco Totti.
Bologna FC v AS Roma - Serie A

Photo by Mario Carlini / Iguana Press/Getty Images

Và vì vậy, Roma bắt đầu trượt dốc trên bảng xếp hạng dưới thời EDF, từ mùa giải 2016-2017 phá kỷ lục của họ dưới sự dẫn dắt của người tiền nhiệm Spalletti - mặc cho đã thể hiện phong độ tốt hơn và tự tin hơn ở đấu trường châu lục theo cách khác xa với Roma của thế kỷ 21 . Còn Cagliari thì rớt ngay xuống khu vực xuống hạng vì chính mâu thuẫn cơ bản đó của triết lý bóng đá EDF: Di Francesco áp dụng lối chơi tập thể nhiều hơn, bằng cách để lại một hậu vệ cánh ở hàng thủ thường xuyên hơn thì sẽ ít đi một cầu thủ khi tham gia tấn công, chiến thuật của Di Francesco sống và chết bởi chính chất lượng cá nhân của từng cầu thủ ngay tại khu vực một phần ba sân gần khung thành đối phương.

Bạn có thể bỏ qua việc ký hợp đồng với sáu cầu thủ trẻ hoặc đôn lên đội một sáu cầu thủ của học viện đào tạo CLB, nhưng nếu bạn không ký hợp đồng với hai trung vệ triển khai bóng đẳng cấp và hai tiền đạo cắm đẳng cấp thế giới, thì bạn sẽ không đủ điều kiện tham dự Champions League với Di Francesco trong vai trò huấn luyện viên. Và nếu làm vậy có tiết kiệm được ngân sách không — về lâu về dài — và so với đội hình của Luciano Spalletti? Thành thật mà nói, tôi thực sự cũng không biết rõ.

Tôi đã có một năm kỳ lạ khi tôi nhận ra rằng mình đã quá khó khăn với Spalletti và quá tin tưởng EDF. Tuy nhiên, tất cả phải nhờ vào các cuộc phỏng vấn của Sky Calcio Clubs với Max Allegri (và khi Fonseca xuất hiện) để đưa tôi đến thời điểm này. Một câu chuyện dài.

Nhưng nói ngắn gọn là thế này: Tôi có thể là người hâm mộ EDF, nhưng các thành quả của sự nghiệp huấn luyện của ông (cho đến nay) đã tự nói tất cả. Chỉ nói riêng vai trò của Edin Dzeko, trong những năm 2017-2019, đã phải gánh vác trách nhiệm như thế nào để tháo gỡ khu vực một phần ba sân về phía khung thành đối phương và tạo ra không gian cho các đồng đội trẻ và ít hiệu quả xung quanh anh trong chiến thuật Roma dưới thời EDF — một lần nữa, không phải do chiến thuật mong muốn, vì vai trò của Dzeko không bao giờ phải hoàn thiện đến tận như vậy, nhưng cả huấn luyện viên và đồng đội đều ép nó thành hiện thực. Trong khi đó, chúng ta luôn tranh cãi rằng Monchi đã quyết định Patrik Schick là tiền đạo cắm mà EDF cần là một canh bạc đã sai lầm khủng khiếp. Và vì vậy, Roma đã tìm cách giải quyết sự cân bằng này bằng cách tấn công nhiều hơn, chia sẽ quyền triển khai lối chơi giữa các cầu thủ nhiều hơn và tập trung nhiều hơn vào việc truyền bá làm sao chia sẽ quyền triển khai lối chơi giữa các cầu thủ dưới thời Paulo Fonseca từ mùa hè 2019 trở đi.

Nếu chiến thuật triển khai lối chơi của Gasperini và Di Francesco là một phần của cuộc cách mạng triệt để bóng đá Ý vào giữa thâp niên 2010, thì lối chơi của Fonseca hoàn toàn đẩy một đội bóng Serie A ra khỏi vùng an toàn của mình; và dù muốn hay không, vốn dĩ chỉ thu hút tâm lý bài ngoại từ những người theo chủ nghĩa thuần túy Serie A.

Trong hệ thống phòng ngự của Di Francesco, bạn vẫn có thể nhận ra bản sắc bóng đá Ý: một hậu vệ cánh được yêu cầu ở lại phần sân nhà và không được dâng cao quá khu vực giữa sân (trừ khi bạn đang khao khát có được bàn gỡ hòa ở phút 90) trong khi hậu vệ cánh còn lại thì dâng cao. Khi hàng thủ của EDF dâng cao, hậu vệ cánh giữ vị trí ở phần sân nhà sẽ di chuyển vào bên trong cạnh hai trung vệ đồng đội (hoặc thỉnh thoảng khi một trung vệ đã dâng cao, hậu vệ cánh này sẽ di chuyển vào giữa bên cạnh De Rossi và trung vệ còn lại) tạo ra một tuyến sau ba-người-rưỡi thường thấy trong đội hình "bất đối xứng" rất được ưa chuộng của bóng đá Ý, nhưng nếu bạn hỏi tôi thì cũng có điểm trừ như khi chứng kiến Roma khóa chặt đối thủ ngay trên phần sân của họ bằng những pha bắt bẫy việt vị từ tận giữa sân, tuy đẹp mắt nhưng rất nguy hiểm. Nhưng chính nơi EDF thể hiện bản sắc Ý của mình ở khâu phòng ngự, ông cũng tìm cách thoát khỏi chính bản sắc Ý trong khâu tấn công.

Để rồi Roma thậm chí còn thay đổi triệt để hơn với người kế nhiệm (cuối cùng) của EDF: Paulo Fonseca là người từ bỏ truyền thống Ý trong cả tấn công và phòng ngự. Đó đơn giản chỉ là một sự điều chỉnh, nhưng sự điều chỉnh này trong chiến thuật của EDF và Fonseca đã nghiêng sự cân bằng sang tấn công toàn diện và loại bỏ sự phụ thuộc quá nhiều vào chất lượng cá nhân trên khu vực trước khung thành đối phương nhằm phù hợp hơn với ngân sách chuyển nhượng của Roma; điều này đã nhấn chìm sự nghiệp EDF ở Rome.
UC Sampdoria v AS Roma - Serie A

Photo by Getty Images

Fonseca là câu trả lời cho sự thiếu chất lượng hoặc thiếu kinh nghiệm (đôi khi là cả hai) mà Roma phải đối mặt với sự ra đi của Salah và việc Edin Dzeko đã bắt đầu luống tuổi. Thay vì cầu nguyện rằng đánh cược vào các tài năng trẻ như Patrik Schick sẽ được đền đáp, Fonseca chỉ đơn giản là sử dụng nhiều vị trí hơn để tham gia phòng thủ trước các đợt phản công và chỉ đạo họ dâng cao để tham gia vào việc kiểm soát bóng của Roma.

Điều đó có nghĩa là ở cấp độ chiến thuật, Roma của Fonseca hầu như luôn được chỉ đạo để giữ nhiều khoản trống cho hai bên cánh để các hậu vệ cánh Spinazzola và Karsdorp (hoặc Florenzi, Kolarov, Peres) di chuyển lên xuống, tạo cho Roma sự linh hoạt cần thiết trong tất cả các giai đoạn chơi: triển khai lối chơi, phòng thủ và tấn công. Chúng ta nói "hầu như luôn" bởi vì sẽ có ngoại lệ; chiến thuật không bao giờ có thể quyết định tất cả trong một trò chơi may rủi (và đề cao cái tôi) như bóng đá.

Đôi khi một cầu thủ như Pedro đến câu lạc bộ, và Spinazzola thấy mình được hổ trợ tốt hơn bằng cách Pedro di chuyển ra cánh trái để kéo theo cầu thủ kèm người, mở ra một khoảng trống trong sân cho Spinazzola chạy vào và thực hiện một đường chuyền cho tiền đạo. Đôi khi Roma còn thiếu nhân sự hoặc thiếu tự tin thiết lập lại đội hình khi để mất bóng, khi đó Davide Santon xuất hiện để trở thành hậu vệ cánh / trung vệ trong sơ đồ phòng ngự 3-người-rưỡi và để lại hầu hết các nhiệm vụ tấn công cho Spinazzola ở cánh trái. Mẫu số chung ở đây là số phận của hầu hết các đồng đội đều phụ thuộc sự sẵn sàng chịu trách nhiệm của Spinazzola, điều mà Leo đã thể hiện rất xứng đáng ở vai trò cá nhân.

Fonseca đã rất thành công trong việc giao trách nhiệm trên cho hậu vệ cánh trái Ismaily tại Shakhtar, và ông cũng gần như thấu hiểu khó khăn của Spinazzola ở Rome. Đối mặt với một Kolarov đang xuống sức ở một cánh, và một Alessandro Florenzi thường gặp bất lợi trong các pha áp sát, những pha tranh chấp thể lực ở cánh còn lại (hậu vệ cánh của Fonseca chắc chắn phải có khả năng đáp ứng với những yêu cầu thể lực khi tranh bóng và tự mình triển khai bóng qua phần sân đối phương), việc này này khiến cho vị HLV sinh ra ở Mozambique này để cuối cùng đánh cược với ẩn số Spinazzola; một hậu vệ cánh người Ý thuận chân phải sẵn sàng đá cánh trái. Nhưng những mâu thuẫn không kết thúc ở đó.
AS Roma v SSC Napoli - Serie A

Photo by Silvia Lore/Getty Images

Mặc dù Spinazzola cho thấy dưới áp lực, anh có khả năng phòng ngự và đọc trận đấu tuyệt vời (cũng như khả năng sẵn sàng phản công không ai sánh kịp trong đội hình Roma hiện tại), anh vẫn là một cầu thủ thích tấn công nhiều hơn là phòng thủ. Spinny là một cầu thủ hưng phấn lạ kỳ, tự thúc đẩy để vượt qua những hạn chế của bản thân hơn là tập trung vào những thế mạnh sẵn có. Nói theo nhiều cách, thậm chí không liên quan đến bóng đá, đây là một phẩm chất đáng ngưỡng mộ.

Anh ấy thậm chí còn tìm thấy sự đồng cảm ở Fonseca theo nghĩa đó, vì Fonseca thừa nhận “có vấn đề với việc tin tưởng người khác” trong cuộc sống cá nhân, nhưng Fonseca đã chọn bắt đầu sự nghiệp huấn luyện dựa trên nguyên tắc giao quyền quyết định cho các cầu thủ trên sân. Nói theo một cách ngắn gọn và ngọt ngào: nếu trong một vũ trụ khác nơi mà cả Spinazzola và Fonseca đều ít dũng cảm hơn và nhiều vị kỷ hơn, thì Fonseca sẽ chọn trở thành một huấn luyện viên chỉ đạo bằng mệnh lệnh, và Spinazzola sẽ an bài với vị trí hậu vệ phải trong hàng thủ ba người rưỡi.

Như đây là ý trời, nhiều lần trong mùa giải 2020-2021 Spinazzola được yêu cầu chơi ở vị trí không phải sở trường, khi chấn thương tàn phá hàng thủ của Roma và Spinazzola thay thế để chơi như một trung vệ, và không ngạc nhiên khi anh làm hoàn thành nhiệm vụ. Tuy nhiên, khi Kolarov rời khỏi CLB vào mùa hè năm 2020, điều đó có nghĩa là Spinazzola được tự do lựa chọn thi đấu bên cánh trái — do cả theo mong muốn của anh và chiến thuật của Paulo Fonseca. Cùng với thể lực và phong độ khi đó của Rick Karsdorp ở cánh phải, Fonseca đã nhìn thấy thời điểm để tạo ra khác biệt trong vị trí không phải sở trường của anh.
AS Roma v Manchester United - UEFA Europa League Semi Final: Leg Two

Photo by Matteo Ciambelli/DeFodi Images via Getty Images

Cho là trong sơ đồ 4231 hay 3421, kết quả là như nhau: không tính hoặc tính luôn những cầu thủ được phép đá bao sân, Roma luôn sử dụng tối thiểu năm cầu thủ (và đôi khi nhiều hơn) trên hàng công. Đây là điều khiến những người hâm mộ bóng đá truyền thống của Ý cho rằng đội bóng của Fonseca chỉ đơn giản là “không thể chơi như thế này” và mong đợi kết quả khả quan trong suốt một mùa giải Serie A.

Người ta nói rằng những cầu thủ tốt nghiệp từ các học viện của Ý (cho dù những cầu thủ đó là người Ý hay ngoại quốc) được học rằng tự hào là khi chiến thắng trong các tranh chấp cá nhân trên sân và khả năng giành quyền kiểm soát bóng tại những khu vực nguy hiểm trên sân. Bạn có thể tưởng tượng điều đó diễn ra trái ngược như thế nào với đội hình Fonseca đôi khi chỉ có hai hoặc ba cầu thủ ở lại phía sau để nhỡ may Roma bị phản công. Tuy nhiên, giống như phần lớn nội dung của chiến thuật Fonseca©, giải pháp để khắc phục việc này rất đơn giản. Và tôi chắc với bạn, trong thời gian sắp tới, Roma sẽ không bao giờ xem chiến thuật đơn giản như dưới thời Fonseca nữa - “đơn giản” là một lời khen trong bối cảnh này, bởi vì nó thường cực kỳ khó để đúc kết một trò chơi may rủi thành cách diễn đạt đơn giản nhất.

Giải pháp đơn giản để không bao giờ bị thiếu quân số ở phía sau (… mặc dù không phải lúc nào cũng cần thi đấu như vậy) là phòng ngự khu vực và phân công kèm người. Có một số trận đấu mà Fonseca đã cố tình cử một trong những tiền vệ của mình đi kèm một cá nhân cầu thủ đối phương cụ thể (người được cho là tử huyệt của đối phương) nếu điều đó có nghĩa là cần thiết để giết chết tinh thần của đội đối phương. Ví dụ, vào năm 2019, tham vọng của Genoa phụ thuộc hoàn toàn vào bản hợp đồng hào nhoáng với Lasse Schöne (vừa mới chơi trận bán kết Champions League đầy cảm xúc với đội bóng cũ của anh ấy là Ajax) để dẫn dắt lối chơi ở trung tâm hàng tiền vệ của họ.

Fonseca sẽ bố trí Lorenzo Pellegrini theo kèm và khóa chặt Schöne, việc này thường thành công nhưng đôi khi cũng có mất tập trung như pha kiến tạo tầm xa của Schöne cho Goran Pandev trong trận thua 1-3 trước Roma tại Marassi vào đầu năm 2020. Còn những trận đấu với các đội ở khu vực giữa hoặc thấp hơn trên bảng xếp hạng, như Verona, thì Pellegrini hoặc Gonzalo Villar cũng đôi khi sẽ được giao nhiệm vụ kèm người trên. Nhưng đối với các đội có các cá nhân với trình độ ngang nhau hoặc vượt trội, đặc điểm của Fonseca là bỏ qua việc bố trí kèm người và toàn đội sẽ tập trung giành bóng (được gọi là gegenpress (phản pressing – chống phản công) nếu bạn cần một từ thông dụng để diễn tả nó).
AS Roma v BSC Young Boys: Group A - UEFA Europa League

Photo by Paolo Bruno/Getty Images

Khi được thực hiện chính xác, điều đó khiến việc chỉ để lại hai hoặc ba hậu vệ ở phía sau không thành vấn đề, vì về mặt lý thuyết, bạn đang phòng thủ với 10 (hoặc 11) cầu thủ trên khắp sân. Nhưng khi thực hiện sai, nó sẽ khiến đối phương tràn vào nửa sân của bạn và ghi thêm một bàn thắng nữa vào lưới Pau Lopez vì họ đang nhiều người hơn đối thủ. Điều quan trọng cần nhấn mạnh ở đây là, dù bằng cách nào đi nữa, chúng ta sẽ không miễn trừ trách nhiệm của Fonseca với tư cách là một huấn luyện viên cho việc trên.
Nếu các cầu thủ cho thấy rằng về cơ bản họ không biết cách hỗ trợ lẫn nhau và phối hợp với nhau trong việc giành bóng, thì HLV đang gặp vấn đề về huấn luyện ở cấp độ quản lý cầu thủ. Và điều đó đặt ra câu hỏi tương tự mà chúng ta đã hỏi về thời gian của Mourinho ở Spurs trước đó: Các cầu thủ có hay không muốn thực hiện yêu cầu của HLV và bắt đầu hỗ trợ nhau trong bất kỳ chiến thuật hay bất kỳ triết lý bóng đá nào? Hay đơn giản là HLV đã không thể còn quản lý được phòng thay đồ?

Không quản lý được phòng thay đồ có ý nghĩa rất nghiêm trọng dưới thứ bóng đá tập thể. Bởi vì, về cơ bản, nếu các cầu thủ không làm hỗ trợ nhau trong chiến thuật của Fonseca © thì họ không có tư cách là đồng đội, không bàn cãi. Cầu thủ được yêu cầu chia sẻ trách nhiệm với tư cách đồng đội, nhưng rồi sẽ có ai đó trong đội có nhu cầu bộc lộ cái tôi (dù trầm lặng hay rõ nét) để được công nhận là một cá nhân nổi bật. Và đó là thực tế, chẵng ích gì phải che giấu.
Dịch bởi: Nguyen Ngoc Hieu từ Romanista Vietnam