Bài viết này mình sưu tầm có chỉnh sửa từ trang tienkiss.wordpress.com. Trong một ngày lang thang tìm sách sử để cải thiện đầu óc thì mình bắt gặp Nhật Bản duy tân 30 năm. Mình đọc một phần vì tình cảm đặc biệt với đất nước này, một phần vì những cái mình sẽ học được. Tất nhiên không phải để làm những việc đao to búa lớn như thay đổi đất nước, quê hương, mà là học được cái tinh thần, tư tưởng để thay đổi chính những suy nghĩ từ lâu đã già cỗi, trì trệ trong mình.

*Bài viết chỉ ra 3 nguyên nhân tóm lược theo sách nhưng mình tóm tắt lại thành 2 theo ý kiến chủ quan.

“Th m hết lch s nhân loi ra mà coi, đông tây kim c, có quc gia nào ch sa đi trong 30 năm mà được mi hn mt mày, tr nên tt đp như là Nht Bn vy không ?” – trang 25.

Đây là cuốn sách do cụ Đào Trinh Nhất, nhà báo, nhà viết sử Việt Nam sưu tầm, tìm tòi tài liệu trên 20 cuốn mà tổng hợp viết ra, xuất bản lần đầu năm 1936. Sách của cụ Đào viết rất dễ hiểu, trình bày rõ ràng khúc triết, ngôn ngữ và văn phong giản dị nên rất dễ đọc. Các cụ xưa đã dày công nghiên cứu, tổng hợp thu gọn những tinh túy trong cuộc duy tân của Nhật Bản để các thế hệ cùng thời và chúng ta hiện nay biết được phần nào nguyên nhân vì sao đầu thế kỷ 20 Nhật Bản không những thoát nạn thuộc địa phương Tây mà còn đứng trên hàng ngũ các nước liệt quốc. 



Có thể tóm gọn trong 2 nguyên do lớn khiến Nhật Bản duy tân thành công chỉ trong vòng 30 năm, đến năm 1904 – 1905 chiến tranh Nhật – Nga, Nhật Bản giành chiến thắng toàn diện, thuyết phục cả trên biển lẫn đất liền, khiến cả thế giới bàng hoàng Nhật Bản ngang nhiên đứng vào hành ngũ các nước liệt quốc, để rồi tiếp nối chiến tranh thế giới thứ II, Nhật Bản gia nhập khối phát xít đem quân xâm chiếm các nước khác, cả Châu Á, duy chỉ có Nhật Bản được như thế.

1) Nhờ địa lý thiên nhiên và lịch sử mà sinh ra nhiều tính cách đặt biệt. Điều kiện thiên nhiên: Nhật Bản bao gồm nhiều hòn đảo lớn nhỏ hợp thành, bốn bề bao quanh bởi biển mà không quá xa lục địa nên có nhiều điểm thuận lợi là ít có chiến tranh xảy ra. Nhà Nguyên từng 3 lần đem quân đánh Nhật Bản đều bị đánh bại một phần nhờ có bão biển (6 tháng biển lặng, 6 tháng biển động). Dân tộc Nhật có tinh thần dung hòa rất lớn, tên gọi xưa của nước Nhật chính là Đại Hòa, có nghĩa là thâu nhập nhiều tinh túy của văn hóa các nơi để gột, rửa sạch và làm nên bản sắc riêng của họ. 

Phần nữa dân tộc Nhật khởi thủy từ các lục địa đến sinh sống lâu dài mà thành, nên họ có khí chất dũng mãnh của giống người Mông Cổ, tính mạo hiểm của người Mã Lai. Nhờ có tính ưa mạo hiểm cộng với địa lý bao quanh là biển và đại dương, người Nhật từ xưa đã biết đóng tàu bè lớn, dong thuyền đi buôn bán khắp nơi ở khu vực Á Đông. Phong cách Võ sĩ đạo cũng được hình thành từ bản tính của người Mông Cổ được tru rèn hài hòa mà thành, võ sĩ trong xã hội Nhật Bản là hạng nêu cao gương sáng của Đại Hòa hơn hết (trang 63). Chính tinh thần của Võ sĩ đạo đã góp công không nhỏ trong cuộc duy tân tự cường của họ.

“Võ sĩ làm vic rt quang minh chính đi; lúc bình thường đi vi k thù, không h t ra v gì gin hn ganh ghét; lúc chiếđu thì dũng cm, đánh ngay trước mt người ta, ch không chu dùng nhng ngón hèn nhát là đánh ngm giết lén. Ra chiến trường bao gi cũng ung dung vui v; thng trn thì bnh bao hn h, ni tiếng anh hùng dũng sĩ đã đành, còn ri có b thua mang nhc mà chết, thì cũng chết mt cách thái nhiên, gi là chết có v anh đào 死有櫻色, nghĩa là chết mà nét mt vn tươi tn hng hào như bông anh đào khi rng xung cũng gi cái sc thiên nhiên ca nó vyvõ sĩ đo là tinh anh luân lý ca Nht Bn, chính nó hun đúc ra cái nguyên khí quc dân. Vn nước nh đó mà rõ ràng, thói dân nh đó mà cng ci; ni nhng du tích gì sáng t v vang  trong lch s Nht Bn, đu do t gc ngun võ sĩ đo mà phát ra tt c – trang 64.

Điều kiện chiến tranh: Chế độ phong kiến gây nên những cuộc chia đất tranh hùng, chống chọi ganh đua nhau luôn luôn thành ra dùi mài hun đúc được chí bền sức mạnh và nảy ra lắm tài khéo tinh khôn

Chế độ phong kiến của Nhật khác với Việt Nam và Trung Quốc, phải nói là giống như thời Xuân Thu Chiến quốc bên nước Tàu, tức là có thiên tử nhà Chu và các nước phiên ban chư hầu phục. Thời Tân phong kiến của Nhật do Mạc phủ nắm toàn bộ quyền hành, rồi chiến tranh nội bộ cũng nổi lên liên miên, các tướng quân thay đổi nhau cầm quyền, rồi hình thành Triều Nam Triều Bắc, nước Đông nước Tây, nhưng lạ là chiến tranh nhưng dân chúng vẫn an cư lạc nghiệp, văn học, nghệ thuật, thương nghiệp, nông trang … vẫn tấn tới và phát triển, thậm chí nhờ tương tranh mà dùi mài thêm năng lực. Các triều đại cũng biết sắp đặt giáo dục, mở mang văn hóa, rất dày công phu nhất là thời Đức Xuyên. 

2) Tôn chỉ cải cách tư tưởng nhưng "hòa nhập mà không hòa tan"

Người Nhật Bản cũng là dân da vàng, Á đông, cùng chịu ảnh hưởng bởi văn hóa Khổng, Mạnh của Trung Quốc, nhưng không phải họ chép y khuôn, rốt ráo như các dân tộc khác, kể cả Việt Nam, theo nhà báo Phan Khôi: Người Nht theo đo Khng Mnh nhưng h không theo cái hc khoa c, bt chước làm kinh nghĩa, thi, phú th văn chương vô dng, làm m mt. Người Nht theo văn hóa Tàu mà nhng cái d, nhng s mê tín ca người Tàu h không chu theo. Tc người Nht h không tin đa lý, qu thn, đt vàng mã. Nhờ đó tư tưởng h không vướng víu nhng cái ti tăm dơ bn cn phi mất thời giờ để gt sch đi ri mi hp th cái hay, cái tt. Qu tht là vcái trình đ văn minh ca mt nước thế nào, là coi hc thut tư tưởng ca nướy. Mt nước mun ci cách bđu t hc thut tư tưởng mà ra (trang 10).

Dù Mạc phủ có chính sách khóa cửa gần 300 năm nhưng dân tộc họ vẫn tìm tòi học hỏi những cái hay, cái mới từ người ngoại quốc, đặc biệt là nhờ quan hệ buôn bán với người Hà Lan, hình thành một phần nhỏ trí thức thức thời, tấn tới mà góp phần lớn trong công cuộc duy tân dưới thời Minh Trị.

Tóm lại, theo tác giả Nhật Bản đã có những mầm mống phôi thai cho sự duy tân tự cường ngày nay. Nhật Bản tiến hành duy tân từ nhỏ đến lớn, từ trong ra ngoài, từ trên xuống dưới, cụ thể như: 

- Đổi mới chính trị, một năm sau khi lên ngôi Minh Trị tiến hành xóa bỏ chế độ phiên ban, sắp đặt đất nước thành các phủ, huyện, thâu tóm chính quyền về tay trung ương do Thiên hoàng có quyền lực tối cao. 

- Mở mang công cuộc giáo dục theo phương Tây, vừa giáo dục do nhà nước và giáo dục do nhân dân – tức các trường đại học tự do các chí sĩ tiến bộ lập ra. 

+ Hải quân và Lục quân được thành lập theo mô hình của nước Anh và nước Pháp, Hiến pháp thì theo mô hình nước Đức (ban hành năm Minh Trị thứ 23)

+ Kinh tế thương mại theo mô hình của Mỹ. Sau khi Minh Trị lên ngôi, tiếp tục ký tờ điều ước cho phép giao thông, buôn bán với các nước Anh, Pháp, Mỹ, Hà Lan, Y-pha-nho (Ý), Nga … ra sức đổi mới công nghệ, nhà băng, chế tạo, cơ khí nghệ thuật v.v.v cho đến những chuyện y phục tầm thường, tập quán lặt vặt cũng đổi cũ ra mới. 

“Có th ví d như mt cái vườn có ngàn gc cây mt hư khô héo, người Nht là lão làm vườn, đã đào tng gc câđó ling đi, mà trng cây khác mi l tươi tt thế vào. Cách ít lâu, cái cnh nhánh khô lá rng, tiu ty thê lương ca miếng vườn kia đu biếnđđâu hết, gi ta ngó thy toàn là cây l bông thơm, có mun tìm li nhng du tích xưa cũng không còn na. Thit, Nht Bn tr cu canh tân ti vy ln!

Sau đổi mới 30 năm, Nhật Bản bắt đầu diễu võ dương oai, năm 1894 Nhật chiếm Triều Tiên từ tay Trung Quốc thêm phần Liêu Đông, sau các nước ép Nhật nhường Liêu Đông cho Nga đổi lấy Đài Loan. Năm 1900, Nhật tham gia liên minh 8 nước đánh giặc Quyền Phỉ ở Trung Quốc, khiến các nước Âu Mỹ đều tá hỏa ngạc nhiên. Năm 1904 – 1905, cậu bé Nhật chính thức đánh bại gã khổng lồ Nga tại cảng Lữ Thuận, đánh bại hạm đội 80 chiếc tại eo biển Đối Mã, vừa thể hiện sức mạnh của mình, vừa trả thù vụ lấy Liêu Đông năm nọ, đồng thời cũng mở rộng thế lực bành trướng xuống khu vực Châu Á, Thái Bình Dương. Một số nhà nghiên cứu thời điểm đó cũng cho rằng cái mầm họa da vàng bắt đầu từ đây mà ra.

----------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Những đoạn trích lược mình tâm đắc trong sách, có thể đọc hoặc bỏ qua.
“T khi Nht Bn có Võ sĩ đo dng lên, lin có tp tc này, do  quan nim danh d mà ra. Bi võ sĩ Nht th chung danh d th nht. Mt võ sĩ đã cm gươm ra trn thì ch có nước mt là thng hai là chết, ch bi trn là điu nhc nhã cho võ sĩ, hay là đ cho gic bt sng được mình, danh d võ sĩ cũng cm ngt lm. Người võ sĩ anh hùng tt phi tự chết mt cách thung dung, chm rãi, thong th, t nhiên, không mt v tươi cười mà cũng không rên la đau đn. Đã vy mà phi chết trước mt người ta và phi gi l nghĩa hn hoi cho ti khi tt hơi ngã xung mi thôi. Nhà võ sĩ Nht bèn la cách m bng, ch có vy mi là chết có gan, chết sang trng, hp vi tư cách ca con nhà võ. – trang 309.

Mđc tính ca võ sĩ Nht là có máu công phn l lùng. Trơi! H khi h thy mt chuyn gì thit thòi nhc nhã cho quc gia chng tc h, thì máu công phn ca h sôi lên sc sc, không có cái sc mnh nào làm cho ngui lnh đđược. – trang 298.
"Có cách lo toan nào khác hơn là mình t ra mình mnh; h mình mnh thì t nhiên người ta phi nhường bước và coi mình ngang vai bng bc ngay. Tri my chc năm Minh Tr duy tân, Nht Bđã t ra h mnh, nên chi đến năm Minh Tr th 27 (Tây lch 1893), đu hết là Anh quc cùng Nht sa tước cũ, ký t ước mi, không còn có tô gii và quyn lãnh s tài phán na" – trang 109.

Mười mấy năm đầu, Nhật Bản còn phải mướn võ quan Âu Mỹ qua rèn tập và sở đúc súng đạn cũng mướn các nhà chuyên môn ngoại quốc chỉ vẽ trông nom. Nhưng từ năm Minh Trị thứ 15 trở đi, thì mọi việc luyện binh đúc súng gì, người Nhật cũng tự làm lấy hết, không phải mượn tay người ngoại quốc nào nữa. Là vì có nhng thanh niêđi du hÂu M tr vđã rút ngh cÂu M mà t ch công vic luyn binh đúc súng được ri. Hc như h vy mi thit là hc cu nước. – trang 281.

Cũng như ngày họ Nho hóa, Phật hóa, ngày nay Nhật Bản không Âu hóa nhất thiết đâu. Họ vẫn giữ cái cốt cách xưa của họ. Không, không mc du phi Âu hóa còn nhiu, người Nht vn so sánh pháđoán mình Âu châu thô l, không được sâu sc lý thú bng c văn minh ca h. Thế mà họ vẫn phải Âu hóa, là vì sự cần dùng bắt buộc, thời thế bắt buộc, tấm lòng độc lập tự tôn của họ bắt buộc. – trang 356

Hết thy nhng s bt chướđó đu pháđng ra bi cáý chí kiên cường ca người Nht mun tr nên mnh đ vđược t do, vđược t do đ gi ly li sinh hot riêng, tư tưởng riêng ca mình t xưa. Thì ra Nht Bn ch Âu hóđ đương đu vÂu M cho d và đ vn là Nht Bn cho d đó thôi. – trang 359.