Việc người Nhật cách ly nguyên một du thuyền đã khiến một ca bệnh COVD-19 biến thành 454 ca và con số vẫn không ngừng tăng. Tại thời điểm tôi viết bài này, đã có thêm 100 ca nhiễm mới, khiến 12% hành khách trên tàu mang bệnh. Nhật Bản, nói không ngoa, đã đãi một bữa buffet thịt người cho thứ coronavirus mới lạ này. Nghe thật shock, nhưng chỉ con tàu này thôi đã có nhiều ca nhiễm hơn phần còn lại của thế giới khi không tính Trung Quốc.

Đây là một bài học về cách để KHÔNG thực hiện cách ly. Một bài học về việc thủ đoạn chính trị có thể làm cho tình huống y tế khẩn cấp trở nên tồi tệ hơn.

Mục đích của việc cách ly là phân tách người bệnh và người khỏe. Về mặt y tế, điều mà Nhật đáng lẽ đã nên làm là đưa người bệnh rời tàu và cách ly họ đâu đó trên đất liền. Nhưng đây lại không phải là một cuộc cách ly y tế. Đây là vấn đề chính trị.

“Tất cả những chứng cớ chúng tôi có để điều tra đều dựa trên việc cách ly người nhiễm bệnh” Mark Eccleston-Turner, một nhà nghiên cứu luật y tế toàn cầu ở đại học Keele, nước Anh nói. Khi cách ly được thực hiện tùy tiện, không có cơ sở khoa học, thì chúng “trái với nhân quyền”, ông thêm vào.

Ngoài việc vi phạm nhân quyền trầm trọng, cách Nhật Bản làm cũng hết sức phản tác dụng. Nhật hiện tại đã tạo ra ổ dịch COVID-19 lây lan nhanh nhất trong thời gian ngắn nhất.

Bằng việc cách ly người bệnh và người khỏe chung với nhau, chính quyền Nhật đã tạo ra một cái đĩa Petri lơ lửng, một bữa buffet thịt người cho coronavirus. Có lẽ tệ nhất là việc những thủy thủ thuộc giai cấp lao động trên con tàu mới là người phơi nhiễm với virus nhiều nhất, nhưng những hành khách giàu có lại thu hút sự chú ý của truyền thông.




Tôi xem bản đồ minh họa về bùng phát dịch của trường John Hopkins mỗi ngày, và chả biết từ đâu tự nhiên lòi ra một chấm đỏ to tướng ở Nhật. Một hành khách bị bệnh rời tàu ở Hong Kong, biến thành 10, rồi thành 61, và giờ là 454. Đất nước đứng sau Nhật về số ca nhiễm bệnh chỉ có số ca bằng 1/6 con tàu này. Đây là một phần bằng chứng về khả năng lây nhiễm cao của căn bệnh, nhưng cũng là cả về sự cố chấp sai lầm của việc cách ly.

Như bạn có thể thấy ở biểu đồ lây lan dưới đây, con tàu Diamond Princess sắp sửa soán ngôi phần thế giới không có Trung Quốc trong vài ngày tới, và mọi chuyện sẽ còn trở nên tồi tệ hơn. Khó mà tưởng tượng ra viễn cảnh nào khác ngoài việc ai trên tàu cũng sẽ nhiễm bệnh.




Lý do là vì những ca bệnh trên Diamond Princess không hề được “cách ly” đúng nghĩa. Coronavirus được nhân giống bằng cách dâng quần thể người bị cô lập cho chúng xơi tái. Mục đích của cách ly là giữ và giảm số ca bệnh. Như bạn thấy trên biểu đồ, hành động của Nhật tạo ra hiệu ứng ngược lại.

Hành động của Nhật Bản, nếu là vô ý, thì cũng cực kỳ phân biệt giai cấp. Con tàu có 1000 nhân viên phục vụ, phần lớn đến từ những nước đang phát triển. Con số hành khách giàu có là 2700. Hành khách có thể tự “cách ly” trong phòng mình, nhưng thủy thủ đoàn phải chia chung giường ngủ, phòng tắm và nơi ăn uống. Họ có muốn cũng không cách ly được. Họ có nguy cơ nhiễm bệnh cao, và vẫn phải phục vụ những người giàu có.

Kết quả, đương nhiên là, phá hỏng luôn cả việc tự cách ly. Tự nhốt mình trong phòng làm gì khi mà người dâng thức ăn đến mồm bạn lẫn lộn với nhau, và có khả năng cao là mang bệnh? Không một bác sĩ nào sẽ tổ chức hoặc đồng ý cho cách ly kiểu này, vì đây là thảm họa y tế. Nhưng, xin nhắc lại, đây không phải là cách ly y tế, đây là vấn đề chính trị.

Quyết định giữ hành khách và thủy thủ đoàn trên tàu không còn đúng với đạo đức và hoàn toàn không thich đáng. 10 thủy thủ đoàn đã nhiễm bệnh và các thủy thủ đoàn không thể tự cách ly mà ở chung với nhau. Rõ ràng việc này đã gây ra lây nhiễm giữa họ, khiến tất cả rơi vào tình cảnh nguy cấp không chấp nhận được (Michael Mina, nhà nghiên cứu dịch tễ)

Có lý do khiến WHO không khuyến nghị việc cách ly toàn bộ và cấm khách du lịch hay tương tự. Bởi vì nó không hiệu quả. Kết tội 3700 người đã khiến Wuhan bị cô lập không chỉ trái đạo đức mà còn phản tác dụng. Thay vì giữ 61 ca bệnh trong một bệnh viện, Nhật Bản đang giữ 454 ca trên một con tàu mà virus luôn chực chờ. Và đó là chưa tính đến những người cần oxy, máy thở hay chăm sóc y tế.

Bạn sẽ để ý thấy có những nước khác đã giữ số ca bệnh dưới 100 không phải bằng cách cô lập người bệnh và, ví dụ, cách ly toàn bộ nhiều tòa nhà. Trong khi đó, Nhật Bản đang chứng kiến sự lây lan chóng mặt vì mong muốn đầy tính tượng trưng là giữ COVID-19 “không vào đất tiền”. Đây là một lập trường chính trị vô nghĩa để lại hậu quả cho những linh hồn tội nghiệp trên con tàu, và cho sức khỏe cộng đồng ở viễn cảnh chung.

Vào thời điểm chúng ta đúng ra phải đồng lòng trước mối nguy chung, Nhật Bản đã làm coronavirus trở nên tệ hơn. Thật khủng khiếp cho những người trên thuyền, và cái ổ virus khổng lồ Nhật đang ủ nên làm chúng ta sợ hãi.

UPDATE: Vào 19 tháng 2, Nhật đã bắt đầu cho hành khách rời tàu. Vậy là sau hàng trăm ca nhiễm mới, họ cuối cùng cũng chịu để mọi người đi. Thật nguy hiểm, nhưng mối nguy còn lớn hơn nếu kiểu cách ly vô dụng này còn tiếp tục. Với tốc độ này, cả con thuyền sẽ toàn người bệnh nếu người khỏe không được họ cho cách ly. Hành động của chính phủ Nhật Bản là cực kỳ phi nhân tính và nguy hiểm cho tất cả mọi người

UPDATE thêm: Giờ thì hành khách trên tàu đã mang bệnh sang Mỹ, với sự giúp đỡ từ năng lực điều hành kém cỏi của Trump.
________________________________________________
Tác giả: Indi Samarajiva