Nhân sinh và Đạo Đức Kinh - Lão Tử
Hôm nay ngẫu hứng viết tiếp chuỗi bài về Nhân sinh. Có thể nói Đạo Đức Kinh là tác phẩm khá là trọn vẹn viết về nhiều mặt của Nhân...
Hôm nay ngẫu hứng viết tiếp chuỗi bài về Nhân sinh. Có thể nói Đạo Đức Kinh là tác phẩm khá là trọn vẹn viết về nhiều mặt của Nhân sinh, với nhiều triết lý để chiêm nghiệm.
Bài viết này không viết nhiều, chỉ dịch 3 bài thơ trong Đạo Đức Kinh của Lão Tử mà dưới nhân sinh quan của mình, có thể sẽ khác một chút với nhiều bản dịch khác của những tác giả.
----Chương 8: Dị tính----
Người đức cao,
Giống như làn nước;
Nước chảy nuôi vạn vật,
Nuôi mà chẳng tranh,
Mặc nơi nhân thế rẻ khinh mà đến,
Nên gần với đạo.
Người đức cao,
Giống như làn nước;
Nước chảy nuôi vạn vật,
Nuôi mà chẳng tranh,
Mặc nơi nhân thế rẻ khinh mà đến,
Nên gần với đạo.
Người đức cao,
Ở thì tránh xa hoa,
Tâm thì thâm uyên,
Xử thế thì nhân từ,
Lời nói thì chính trực
Chấp chính thì ôn hòa
An bày thì khéo léo,
Hành sự thì hợp thời.
Ở thì tránh xa hoa,
Tâm thì thâm uyên,
Xử thế thì nhân từ,
Lời nói thì chính trực
Chấp chính thì ôn hòa
An bày thì khéo léo,
Hành sự thì hợp thời.
Vì không tranh ai,
Không ưu phiền, không lỗi lầm.
Không ưu phiền, không lỗi lầm.
----Chương 10: Biện Đức----
Biết người là Trí,
Biết mình là Sáng.
Biết người là Trí,
Biết mình là Sáng.
Thắng người là có sức,
Thắng mình là cường giả.
Thắng mình là cường giả.
Biết đủ là giàu,
Gắng làm là có Chí.
Gắng làm là có Chí.
Kiên định thì vững bền,
Chết mà bất diệt là vĩnh hằng.
Chết mà bất diệt là vĩnh hằng.
----Chương 66: Hậu kỷ----
Nước chảy chỗ trũng,
Biển cả làm vua của trăm khe, ngàn sông,
Vì đứng thấp hơn sông khe,
Nên, được tôn là Vương.
Vương giả muốn vững trên cao,
Lấy lời nói mà hạ mình.
Muốn đứng trước dân chúng,
Để tâm mình sau thiên hạ.
Nên thánh nhân,
Hơn người mà không thấy nặng,
Đứng trước người mà không lo sau bị hại,
Vì thiên hạ,
Mà thiên hạ đưa lên trước.
Vì không tranh,
Nên thiên hạ không ai tranh.
Nước chảy chỗ trũng,
Biển cả làm vua của trăm khe, ngàn sông,
Vì đứng thấp hơn sông khe,
Nên, được tôn là Vương.
Vương giả muốn vững trên cao,
Lấy lời nói mà hạ mình.
Muốn đứng trước dân chúng,
Để tâm mình sau thiên hạ.
Nên thánh nhân,
Hơn người mà không thấy nặng,
Đứng trước người mà không lo sau bị hại,
Vì thiên hạ,
Mà thiên hạ đưa lên trước.
Vì không tranh,
Nên thiên hạ không ai tranh.
Quan điểm - Tranh luận
/quan-diem-tranh-luan
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất