Mong ước đơn giản trong 8/3 là cánh đàn ông chúc mừng phụ nữ mà không bị phá đám bởi các chị nữ quyền.
Nhưng 7/3 không phải tối Noel, nên 8/3 đến hẹn lại lên y như rằng lại xuất hiện drama về “quyền phụ nữ” - mà chắc không ít bạn ở đây cũng đọc rồi nên tôi thôi tóm tắt lại.
Kể ra nếu cô Trác Thuý Miêu ra nghị quyết bắt mọi chị em vào bếp rồi các nhà nữ quyền phản đối thì cũng hợp lý. Nhưng cô Trác lại chỉ nêu một lý lẽ giản dị như sau: Một cặp đôi cần phải làm chung nhiều việc, nhưng cô Trác chọn mình sẽ vào bếp bởi vì partner đã “có thể làm tất cả cho tôi, để nâng đỡ và hoà vào tình yêu, tham vọng sự nghiệp của tôi”, thế thôi. Do đó, ở đây vào bếp không hẳn là sở thích, càng không phải hy sinh, mà là I am because you are. In short, là sự công bằng.
Bài toán công bằng do đó không phải đặc sản của chủ nghĩa nữ quyền. Chỉ là có nhiều cách tiếp cận. Có những người muốn cái gì cũng phải chia đều, chia còn chưa đều thì còn phải đấu tranh. Song có những phụ nữ thấy ko nhất thiết, chỉ cần tổng lại công bằng, còn phân bổ ai việc gì tuỳ việc đó ai làm hiệu quả hơn. Xét về tối ưu hoá nguồn lực, chiến thuật sau tốt hơn.
Cũng nói về hiệu quả, có thể dễ dàng chỉ ra nói chung đàn ông làm việc nhà ít hơn phụ nữ, hay thời gian đi làm cũng ít hơn thời gian đi làm + việc nhà của phụ nữ; nhưng liệu ai chứng minh rằng đàn ông đóng góp kinh tế cho gia đình ít hơn phụ nữ không? Tuy công sức pha bột quấy sữa cho con không ai hạch toán, nhưng bột sữa đó mua bằng tiền của ai hình như cũng ít người thống kê % thử? Tiền nong cũng không chỉ là tiền nong, bởi các nhà nữ quyền không tính nốt các ông chồng sẽ phải làm gì, mức độ tập trung, rủi ro khi lăn lộn ngoài đời, hay thời gian tích luỹ năng lực trước đó ra sao để có công việc và số tiền đó? Đến đây một số chị sẽ tự ái giãy nảy lên “vợ chồng gì lại lôi tiền nong ra tính toán”, dù cùng lúc lại thấy rất thường việc “vợ chồng gì mà lôi giờ làm việc nhà ra tính toán" (khi đuối lý thì các chị sẽ tự động sang mode "nói chuyện tình cảm").
Vd trên minh hoạ hai trick lớn nhất trong lập luận của các nhà nữ quyền: 1. Giống ông tổ Marx, họ tưởng ý nghĩa chỉ nằm ở giờ công lao động, chứ không ở cả giá trị trí óc hay phẩm chất của lao động; và 2. họ cần mẫn săm soi các khía cạnh đơn lẻ nhưng lờ đi big picture. Tuy thích tính nhưng khi chi li đến cùng, các nhà nữ quyền thường tính sai.
Tất nhiên cuộc sống chẳng nên chi li, nên một anh chồng tốt dù kiếm bao tiền vẫn nên tôn trọng các đóng góp của vợ và vẫn giúp đỡ việc nhà khi có thể. Song đã biết những điều ngầm hiểu đó thì phụ nữ ngược lại cũng không chi li căn ke 2 bên phải y hệt nhau. Chính các nhà nữ quyền đã mở tung cái rương của Pandore và khuyến khích 2 giới luận tội đối thủ, trần trụi hoá mọi thứ và biến một cử chỉ lẽ ra tự nguyện trở thành nghĩa vụ sám hối hay cây thánh giá để ăn năn. Trong khi, sự công bằng có thể tồn tại vi tế từ trước mà chẳng cần đại ngôn.
HIện giờ chủ nghĩa nữ quyền ở Vn vẫn chưa đủ mạnh, nên vẫn tỏ ra làm hoà với lớp phụ nữ "nữ tính" để tranh thủ sự ủng hộ. Song nếu chú ý thì trong lý luận đã cài sẵn cái bẫy độc tài.
Vd hiện giờ tuy nói không phản đối chị nào "nữ tính yêu bếp", nhưng đã coi chênh việc nhà là biểu hiện của bất bình đẳng - một từ mang hàm ý khá tiêu cực và dường như càng ngày càng trở thành cái nhãn đáng sợ, thì chẳng phải những phụ nữ chấp nhận làm việc nhà nhiều hơn rồi sẽ bị dân nữ quyền coi là các phụ nữ cam chịu bất bình đẳng, và phải gánh ánh nhìn ái ngại chẳng khác gì các phụ nữ chấp nhận bạo hành hay sao? Đã viện tới những diễn ngôn đậm màu công chính như “bình đẳng”, thì chỉ còn phe tiến bộ vs. phe hủ lậu, làm gì có chỗ cho middle ground nữa? Nhìn nữ quyền Tây - cái khuôn đúc cho nữ quyền Việt, thì biết. Khi nữ quyền đã đủ mạnh để dám lộ lông và móng, những phụ nữ “nữ tính kiểu cũ” đã bị đấu tố ngay là “stepford wives” và "gender betrayers", nào còn được hưởng cái xa xỉ về “tôn trọng khác biệt” đâu.
Cho nên người ta phản đối nữ quyền ngày nay đâu vì phản đối quyền cho phụ nữ.
Mà vì, chủ nghĩa nữ quyền ngày nay cổ vũ cho quyền phụ nữ cũng hiệu quả và chân thành ngang Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Triều Tiên cổ vũ cộng hoà, dân chủ, và nhân dân, mà thôi.
Cá nhân mình thấy nữ quyền hay bình đẳng giới là tốt. Nhưng lấy nó làm bình phong cho sự lười biếng (không muốn học nấu nướng, lười làm, ngại chăm con v.v...) thì thực sự là không tốt.
Đoạn gần kết của bài viết khá hợp với suy nghĩ của tôi về chủ đề này, nói đến hoạt động của chủ nghĩa nữ quyền đang dần đẩy xã hội tới một tình thế lưỡng nan. Đó là khi người ta nói quá nhiều về việc "chia việc nhà cho đàn ông hoặc dành việc nhà cho đàn ông" thì tự dưng những người phụ nữ chọn làm việc nhà lại bị xem là ngu ngốc hoặc nặng hơn là cam chịu sự bất bình đẳng. Tôi không hiểu bây giờ tại sao tôi dùng từ đảm đang, tần tảo, hy sinh,... cho một người phụ nữ thì lại bị xem là cổ hủ, là một sự ủng hộ cho bất bình đẳng. Nhưng người ta không biết rằng dễ gì mà một người được xứng đáng với mấy từ đó đâu. Một chuyện ngoài lề, khi tôi đọc Cuốn Theo Chiều Gió thì tôi thực sự ngỡ ngàng với nhân vật Melanie. Một người phụ nữ mềm mại nhưng kiên cường. Một chỗ dựa cho toàn bộ các nhân vật chính trong truyện. Công việc cô ấy làm đơn thuần là chăm sóc gia đình của mình thôi. Nhưng mấy ai làm được.
Có mỗi cái bếp cũng cãi nhau. Đ hiểu kiểu gì. Đấy là kĩ năng sinh tồn chứ đao to búa lớn đ đâu. Giờ bme đi làm, con vào bếp thì lại phát sinh bình đẳng thế hệ? Các em gái được chiều quá đâm hư. Không phủ nhận nó vẫn đang diễn ra, nhưng đến hiện tại, mọi thứ tiến bộ và thay đổi khá nhiều. Nhưng các e gái dùng từ bình đẳng thái quá, cái gì cũng đòi bình đẳng. Vào bếp chưa bao giờ là thứ giới hạn bất kì cá nhân nào cả, mà cần đấu tranh. Vào bếp là thoả thuận của cá nhân với tập thể. Lúc là nam, là nữ, là bố, là mẹ, là con.
Công bằng là khi các bên đạt được thoả thuận mong muốn. Nhằm phát triển không chỉ tập thể, mà cơ hội phát triển cho các cá nhân còn lại. Chứ không liên quan giới nào ở đây cả.
Ui theo mình thì bình đẳng ở đây là quyền lựa chọn, phụ nữ nam giới đều được lựa chọn như nhau và chịu trách nhiệm cho lựa chọn đó như nhau. Ở Việt Nam mình thấy phụ nữ trước kia không có quyền lựa chọn nhiều, giờ đã có nhiều hơn, nhưng rất nhiều người phụ nữ đã chọn hi sinh quyền lợi của mình cho gia đình, cho con cái, cụ thể nhất là mẹ mình, và đó là lý do tại sao mình rất khâm phục các bà mẹ, người phụ nữ Việt nói chung vì đức tính cam cần chịu khổ để nuôi con, và đó là lý do mình thấy mẹ rất đẹp, phụ nữ Việt rất đẹp, còn nước ngoài thì mình chưa quan sát đc nhiều nên ko dám kết luận :))
Tóm lại theo mình bình đẳng là bình đẳng về quyền được chọn lựa , quyết định giữa 2 giới, và không bị phán xét thì là tốt nhất :)) cãi nhau nhiều đau hết cả đầu
Quyền phải đi đôi với nghĩa vụ, ngày 8/3 là ngày của phụ nữ, ngày này của Liên Xô, phụ nữ Lx đổ xuống đường và hô vang khẩu hiệu Stalin vĩ đại , ngày cả biểu tượng tinh thân cũng không có thì chủ trương nữ quyền là 1 hoc thuyết thất bại. Đáng lẽ họ nên lấy một người phụ nữ nào đó làm biểu tượng chứ ko phải lấy 1 ông đực rựa làm biểu tượng, chả khác nào sự quy phục đàn ông vẫn còn trong đầu
Một chuyện ngoài lề, khi tôi đọc Cuốn Theo Chiều Gió thì tôi thực sự ngỡ ngàng với nhân vật Melanie. Một người phụ nữ mềm mại nhưng kiên cường. Một chỗ dựa cho toàn bộ các nhân vật chính trong truyện. Công việc cô ấy làm đơn thuần là chăm sóc gia đình của mình thôi. Nhưng mấy ai làm được.