Nhắm mắt thấy mùa hè” tung poster đẹp như tranh trước giờ G - Topsao
Poster của phim
Dịch khiến cho những cô cậu sinh viên như mình năm nay sẽ không có hè, sẽ không có những chuyến phiêu lưu đến vùng đất mới như những năm trước. Đó cũng là lý do khiến mình chọn bộ phim này để thưởng thức, để thấy những cái nắng ấm mà nóng của mùa hè và để phần nào đó con tim ngừng lưu luyến. Khi mở nắp laptop lên, đăng nhập vào Netflix, xem hết bộ phim, mình nhận ra mình bị "lừa". Bị "lừa" vì bộ phim không chỉ về mùa hè mà còn về một câu chuyện tình của cô gái tên Hạ và chàng trai Akira của mùa Đông, chuyện cha con, và thông điệp của vị nữ đạo diễn Cao Thúy Nhi.
Câu chuyện bắt đầu với khoảnh khắc Nhật Hạ đang ở Nhật, đưa máy lên, đếm 1..2..3..4..5 cùng với sự thay đổi khung cảnh qua mỗi lần đếm. Sau đó, ta sẽ được quay về thời điểm bắt đầu của bộ phim, ở Đà Lạt. Là cô con gái rượu của nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp Nhật Minh (NSƯT Công Ninh), nhưng sớm phải chịu cảnh ly hôn giữa cha và mẹ. Ông đến Nhật, sinh sống và làm việc ở xứ anh đào, đều đặn gửi hình kèm những dòng mô tả về cho cô con gái. Sau một thời gian dài, những tấm hình được gửi cho Hạ không còn những dòng chữ thân thuộc nữa. Hạ, vì lý do nào đó, quyết tâm cất máy ảnh đi, làm tang mẹ và lấy chồng. Nhưng khi biến cố ập đến một lần nữa, Hạ quyết chí đến Nhật để tìm người cha thân yêu. Khi đến xứ sở phù tang, bi kịch vẫn không buông Hạ, nhưng bù lại cho cô một Akira. Họ đi với nhau, giao tiếp qua một phương tiện đặc biệt. Song, ... .
Đây không phải là bài rì-viu những khía cạnh hay, dở, v.v. của bộ phim, mà chỉ là một bài tập làm văn của một cậu sinh viên thích viết về những điều mình cảm nhận được trong những tác phẩm văn học nghệ thuật chuyển động, dưới ánh nhìn của một kẻ nghiệp dư.
Xuyên suốt bộ phim, khán giả có thể thấy được một phong cách mới, một luồng gió mới thổi vào thị trường phim Việt đang ngày càng "lão hóa" bằng những điểm độc đáo mà đến cái tên cũng khác biệt.
Đầu tiên, và thấy rõ nhất, có thể kể đến tiêu chí ba không của vị nữ đạo diễn: không cảnh nóng cháy mắt, không có những cảnh hài hước kì cục, gượng gạo, và không có những ngôi sao sáng giá hạng A. Sở hữu một dàn cast hoàn toàn trẻ trung, không khách mời, thậm chí các diễn đều lần đầu tham gia một dự án màn ảnh rộng, nhưng họ đã "sống" với nhân vật của mình trong 96 phút của bộ phim, thoạt nhìn cứ tưởng đây là một bộ phim tài liệu về một chuyện tình bi kịch có thật mang tên mùa Hạ và Akira. Dù là phim tình cảm, song thoạt nhiên chẳng hề có cảnh va chạm xác thịt nào, thay vào đó là những phân đoạn nên thơ của thị trấn Higashikawa cùng với những "mùi vị" như thay lời yêu muốn nói. Ngoài ra nụ cười của những con người trong bộ phim - một nụ cười tươi rói của tuổi trẻ - cũng góp phần thu hút sự chú ý của người xem thay vì các mô tuýp hài lố lăng ở những bộ phim thị trường khác.
Một thứ không thể thiếu trong bất kỳ tác phẩm nào: âm thanh. Khác với những bộ phim hành động tràn ngập tiếng cháy nổ, tiếng la hét hay những bộ phim tình cảm với những bản tình ca du dương ngọt ngào đầy chất thơ, bộ phim đầu tay của Thúy Nhi chất chứa đầy những âm thanh của đời sống thường nhật mà ta thường bỏ qua. Những âm thanh đơn giản ấy được làm sống động và có "hồn" hơn bao giờ hết qua đôi tai của Chị: tiếng chén dĩa va vào nhau khi chúng ta nấu ăn cho người yêu, người thương lúc họ ngã bệnh; 
Tiếng vòi nước chảy, tiếng va vào nhau canh cách của bộ chén sứ khi ta vào bếp vì người nào đó
tiếng "rẹt..rẹt" khi lên cò film, tiếng màn chập đóng lâu hơn như ý muốn người xem chuẩn bị sẵn sàng đón lấy khoảnh khắc trước mắt lâu nhất có thể;
"Rẹt...rẹt" 
tiếng khóc - một cảm xúc cơ bản nhất của con người từ bấy lâu - được Chị cho phát ra to nhất, rõ nhất như muốn khóc thay cho những điều một người muốn làm nhưng không thể trong tâm thế bất lực; và tiếng hát bài Cha làm con ngựa được vang lên khiến nữ chính lục lại những hồi ức về người cha của mình cùng với đó là những lời dạy, những khoảnh khắc vui đùa. Điều ấy như thay tiếng nỗi lòng của bao người trẻ ngày nay: Một nỗi lòng thèm khát quay về quá khứ, để là một đứa trẻ trong vòng tay rộng lớn và vững chắc được bao bọc từ người Cha.
Tiếng khóc nức nở của Hạ khi hát bài Cha làm con ngựa
Một địa điểm độc đáo được Chị Nhi ưu ái trên màn ảnh, là tiệm film ある日 - If one day. Kỳ lạ thay, cái tên tưởng chừng như không mấy sâu xa này tiềm ẩn một thông điệp từ vị đạo diễn gửi cho tuổi trẻ: Hãy sống cho thật trọn tuổi xuân của riêng mình, vì chỉ có riêng mình mới hiểu được nó và vì để sau này ta không phải thốt lên câu "Nếu một ngày ...". Đồng hành cùng với thông điệp "Nếu một ngày" đó, tiếng đếm "một..hai..ba..bốn..năm!" đóng vai trò như một tiếng nhắc khéo để nói rằng đó là khoảng thời gian để chúng ta lưu lại những cột mốc, những trải nghiệm, khoảnh khắc, hoặc là những điều ta cho là tốt đẹp nhất với mình qua ống kính có độ phân giải cao nhất - đôi mắt.
"Một...hai...ba...bốn...năm! *Tách* Đó là cách con làm quen với chủ thể đó!"
Và những dòng cuối này như tự gửi đến mình để nhắc về khoảng thời gian mình còn tồn tại: "If one day your heart stopped beating, what were the last things you would devote it to?"