Mỗi khi có một người ở địa phương bạn trúng xổ số hay đơn giản hơn là số đề, chúng ta có thể thấy nhiều người thân và bạn bè xung quanh xúm lại nhau mua vé số ở những ngày tiếp theo vì cảm thấy rằng khi một người đã trúng rồi thì cơ hội để mình trúng tiếp là rất cao. Liệu điều đó có đúng không? 

  Rất nhiều người dính vào lỗi này, và họ không nhận thức được rằng đây là một lối ngụy biện mà bản thân mình tự gắn vào trong tâm thức. Những ngươi chơi lô đề nói riêng hay người chơi cờ bạc nói chung cho rằng "sự xuất hiện của một hiện tượng nào đó, có ít khả năng hơn hoặc nhiều khả năng xảy ra hơn sau một chuỗi hiện tượng khác đã xảy ra trước đó." Đấy được gọi là ngụy biện của người chơi cờ bạc hoặc còn gọi là ngụy biện Monte Carlo.
Để làm rõ hơn, mình sẽ lấy một ví dụ thực tế. Giả sử hiện tại bạn đang chơi roulette, khả năng để viên bi rơi vào ô đen và ô đỏ là như nhau. Nhưng chẳng hiểu một ngày như thế nào, viên bi rơi 10 lần liên tiếp vào ô đỏ, vậy lượt tiếp theo bạn sẽ chọn đặt vào màu đỏ hay màu đen. Với điều kiện là viên bi đồng chất không gian lận. Vâng, tới 90% người sẽ chọn màu đen, cho dù bây giờ bạn không chọn màu đen nhưng khi rơi vào trường hợp như vậy, bạn vẫn sẽ chọn màu đen. 90% người chọn màu đen cho rằng xác xuất viên bi rơi vào ô màu đen cao hơn ô màu đỏ do 10 lần trước đó đã vào ô màu đỏ rồi, dù rằng xác suất để viên bi rơi vào đen hay đỏ là 50/50.
  Tức là được hiểu như sau, mỗi lần giao sẽ có hai khả năng xảy ra đen và đỏ.
-> P(Đ) = 0.5 và P(Đen) = 0.5
  Vậy nhưng dù hiểu là như vậy, vẫn có rất nhiều người dính vào lỗi ngụy biện này. 
Nguyên nhân gây nên ngụy biện của người chơi cờ bạc.
1. Hiểu sai về xác suất.
  Dù bạn đã từng học về xác suất hay chưa, điều sau đây vẫn có thể nhận định được một cách dễ dàng. Lấy một ví dụ khác khi bạn tung một đồng xu, khả năng ra mặt hình và mặt chữ là bao nhiêu? 50-50 đúng không? 
Ta có P(H) = 0.5 và P(C) = 0.5
Trên kia là xác suất lần tung đầu tiên của bạn vào mặt hình và mặt chữ. Sau 9 lần tung, ta có được kết quả là 9 lần ấy đều cho mặt hình. Câu hỏi đặt ra cho lần tung xu thứ 10: Sẽ ra mặt hình hay mặt chữ? Và đây là khi mà những con bạc nhầm lẫn, họ nhầm lẫn giữa hai câu hỏi sau:
"Xác suất lần thứ 10 này xuất hiện mặt hình?" =/= "Xác suất lần thứ 10 liên tiếp xuất hiện mặt hình?"
Ta giải câu hỏi thứ hai trước nhé: Xác suất một lần ra mặt hình là P(H) về xác suất 10 lần liên tiếp ra mặt hình là P(H)^10 = 0.5^10 = chưa tới 0.001 tương đương với 0.1%. Thử hỏi xem ai sẽ đặt cược vào một tỉ lệ nhỏ hơn 0.1% cơ chứ.
Vậy nên câu hỏi đúng chính là "Xác suất lần thứ 10 này xuất hiện mặt hình?", và ta chỉ có hai biến cố có thể xảy ra duy nhất trong trường hợp này là P(HHHHHHHHHH)P(HHHHHHHHHC) và đều bằng nhau và bằng 0.5. Khuynh hướng cho rằng 9 lần Hình rồi, sẽ ra Hình tiếp hoặc ra Hình quá nhiều rồi, tiếp theo sẽ ra Chữ hoàn toàn sai. Hai ý nghĩ trên đều là ngụy biện và đều sai.

  Cho rằng một số nào đó sẽ xuất hiện trong tương lai sau khi xem xét một chuỗi sự kiện về con số đó trong quá khứ ( về sự xuất hiện nhiều hay ít của nó) cho thấy sự yếu kém về mức độ hiểu biết về Tính độc lập của xác suất trong các trò chơi trên. Roulete, tung xu, xúc xắc hay thậm chí là xổ số, những biến cố này độc lập không liên quan đến những lượt chơi trước đó.
2. Tâm lý chờ đợi sự khác biệt 
  Tâm lý chờ đợi sự khác biệt là sau một chuỗi dài hoạt động giống nhau xảy ra ở trước, ta có khuynh hướng làm khác đi hoặc hy vọng một sự khác biệt nào đó sẽ xảy ra. Như việc bạn giải những bài toán bằng một cách giải 10 lần liên tiếp, lần thứ 11, bạn sẽ giải nó bằng cách khác.
  Đây là tâm lý rất hay gặp của tất cả mọi người khi mắc vào bất kỳ tình huống nào liên quan đến những xác suất xấp xỉ bằng nhau. Thời đi học, chắc chắn bạn đã từng một lần đánh đúng đáp án A chẳng hạn nhưng rồi xóa đi và khoanh vào C vì thấy rằng "A ra nhiều rồi chắc không ra nữa đâu, C mới có một câu à, không phải C tui đi ăn kít." Và khi phát bài kiểm tra ra mới biết là cô chưa tráo đáp án, tất cả đáp án A đều đúng và rốt cục lại thất hứa không đi ăn kít không. Vâng, đấy là ngụy biện của người chơi cờ bạc. 
Tâm lý này rất dễ xảy ra, lấy ví dụ khác không liên quan đến cờ bạc, xác suất cổ phiếu mà bạn theo dõi lâu nay có khả năng tăng lên và giảm xuống là gần như nhau, nhưng suốt một tuần nay bạn chỉ thấy nó giảm, bạn vội vã mua nó vào với ý nghĩ nó sẽ tăng. Cuối cùng bạn bị trắng tay.
3. Sự bảo chứng của người đi trước
Ta thấy một người trúng lô tô, ta vội vã đi chơi lô tô theo. Một người bạn thân vừa trúng xổ số, ngày mai ta cũng mua 1 cái (mặc dù trong lòng bảo rằng mình giúp đỡ người nghèo nhưng thực chất là vì thấy bạn mình đã trúng.) Sự bảo chứng của người mua đằng trước, hoặc con số đằng trước tạo cho bạn thêm sự tự tin vào ngụy biện của mình. "Hôm qua bạn tôi đánh số đề con 35 trúng, hôm nay chắc chắn ra nữa." 
Hai hiệu ứng tâm lý 2 và 3 trên được tạo ra để đảm bảo sự chắc chắn của ngụy biện giả tạo mà mình tạo ra, khiến ta thanh thản hơn khi nghe theo ngụy biện đó. (Mặc dù là do bạn ngu :( )
Vậy có khi nào ngụy biện của người chơi cờ bạc đúng? 
Có. Nhưng khi này ngụy biện không còn là nguy biện nữa mà là ta phán đoán được lỗ hổng trong trò chơi mà ta đang chơi. Vì những lý luận về ngụy biện trên chỉ đúng khi:
1. Trò chơi là công bằng, tỉ lệ ra các biến cố trong trò chơi là như nhau. Như viên bi phải tròn đều, đồng chất, đồng xu không có mặt nào nặng hơn, vv,vv.
2. Xác suất các hiện tượng phải độc lập. Nên những trò chơi có thể phán đoán được phần tử tiếp theo sẽ không hữu hiệu khi dùng lý luận này như tiến lên hay blackjack. 
Nếu đồng xu hơi nặng về mặt hình, xác suất ra mặt hình lần thứ 10 liên tiếp không phải là 0.001 mà là gần 100%. Thậm chí cho là lần thứ 100 liên tiếp đi chăng nữa. Trường hợp ăn gian như này thì "Ngụy biện không còn là ngụy biện nữa."
Vậy nên, khi chơi cờ bạc, miễn là các cô các bác hiểu được quy luật mình đang chơi, nắm được sự vận hành của trò chơi và điều khiển được lý trí của bạn thân, thì sự tin tưởng vào ngụy biện của người chơi cờ bạc cũng không thật sự là vô ích lắm. Dù sao thì, vẫn là 5 ăn 5 thua mà đúng không.
#fuzzyfuzz