Theo mình quan sát thì ở Việt Nam, và có lẽ cũng do bản chất và tính chất thời gian của nhạc cổ điển thì dòng nhạc này không có nhiều cơ hội được phổ biến cho lắm. Mình bắt đầu tìm hiểu về nhạc cổ điển trong quá trình học piano, và khá khó khăn trong việc tìm tài liệu, thông tin và cộng đồng cùng sở thích để chia sẻ và kết nối. Vì vậy, mình hy vọng bài tổng hợp này sẽ giúp ích cho những người có ý muốn tìm hiểu và kết nối với nhạc cổ điển, và với những người chưa bao giờ quan tâm đến nhạc cổ điển, thì bài viết sẽ góp phần giúp dòng nhạc cổ điển phổ biến hơn.
Mình viết bài này ở vị trí (1) một người không theo ngành âm nhạc – tức là học nhạc không phải chuyên ngành của mình, mình không có kiến thức rộng và sâu về âm nhạc cổ điển, (2) một người đam mê nghe nhạc cổ điển, hiểu biết theo kiểu “cưỡi ngựa xem hoa”, (3) một người có thú vui là tập piano những bản nhạc cổ điển được hơn 10 năm. Vì vậy, bài viết này sẽ tổng hợp những nguồn mà mình khám phá được, vừa mang tính chất cung cấp thông tin, vừa mang tính chất giải trí. Vậy nếu các bạn đam mê nhạc cổ điển có những nguồn, những trang thú vị khác thì chia sẻ cho mình và mọi người nhé!
1. Nguồn thông tin
Trang thông tin âm nhạc cổ điển – nhaccodien.vn

Đây là trang thông tin về nhạc cổ điển bằng tiếng Việt đầy đủ, dễ nhìn, dễ hiểu nhất mà mình tìm kiếm được. Bên cạnh những thông tin, kiến thức về lịch sử nhạc cổ điển, nhaccodien.vn còn mang đến thông tin về các nhạc sĩ, các nghệ sĩ, những sự kiện liên quan đến nhạc cổ điển, cũng như những tác phẩm cổ điển đặc sắc. Đây thực sự là một trang web hoàn hảo cho những người bắt đầu tìm hiểu và muốn có một cái nhìn khách quan và toàn cảnh nhất về nhạc cổ điển.
Bachtrack – bachtrack.com

Bachtrack mang đến những tin tức mới về những nghệ sĩ, những sự kiện về nhạc cổ điển. Không chỉ có vậy, chúng ta có thể đọc những bài reviews, những articles (bài viết) về dòng nhạc này, cũng như xem các video trình diễn hoàn toàn miễn phí. Bản thân mình hay xem các vở ballet trên trang web này.
Classical Net – classical.net

Classical Net cũng mang đến kiến thức và thông tin về những nhà soạn nhạc, những reviews và articles liên quan đến nhạc cổ điển. Điểm đặc biệt của trang web này là chúng ta có thể khám phá thêm cả những bản phân tích, khóa học âm nhạc, những phê bình, những cuốn sách về nhạc cổ điển và đặc biệt là những bản nhạc có thể tải miễn phí (cực kỳ hữu ích dành cho những ai chơi nhạc cụ).
OnMusic Dictionary – dictionary.onmusic.org

Giống như cái tên, OnMusic Dictionary là từ điển những từ khóa liên quan đến âm nhạc cổ điển, cực kỳ tiện lợi cho việc tìm kiếm, tra cứu về một loại nhạc cụ, hay một nhà soạn nhạc, hay những ký hiệu nhất định.

Mình biết đến diễn đàn này qua khóa học Exploring Beethoven’s Piano Sonatas của Học viên Âm nhạc Curtis (Curtis Institution of Music) – mình học khóa này trong thời gian nghỉ dịch Covid-19 ở nhà. Trong forum này, mọi người discuss chủ yếu về những khóa học của Curtis Institution, tuy nhiên, kể cả nếu không tham gia khóa học nào thì đọc những Q&A và chia sẻ của mọi người cũng cung cấp rất nhiều thông tin thú vị.
2. Nguồn giải trí
TwoSetViolin

Mình rất rất rất thích TwoSetViolin. TwoSetViolin là kênh youtube được tạo bởi hai chàng trai Brett và Eddy – hai nghệ sĩ violin cổ điển (classical violinists). TwoSet có cả trên Facebook (TwoSetViolin) và trên Instagram (@twosetviolin) với rất nhiều content thú vị, hài hước, sáng tạo về nhạc cổ điển. Niềm hứng thú với nhạc cổ điển của mình sẽ không thể lớn đến thế nếu mình không biết đến TwoSetViolin. Bên cạnh đó, TwoSet mang đến cho người xem những cái nhìn chân thực về quá trình học tập và biểu diễn nhạc cổ điển trong thời đại hiện nay, cũng như có nhiều cuộc phỏng vấn, giao lưu với những nghệ sĩ khác ở những nhạc cụ, những bộ môn khác nhau, cũng như trải nghiệm thực tế tại những nơi như cửa hàng bán nhạc cụ, xưởng sản xuất violin,…
Một trong những subchannel của TwoSetViolin là LingLing 40 hours. LingLing là một nhân vật hư cấu được sáng tạo từ TwoSetViolin. LingLing 40 Hours có trên Reddit với sub r/lingling40hrs và trên Instagram (@lingling40hrs). Trên LingLing 40 hours chủ yếu là những content hài hước về bản chất nhạc cổ điển và những nghệ sĩ nhạc cổ điển, vừa mang tính chất giải trí, vừa rất hữu ích cho những người ‘cưỡi ngựa xem hoa’ trong việc tìm hiểu nhạc cổ điển (giống mình :) )

Classic FM – classicfm.com

Classic Fm là một nền tảng radio online về nhạc cổ điển, là nơi chia sẻ những bài viết thú vị về dòng nhạc này. Classic Fm cũng có trên Facebook (Classic FM) và Instagram (@classicfm) với những chia sẻ hàng ngày về dòng nhạc này. Một nơi khá phù hợp để giải trí với những giai điệu cổ điển, cũng như những tin tức thường nhật.
3. Thông tin về những sự kiện nhạc cổ điển tại Việt Nam
Tại Việt Nam, chúng ta có thể theo dõi những sự kiện giao lưu, những buổi hòa nhạc cực kỳ xịn sò qua những trang sau:
Hy vọng bài viết này mang đến cho mọi người những nguồn thông tin hữu ích và góp phần nào trong việc mở rộng kết nối của nhạc cổ điển đến những người có niềm yêu thích và sự đam mê. Nếu các bạn có nguồn nào thú vị thì đừng quên comment cùng chia sẻ với mình và mọi người nha!