Tất nhiên là bài viết này sẽ nói về nguồn gốc tên gọi của 12 tháng, nhưng trước tiên cần phải nói về hệ thống lịch ngày nay chúng ta đang sử dụng. Ban đầu, lịch của người La Mã chỉ có 10 tháng bởi vì mùa Đông không được tính vào. Nhưng đến khoảng năm 700 trước Công Nguyên, vị vua thứ 2 của La Mã là Numa Pompiliusa đã thêm tháng Một (ban đầu tên Ianuarius) và tháng Hai (ban đầu tên Februarius) vào CUỐI của hệ thống lịch để phù hợp với lịch trình thực tế của Trái Đất quay quanh Mặt Trời. Hai tháng đó lúc đầu chỉ có 28 ngày. Việc tại sao Tháng Một có thêm vài ngày lại là một thứ đã bị lịch sử bỏ quên, có 1 số giả thuyết khác nhau nhưng tất cả đều chưa được kiểm chứng. Vào thời điểm đó, ngày 1 tháng 3 trở thành New Years’ Day. Sau này, vào năm 153 trước Công Nguyên, ngày đầu tiên của một năm được chuyển thành ngày 1 tháng Một. Và tháng Một trở thành tháng mở màn cho một năm mới cũng như bài viết này.
JANUARY (THÁNG MỘT)
Tháng Một thường được xem như là tháng để nhìn nhận lại những gì chúng ta đã bước qua trong năm cũ. Chúng ta gác qua những tiếc nuối và hài lòng với những thành công. Để rồi chuẩn bị hướng tới một năm mới đang đợi chờ. Trong thần thoại La Mã, chúng ta có một vị thần hai đầu tên là Janus. Ông ta được miêu tả như một vị thần có hai cái đầu và hai gương mặt nhìn về 2 phía đối ngược nhau, một nhìn về tương lai phía trước và cái còn lại dành cho quá khứ phía sau.
Janus Greek god of choices. God of Beginnings, Doorways ...

Thần Saturn ban cho Janus khả năng này để có thể nhìn thấu cả quá khứ lẫn tương lai. Tên của ông xuất phát từ một chữ Latin là "Ianua" có nghĩa là cánh cửa, Janus là vị thần của sự khởi đầu và kết thúc. Vậy nên tháng Một (January) đã được lấy tên của ông để đặt theo mang hàm ý là điểm kết thúc của 1 năm và khởi đầu của 1 năm mới.
FEBRUARY ( THÁNG HAI)
Bởi vì ban đầu người La Mã chọn tháng Ba (March) là thời điểm bắt đầu một năm mới nên tháng trước đó sẽ có một ngày lễ gọi là lễ Thanh Tẩy. Lễ hội mà mọi người sẽ được gột rửa theo nghi thức để đón chào năm mới này có tên là Februa (februum nghĩa là thanh tẩy), vậy nên tháng Hai được lấy tên theo nghi lễ này. Thực tế thì có một vị thần La Mã tên Februus, nhưng tên ông ta được đặt theo sau Lễ Februa chứ không phải tháng Hai được đặt theo tên của ông ta.
In ancient Roman religion, Februus was... - The Garden of Pagan ...

MARCH (THÁNG BA)
Tháng Ba được đặt tên theo vị thần chiến tranh Mars. Ở La Mã cổ đại, 1 tháng 3 là ngày bắt đầu mùa hành quân đi chinh phạt - điều đó lý giải tại sao các chiến binh lại "march into battle".
Julius Caesar at War

APRIL (THÁNG TƯ)
Tại sao người ta đặt tên cho tháng Tư là April đến giờ vẫn còn là 1 bí ẩn. Có một giả thuyết được biết đến nhiều nhất là tên của tháng được bắt nguồn từ gốc Latin "aprilis" của từ "aperire" có nghĩa là "mở", thể hiện rằng vào thời điểm này trong năm cây hoa bắt đầu đâm chồi nảy nở mạnh mẽ. Một giả thuyết khác dựa trên "thú vui" đặt tên tháng theo các vị thần của người La Mã, đó là từ Aphrilis có nguồn gốc từ thần Aphrodite, vị thần tình yêu trong thần thoại Hy Lạp.
Venus & Aphrodite by Bettany Hughes review — the It Girl from ...

Vào khoảng năm 450 trước Công Nguyên, tháng Tư trở thành tháng thứ 4 trong năm và chỉ có 29 ngày. Với sự xuất hiện của lịch Gregorian bởi giáo hoàng Gregory XIII vào năm 1582, tháng Tư được thêm vào một ngày và chính thức có 30 ngày như hiện nay.
MAY (THÁNG NĂM)
Tháng thứ năm của lịch dương, May, được đặt theo tên của nữ thần Maia. Thực tế có đến 2 nữ thần Maia. Nữ thần Maia của người Hy Lạp là 1 trong Thất Nữ, bà là mẹ của Hermes, sứ giả của các vị thần. Nhưng người Roman cũng có 1 nữ thần mang tên Maia. Nữ thần của người Roman đặt tên theo từ Latin maius, có nghĩa là lớn, bà là nữ thần của mùa xuân và sự sinh sôi. Bởi vì người Romans đã du nhập  nhiều yếu tố của văn hóa Hy Lạp, 2 vị thần đã được gộp làm 1 và đặt tên cho tháng thứ 5.
Goddess Maia | Journeying to the Goddess

Tuy nhiên có 1 giả thuyết khác cho rằng tên của tháng Năm không liên quan gì đến 2 vị nữ thần này cả. Nhà thơ Ovid cho rằng tên của tháng này đặt theo chữ Latin maiores, tuổi già, để đặt kế tháng Sáu (June), đặt theo chữ iuniores, nghĩa là tuổi trẻ.
Trong tiếng Anh cổ, tên của tháng thứ 5 là: þrimilce. Nghĩa của nó là “ba lần vắt sữa” vì đây là tháng duy nhất trong năm những con bò cho sữa 3 lần trong 1 ngày.
JUNE (THÁNG SÁU)
Vào thế kỷ 17, tên Latin cho tháng thứ Sáu bắt đầu len lỏi vào tiếng Anh, Iūnius, nghĩa là “Juno thiêng liêng,” 1 nữ thần của người La Mã (ở thời điểm đó, dạng viết in của J và I chưa được phân biệt như bây giờ)
Juno (mythology) - Wikipedia

Juno là bản sao của nữ thần Hy Lạp Hera. Trong thần thoại La Mã, cô ta là nữ thần bảo hộ của thành Rome. Bà vừa được biết đến như là 1 nữ thần tàn bạo (trong Virgil’s Aeneid) vừa được biết đến như là nữ thần của hôn nhân và sinh sản. Thực tế, vào mùa Hè thường có rất nhiều đám cưới, người ta thường cưới vào tháng Sáu để hy vọng nhận được phước lành của nữ thần này ban cho vào tháng thiêng liêng của bà.
JULY (THÁNG BẢY)
July được đặt theo tên của Julius Caesar để vinh danh người đã định hình và độc tài trị đế chế La Mã. Khi ngài qua đời, tháng sinh của ngài được đổi tên từ Quintilis thành July. Quintilis nghĩa là “tháng thứ Năm” trong tiếng Latin, đại diện cho chính thứ tự của tháng đó trong hệ thống lịch cũ của người La Mã.
Julius Caesar – Nhà độc tài của nền Cộng hòa La Mã

AUGUST (THÁNG TÁM)
August là tháng thứ tám của lịch người Gregorian, và là tháng thứ sáu của lịch La Mã. Tên Latin ban đầu của nó là Sextilus, nghĩa là “tháng thứ Sáu”. Vào năm thứ 8 trước công nguyên, tháng này được đặt tên August để vinh danh Augustus Caesar, hoàng đế đầu tiên của người La Mã (mặc dù ông cậu Julius Caesar của ngài là người tạo lập và định hình đế chế La Mã nhưng ông đã thiết lập nên 1 cơ chế độc tài và chỉ cai trị được trong 1 thời gian ngắn trước khi bị ám sát. Sau đó Augustus kế vị và tạo ra 1 cơ chế được thượng viện chấp hành, lên ngôi hoàng đế đầu tiên của đế chế La Mã)
Augustus Caesar | MY HERO

SEPTEMBER (THÁNG CHÍN)
September bắt nguồn từ gốc Latin septem-, nghĩa là “bảy”, bởi vì trong lịch nguyên thủy của người La Mã September là tháng thứ 7 của năm chứ không phải thứ 9. Từ tháng Chín đến tháng Mười Hai, tên gọi của các tháng chỉ đơn thuần đặt theo số đếm thứ tự của nó trong lịch La Mã
OCTOBER (THÁNG MƯỜI)
Tương tự tháng Chín, October bắt nguồn từ gốc Latin octo-, nghĩa là “tám”.
NOVEMBER (THÁNG MƯỜI MỘT)
November bắt nguồn từ gốc Latin novem- nghĩa là “chín”.
DECEMBER (THÁNG MƯỜI HAI)
Như đã nói ở trên, December được tạo thành từ gốc Latin decem- nghĩa là “mười”.  
Có thể nhận ra tên của tháng Tư vẫn còn là một dấu hỏi. Tháng Một, tháng Hai, tháng Ba, tháng Năm và tháng Sáu có liên quan đến các vị thần; trong khi đó tháng Bảy và tháng Tám lại được đặt theo tên của 2 người đầu tiên trị vì đế chế La Mã. Và tên của từ tháng Chín đổ về sau chỉ đơn thuần bắt nguồn từ số đếm thứ tự của tháng trong lịch La Mã. Từ đó có thể thấy  sức ảnh hưởng lớn lao của văn hóa La Mã lên người Anh trong thời kỳ cai trị, và dấu ấn của văn hóa Romano-British sinh ra dưới thời kỳ này vẫn chưa và sẽ không bao giờ mất đi.