Tại sao của cải nhân loại lại không ngừng gia tăng. Kể từ thời nguyên thủy, mặc dù trải qua nhiều cuộc chiến tranh tàn phá nặng nề, thiên tai xóa xổ nhiều tài sản lớn mà con người tích lũy được nhưng của cải thế giới vẫn không ngừng tăng lên theo cấp số nhân.
Người ta đã nói nhiều về việc tích lũy tư bản. Quả thật không thể phủ nhận quá trình tư bản đã khiến tài sản của loài người bùng phát số lượng lớn, khi lòng tham tư hữu của cá nhân được khuyến khích và phát huy thế mạnh của nó trong tổ chức xã hội của loài người.
Nguồn gốc của cải của các quốc gia
Kề từ khi châu âu thoát khỏi "đêm trường trung cổ". Sự cởi trói mở rộng từ lĩnh vực tâm linh lan tỏa đến mọi đời sống của xã hội. Con người ngày càng chinh phục nhiều lĩnh vực từ khoa học  xã hội cho đến phát kiến địa lý. Người châu Âu ưa thích mạo hiểm đã rong buồm ra khơi nhằm tìm kiếm vàng bạc và thị trường. Những chuyến đi mạo hiểm này đã đem về cho họ của cải và kiến thức. Từ năm nay qua năm khác, người châu Âu đã nhận ra rằng sự mạo hiểm thoát khỏi vùng an toàn sẽ đem lại nhưng nguồn lợi, của cải vô cùng lớn mà tại vùng đất ban đầu họ sẽ không bao giờ có được.
Cho đến ngày nay, sự mạo hiểm của người châu Âu đã lan tỏa ra toàn thế giới. Người ta không ngừng chinh phục những địa hạt mới của khoa học kỹ thuật. Các start-up công nghệ mới ra đời chinh phục công nghệ mới tiên phong trong việc phục vụ lợi ích loài người luôn dành được những nguồn lợi vô cùng lớn. Các công ty công nghệ dành được giá trị vốn hóa chỉ trong một thời gian ngắn hơn so với các công ty công nghiệp truyền thống cần tới cả trăm năm phát triển.
Nguyên tắc nòng cốt của sự mạo hiểm hay thoát khỏi vùng an toàn sẽ giúp con người nhận thức được lãnh địa mới về nhận thức. Người châu Âu không ngừng thâu tóm tri thức nhận loại và nhân nó rộng ra trên toàn thế giới. Nghành thương mại và hàng hải đã giúp các đế quốc như Anh, Bồ Đào Nha, Hà Lan thống trị các tuyến đường thương mại trên thế giới và khống chế những vùng đất lớn mặc dù đây là những  quốc gia nhỏ bị bao vây bởi các cường quốc lớn hơn nhiều về mặt nhân lực, diện tích.
Sự phát triển lớn mạnh của các quốc gia nhỏ cho thấy sự hiệu quả trong kết nối tri thức và tận dụng lợi thế đòn bẩy tri thức trong phát triển kinh tế. Sự mở rộng các tuyến đường thương mại cho phép hàng hóa lưu thông tự do. Theo các con đường này mà tin tức và tri thức được phổ biến, mở rộng. Nó tạo điều kiện tổng hợp để nhân rộng các mô hình thành công trong việc đẩy mạnh thâu tóm của cải quốc gia.
Trong cuốc sách " Tại sao các quốc gia thất bại" tác giả đã chỉ ra rằng trên thế giới có hai loại mô hình kinh tế chính trị chính là mô hình tiêu diệt sự sáng tạo và mô hình còn lại thúc đẩy sự sáng tạo, chấp nhận các mô hình mới ưu việt hơn. Nơi các nhà học thuyết đề các học thuyết khoa học mới và chứng minh nó. Như các nhà hàng hải đi vòng quanh thế giới đã chứng mình được rằng trái đất hình cầu là chính xác chứ không phải có tận cùng thế giới như quan niệm lúc bấy giờ.
Daron Acemoglu và James Robinson trong cuốn sách đã đưa ra câu trả lời và chứng minh dứt khoát rằng chính những thể chế kinh tế và chính trị do con người tạo ra là nguyên nhân của sự thành công hay không thành công về kinh tế.