A: Ahmad Abubakr
PHẦN 2: ĐẾN VƯƠNG QUỐC DELHI VÀ TÌM ĐƯỜNG SANG TRUNG HOA
______________

Trung Á

Từ biển Caspi, Ibn Battuta đi về phía Đông đến thành phố Bukhara. Ông băng qua biển Aral để đến Bukhara và sau đó là Samarkand. Ở đây ông được gặp Hãn của Hãn Quốc Sát Hợp Đài, Hãn Tarmashirin. Ông là một người Hồi cải đạo. Hãn đã cung cấp tiền bạc, quần áo ấm và lạc đà cho hành trình của Ibn Battuta. Không may thay, chẳng bao lâu sau khi Ibn Battuta khởi hành thì Hãn bị giết chết.
Từ Trung Á, Ibn Battuta đi về phía Nam đến Afghanistan. Ông băng qua vùng núi Hindu Kush và đến sông Indus vào tháng Chín năm 1333. Ông cũng ghi chú lại một sự thật rằng sở dĩ ngọn núi được đặt tên như vậy là do cái chết của những nô lệ người Ấn. Từ đây ông tiếp tục hành trình của mình đến Delhi.
Vua Ấn…thường xuyên vinh danh những người lạ và bày tỏ lòng cảm mến cùng với việc ban cho họ chức sắc cao trong triều. Đa số [họ] là người ngoại quốc. – Ibn Battuta ở Vương quốc Delhi.
Vùng thảo nguyên Trung Á

Nam Á

Đền thờ Fariduddin Ganjshakar
Ibn Battuta băng qua đèo Khyper và đi qua thành phố Pershawar. Ông vượt sông Indus vào tháng Chín năm 1333 và tiếp tục đi về phía Nam đến Delhi. Ông dừng chân một thời gian ngắn ở thành phố Pakpattan để tỏ lòng thành kính tại đền thờ của nhà huyền môn Sufi, Fariduddin Ganjshakar. Từ đây, ông băng qua sông Sutlej và tiếp tục đi về phía Delhi. Ông đi qua Vương quốc Rajput của Sarsatti và thành phố kim cương của họ là Hansi. Ông miêu tả rằng đó là một trong những thành phố đẹp nhất ông từng thấy. Cuối cùng, Ibn Battuta đến Delhi vào năm 1334.
Pháo đài Hansi
Trên đường đến Delhi, ông nghe nói rằng Quốc vương hiện không ở trong thành phố. Thời điểm đó, Vương quốc Delhi cai trị phần lớn diện tích Ấn Độ ngày nay. Lúc này triều đại Tughlaq đang nắm quyền. Quốc vương là Muhammad bin Tughluq, con trai của người lập ra triều đại. Quốc vương được thông báo về cuộc ghé thăm của Ibn Battuta và quyết định thuê ông mà không cần gặp mặt. Ông được giao cho chức thẩm phán và người đảm nhiệm khu vực quần thể Qutb. Khi làm công việc này ông được khen thưởng rất hậu hĩnh. Ông được tặng một món quà ban đầu trị giá 2000 dinar bạc và mỗi năm thêm 5000 dinar bạc nữa. Ông cũng được cấp một ngôi nhà cùng các phụ tá và dịch giả.
Vương quốc Dehli dưới triều đại Tughlaq
Bản thân Quốc vương Muhammad bin Tughluq là một người nguy hiểm. Ông ta là một nhà cầm quyền thất thường, tàn nhẫn, và bạo lực. Ông cũng được biết đến là một người cực kỳ thông minh và hào phóng với những ai trung thành với mình. Chứng hoang tưởng đa nghi cũng là một biểu hiện cầm quyền của ông. Lần đầu Ibn Battuta gặp Quốc vương là khi ông ta quay về Delhi năm 1334. Tất cả người dân và quan chức ra nghênh đón Quốc vương. Quốc vương (được mô tả là một người đàn ông đẹp và cao lớn) ngồi trên ngai vàng khi những người mới tới bước lên hôn tay, giới thiệu và tặng cho ông những món quà. Ngày tiếp theo, Quốc vương sẽ đứng trên lưng voi và quăng vàng vào người dân (theo nghĩa đen).
Ibn Battuta ở lại đây làm việc hàng năm trời. Ông mô tả những luật lệ của Quốc vương là bạo lực và tàn nhẫn không cần thiết. Từng có một thời gian chính Ibn Battuta trở thành mục tiêu của sự đa nghi hoang tưởng từ Quốc vương. Trong thời gian ở lại, ông đã làm bạn với một người đàn ông Hồi giáo sùng đạo. Người đàn ông này không hề quan tâm tới chính trị hay nhà vua. Khi không tuân lệnh Quốc vương, ông ấy đã bị xử phạt rất nặng. Ông bị nhổ hết râu, rồi tra tấn và hành hình bằng những cách thức đau đớn. Tuy nhiên không chỉ có vậy. Bạn bè của ông ấy, bao gồm cả Ibn Battuta cũng bị trừng phạt. Họ bị bỏ đói, tước hết tài sản và phải sống trong hang với một tu sĩ suốt hàng tháng trời, trước khi được tha bổng vì một tội mà họ chưa từng gây ra.
Quốc vương tự do gây ra sự đổ máu…[Ông ta] từng trừng phạt từ tội nhỏ đến tội lớn, mà không tôn trọng ai cả, kể cả người đó là học sĩ, nhà hành đạo hay con cháu quý tộc. Hàng ngày, những người phạm tội bị đưa ra trước hàng trăm khán giá, bị xiềng xích, bị chèn ép và bịt miệng, [họ] bị xử tử, bị đánh đập hoặc tra tấn. – [Ibn Battuta, Dunn, p. 201]
5 tháng sau ông được gọi trở lại tòa án. Lo sợ bị xử tử, Ibn Battuta buộc phải quay lại. Ông được chào đón tử tế, tuy nhiên ông đã chịu đựng Ấn Độ quá đủ rồi. Ông muốn được tiếp tục những hành trình của mình. Ông dâng tấu xin được tiến hành nghi thức Hajj thêm lần nữa (T/N: Hajj – Hành hương về thánh địa Mecca) nhưng bị Quốc vương từ chối. Quốc vương có một nhiệm vụ khác cho ông. Quốc vương muốn ông bắt đầu một hành trình mới sang Trung Hoa, cùng với sứ thần Trung Hoa đang chuẩn bị quay về. Ông sẽ được phong làm sứ thần của Vương quốc Delhi để sang nhà Nguyên ở Trung Hoa. Ibn Battuta không thể từ chới lời đề nghị này. Ông đã hết chịu nổi Ấn Độ và Quốc vương của họ. Thêm vào đó ông còn có cơ hội được chiêm ngưỡng vùng đất mà hầu hết mọi tín đồ Hồi giáo thậm chí còn không thể tưởng tượng nổi. Họ đã khời hành và năm 1341.
Quần thể Qutub, nơi Ibn Battuta chịu trách nhiệm quản lý trong nhiều năm
Năm 1341, Ibn Battuta rời Delhi với tư cách người dẫn đầu của đoàn lữ hành sang Trung Hoa. Bao gồm 1000 binh lính, 200 nô lệ, nhiều người hầu, đào hát để mua vui và rất nhiều cống phẩm để dâng cho hoàng đế Trung Hoa. Trên đường đi, đoàn lữ hành bị tấn công bởi một nhóm phiến quân kên tới 4000 người. Trong khi binh lính hoàng gia chiến thắng được lũ phiến quân thì Ibn Battuta bị tách khỏi đoàn.  Ông bị vài tên thổ phỉ truy đuổi để cướp sạch tài sản trừ quần áo. Sau đó ông bị cướp bắt giữ và bị cướp hết trang phục và giày dép, chừa lại mỗi quần. May thay, ông đã gặp lại đoàn lữ hành vài ngày sau đó.
Cả đoàn đi đến Pháo đài Daulatabad, nghỉ ngơi trong sự an toàn của những bức tường thành. Từ đây họ hướng đến thành phố ven biển Cambay. Tại đây, họ lên bốn chiếc tàu đến thành phố Calicut. Tàu đến Calicut an toàn và được người dân chào đón. Họ tận hưởng lòng hiếu khách của người cai trị ở vùng này. Đáng lẽ sau đó họ sẽ đổi tàu lên ba tàu lớn hơn của Trung Hoa. Tuy nhiên, một cơn bão đã phá hỏng 2 trong số 3 con tàu trước khi Ibn Battuta lên boong. Con tàu thứ ba với tất cả đồ đạc của ông  thì đã ra khơi khởi hành tới Trung Hoa từ trước. Bây giờ Ibn Battuta bị bỏ lại một mình và không một xu dính túi ở Calicut. Ông không có ý định quay lại Delhi. Ông đi đến cảng mà đáng lẽ phải dừng lại nhưng nghe nói con tàu đã bị vua Sumatra bắt giữ. Ibn Battuta không muốn quay về torng sự thất bại. Ông quyết định sẽ tự mình đi đến Trung Hoa.
Tàn tích còn lại của pháo đài Daulatabad

Ở lại Maldives và Sri Lanka

Ông đang sống dưới sự bảo hộ của Jamal-ud-Din, người cai trị Vương quốc Nawayath. Ông đã chiến đấu như một người lính của vương quốc này. Tuy nhiên không bao lâu sau Vương quốc bị lật đổ và Ibn Battuta buộc phải rời đi. Ông phải đi một chặng đường dài để tới Trung Hoa, nhưng trước hết ông phải dừng chân ở Maldives.
Quần đảo Maldives trải dài hơn 100 dặm
Quần đảo Maldives cải đạo sang Hồi giáo kể từ khi nhà vua được cải đạo bời một người Somali Hồi giáo sùng đạo. Các nhà cai trị ở trong vùng muốn tìm một người biết tiếng Ả Rập và các luật lệ Hồi giáo để làm thầm phán tại Maldives. Họ quyết định chọn Ibn Battuta vì những kinh nghiệm của ông. Ông vừa là tù nhân vừa là vị khách đáng kính trọng của Maldives. Ông không được phép rời khỏi đây vì các nhà cầm quyền muốn ông làm thẩm phán. Ông cũng được đối xử như một vị khách quý tộc, được cung cấp đủ các cống vật và người hầu. Ông còn được cưới thành viên hoàng gia Maldives.
Tuy nhiên việc này không kéo dài được lâu. Những quy định nghiêm khắc của ông khiến cho những người dân địa phương không am hiểu quy định của đạo Hồi nổi giận. Để khiến cho mọi việc tồi tệ hơn, thậm chí ông còn tham gia vào chính trị và chống lại nhà cầm quyền. Ông rời khỏi Maldives sau khoảng 9 tháng và tiếp tục hành trình đến Sri Lanka.
Đỉnh núi Adam's Peak ở Sri Lanka, thánh địa của cà người Hồi giáo, Phật giáo và Ấn Độ giáo. Trên đỉnh núi có một vết lõm hình dấu chân. Đối với Hồi giáo đây là dấu chân của Adam; với Phật giáo đây là dấu chân của Đức Phật. Còn với đạo Hindu thì đây là dấu chân thần Shiva.
Lý do chủ yếu khiến Ibn Battuta muốn dừng chân ở Sri Lanka là vì ông muốn thăm núi Adam’s Peak (T/N: nơi hành hương nổi tiếng để bày tỏ lòng tôn kính với các nhà hiền triết, theo đạo Hindu, Phật giáo,…). Ông gặp nhà vua, người rết yêu thích những câu chuyện về cuộc phiêu lưu của ông. Ibn Battuta trèo lên đỉnh Adam’s Peak. Sau vài ngày, ông được nhà vua ban cho một con thuyền cùng nhiều cống phẩm khác và lên đường. Không may ông bị hải tặc tấn công, cướp hết tài sản và bị vứt ông lại bên bờ biển, không một xu dính túi.
Bị nhục nhã một lần nữa. Ông quay về Calticut. Từ đây ông lên tàu đến Maldives một lần nữa. Ông gặp lại con trai mình ở đây nhưng quyết định để lại hai mẹ con trên đảo. Ông lên một con tàu Trung Hoa và thẳng tiến tới đó để nhậm chức sứ thần tại vương triều nhà Nguyên.
Con tàu dừng chân tại thành phố cảng Chittagong. Ở đây ông nghe nói về huyền thoại của người Hồi, Shah Jalal. Ông quyết định đi một chuyến để gặp người đàn ông này. Sau khi gặp được người đó vào năm 1345, Ibn Battuta tiếp tục hành trình của mình.
Hành trình của Ibn Battuta ở Nam Á

Đông Nam Á

Ibn Battuta sẽ dừng chân tại Vương quốc Samudera Pasai vào năm 1345. Tại đây, người cai trị địa phương đã chào đón ông như một vị khách. Nhà vua đã cấp thuyền cho ông tiếp tục hành trình sau vài ngày.
Ibn Battuta dừng chân thêm 2 nơi nữa trước khi đến Trung Hoa, đó là Malacca và Kaylukari.
Cùng năm đó, Ibn Battuta cuối cùng đã đến thành phố Quảng Châu của tỉnh Phúc Kiến, Trung Hoa.
Vương quốc Samudera Pasai